Học sinh đánh nhau, tung clip lên mạng, nhà trường ở đâu?
GiadinhNet - Lại có thêm hai vụ việc nữ sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thị xã Bến Cát, Bình Dương) và Trường THCS Hoàng Văn Thụ (quận 10, TP HCM) đánh nhau, quay clip phát tán lên mạng xã hội gây nhức nhối dư luận. Vai trò của nhà trường ở đâu sau mỗi vụ việc là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi liên tục chứng kiến học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà trường.

Nữ sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ (quận 10, TP HCM) đánh nhau trước khu vực cổng trường. Ảnh cắt từ clip
Học sinh đánh nhau và trách nhiệm của thầy cô
Ngày 22/10, trên mạng xã hội lan truyền clip nữ sinh đánh nhau ngay trước cổng trường cấp II ở TP HCM. Trong clip, một nữ sinh nắm tóc, giúi đầu nữ sinh khác xuống đánh tới tấp. Cả hai nữ sinh đều mặc đồng phục áo trắng, váy xanh đen, đeo khăn quàng đỏ. Đáng chú ý, trong đoạn clip xuất hiện xung quanh hai nữ sinh đánh nhau lại có rất nhiều học sinh đứng xem, chỉ trỏ, bàn tán và cười cợt, trong đó có cả nam sinh. Đoạn clip được xác định là học sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ (quận 10, TP HCM).
Trước đó, vào ngày 21/10, tại khu vực Trường THCS Lê Quý Đôn (phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, Bình Dương) cũng xảy ra vụ đánh "hội đồng" giữa nhóm ba nữ sinh đánh một nữ sinh. Nguyên nhân ban đầu là do mâu thuẫn vì… màu sắc của đôi giày. Trong đoạn clip được quay lại và đưa lên mạng xã hội đều là học sinh của Trường THCS Lê Quý Đôn. Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ học sinh vụ việc đã xảy ra.
Nhận định về hàng loạt vụ việc học sinh đánh nhau, tung clip lên mạng xã hội trong thời gian qua, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội cho biết, phần lớn những em học sinh đánh nhau, tổ chức quay clip rồi tung lên mạng xã hội chưa ý thức được hành vi vi phạm của mình. Ở một số nơi hình thức phạt cũng còn nhẹ, chưa đủ răn đe khiến học sinh chưa hình dung ra được hậu quả việc làm của mình. Đa số các em còn nhỏ, thiếu kỹ năng sống, sự việc xảy ra chỉ bị phạt dưới góc độ nhà trường nên dễ bị vi phạm.
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm: "Trường hợp các em vi phạm lỗi đánh bạn, chưa bị chịu trách nhiệm pháp luật thì nên đình chỉ học có thời hạn, hoặc các em tiếp tục đi học nhưng phải lao động công ích để nhận ra những hành động sai của mình. Qua các sự việc, có thể thấy rằng nhà trường cũng cần phải thay đổi lại phương pháp giáo dục hiện nay, không chỉ học văn hóa mà các em học sinh cần phải học cách tôn trọng người khác, nhất là với bạn bè xung quanh, yêu thương, giúp đỡ bạn bè… có như vậy mới khắc phục được tình trạng bạo lực. Cần đặt trách nhiệm cũng như nêu cao vai trò của hiệu trưởng, giáo viên trong tư vấn, xử lý các tình huống, biết lắng nghe những chia sẻ của học sinh để đưa ra những lời khuyên bổ ích".
Cần tăng cường công tác tham vấn tâm lý học đường
Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân bạo lực học đường hiện nay xuất phát từ nhiều phía, một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người, hoặc hời hợt qua các tiết dạy đạo đức, giáo dục công dân. Mặt khác, do ảnh hưởng từ môi trường bao lực từ phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi mang tính bạo lực… Ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội những đoạn clip bạo lực, những nhân vật "giang hồ online" khiến nhiều học sinh lầm tưởng đó là một trào lưu, học và làm theo những cái xấu đó.
Từ kinh nghiệm của nhà trường nhiều năm nay không xảy ra tình trạng bạo lực học đường, giáo viên phạt đánh học sinh, học sinh gây gổ đánh nhau, TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, bạo lực học đường đều xuất phát từ các nguyên nhân như: đạo đức, kỷ luật, áp lực, bệnh thành tích, môi trường giáo dục... Từ nhiều năm nay, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đều lấy chỉ số hạnh phúc để "đo" cảm nhận của học sinh, các chỉ số này dùng để tham khảo đánh giá chất lượng học tập, giáo viên, cũng như nắm bắt được tâm lý của học sinh.
"Bản thân nhà trường cũng đã không khuyến khích, loại bỏ các hình phạt với học sinh, các em bớt áp lực sẽ cảm thấy thích đi học, yêu mến bạn bè, thầy cô. Đây cũng là lý do mà hiện tượng học sinh đánh nhau, xúc phạm nhau không xảy ra. Mục tiêu giáo dục là học sinh được hạnh phúc và tiến bộ từng ngày, giáo viên ngoài khả năng sư phạm còn là một nhà tâm lý học đường, luôn hỗ trợ học sinh kịp thời và sẻ chia, giúp đỡ các em, phối hợp cùng với gia đình trong giáo dục học sinh", TS Nguyễn Văn Hòa chia sẻ.
Hiện nay, ngành Giáo dục cũng đã ban hành quy tắc ứng xử trong các trường học, cũng như có những biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh trình trạng bạo lực học đường. Tuy nhiên, những biện pháp này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Để làm tốt hơn nữa trong ngăn chặn bạo lực học đường, nhiều ý kiến cho rằng, công tác tham vấn học đường cần được chú trọng. Mỗi trường học cần có các chuyên gia tâm lý tham vấn học đường, hỗ trợ người học, góp phần ngăn chặn bạo lực học đường.
Bộ GD&ĐT vừa có yêu cầu Sở GD&ĐT Bình Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh và xử lý nghiêm vụ nữ sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thị xã Bến Cát, Bình Dương) đánh nhau. Theo Bộ GD&ĐT, học sinh đánh nhau xảy ra ngoài trường học nhưng là hành vi bạo lực, gây rối trật tự công cộng, làm xấu đi hình ảnh đẹp đẽ của học sinh. Chỉ đạo các trường học trên địa bàn tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật, phòng chống bạo lực học đường.
Quang Anh

Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ
Xã hội - 5 giờ trướcDù ngừng hoạt động hơn năm qua, cũng không được cấp phép hành nghề khám chữa bệnh song biển hiệu MELIZA (Trung tâm đào tạo thẩm mỹ công nghệ cao) vẫn treo. Đến trưa hôm qua 14/7, biển quảng cáo này đã được hạ xuống.

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô gây tai nạn lao xuống sông ở Nghệ An
Xã hội - 5 giờ trướcLiên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra chiều 13/7 trên quốc lộ 46A, đoạn qua xã Vạn An, tỉnh Nghệ An, lực lượng chức năng ra quyết định tạm giữ hình sự tài xế để phục vụ công tác điều tra.

Chém vợ trọng thương rồi khoá cửa cố thủ trong nhà
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Sau khi gây án, Trường khóa trái cửa, ngăn cản người thân và lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường.

Đà Nẵng: Khởi tố 7 đối tượng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về tội ‘Lừa dối khách hàng’
Xã hội - 6 giờ trướcTheo cơ quan Công an, thủ đoạn của các đối tượng là thành lập Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng, sau đó tuyển dụng nhóm "bác sỹ" giả để thực hiện các thủ thuật y tế liên quan đến các bệnh về nam khoa, phụ khoa để thu tiền của người bị hại…

Mượn điện thoại bạn nhậu, lợi dụng lúc say lén bán kiếm tiền
Xã hội - 6 giờ trướcLợi dụng lúc bạn nhậu ngủ say, thanh niên ở Cao Bằng lấy cắp điện thoại mang đi bán lấy tiền tiêu xài.

Tìm bị hại và người làm chứng vụ án Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng ở Hà Nội
Xã hội - 6 giờ trướcCơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đang điều tra, giải quyết vụ án “Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng” xảy ra trong các ngày 9/8, 15/8 và ngày 17/8 năm 2024 trên địa bàn TP Hà Nội.

Điểm tốt nghiệp THPT 2025: Bao nhiêu là đỗ, bao nhiêu là liệt?
Xã hội - 6 giờ trướcChỉ còn vài giờ nữa, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ chính thức được công bố. Trước thời điểm quan trọng này, câu hỏi về ngưỡng đỗ tốt nghiệp và điểm liệt đang là mối quan tâm hàng đầu của hàng triệu phụ huynh và học sinh trên cả nước.

Mặc đồ công nhân viễn thông, liều lĩnh cắt trộm cáp giữa ban ngày
Xã hội - 7 giờ trướcNgày 15-7, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đang phối hợp các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ xử lý 2 người liên quan đến vụ trộm cáp viễn thông vừa xảy ra tại tỉnh này.

Chính sách BHYT mới: Bệnh viện chủ động thích ứng, người dân hưởng lợi
Xã hội - 7 giờ trướcLuật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý. Hiện các bệnh viện tại TP.HCM đang tích cực hỗ trợ người dân từ mua thẻ, gia hạn đến giải đáp quy định mới, giúp việc khám chữa bệnh bằng BHYT thuận lợi hơn.

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường
Xã hội - 7 giờ trướcCông an Hà Nội đang triển khai hệ thống camera AI có thể tự động điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông, lực lượng CSGT không cần phải trực tiếp điều hành tại điểm nóng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người giỏi giang, sắc bén
Đời sốngGĐXH - Những người có ngày sinh Âm lịch kết thúc bằng các con số đặc biệt này thường sở hữu khả năng học hỏi mạnh mẽ, trí tuệ sắc bén, tư duy vượt trội và con đường phát triển sự nghiệp đáng kinh ngạc.