Học sinh lớp 1 và 2 thi trực tuyến liệu có thực sự cần thiết?
Con thi trực tuyến, bố mẹ cũng phải thi cùng. Học sinh lớp 4, 5 có thể tự giác làm bài và thành thạo các thao tác trên máy tính, nhưng với học sinh lớp 1 và 2, điều này không dễ.
Những ngày gần đây, nhiều trường tại Hà Nội tổ chức cho học sinh kiểm tra cuối kỳ sau một thời gian "treo lịch thi" do dịch Covid-19, trong đó có cả các trường tiểu học.
Bố mẹ "toát mồ hôi" khi con thi trực tuyến
Chị Phương Mai (Long Biên, Hà Nội) có con học lớp 1 vừa trải qua bài thi trực tuyến chia sẻ: "Thi trực tuyến cả mẹ cả con đều vất vả để hoàn thành bài thi. Các con lớp 1 quen đọc chữ to, nhưng chữ trên đề thi ở máy tính lại quá bé, các con rất dễ nhìn sai. Chưa kể học sinh lớp 1 còn chưa quen với những thao tác trên máy tính nên mất rất nhiều thời gian để đọc được đề thi. Đang thi, máy tính lại bị lỗi, bố mẹ vội vàng đăng nhập bằng iPad cho con thi tiếp, bị gián đoạn nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý của con. Nhưng khi dùng bằng iPad, truy cập vào link của cô cho để thi, camera tự động tắt, lại bị cô nhắc vì sợ gian lận khi thi. Có bạn không làm được bài thì vừa làm vừa khóc, mẹ phải ngồi bên cạnh dỗ".

Nhiều phụ huynh cho rằng không nên thi trực tuyến với những lớp học sinh còn quá nhỏ. Ảnh minh họa.
Chị Hoàng Minh có con học tại một trường tiểu học quận Hai Bà Trưng cho biết trước khi thi chính thức vào tuần tới, vài ngày trước, nhà trường đã tổ chức cho thi thử trên máy tính. Với phần thi viết chính tả, cô đọc và các con nghe, viết lại sau đó bố mẹ sẽ chụp ảnh gửi cho cô chấm điểm. Nhưng do đường truyền mạng không ổn định nên có khi cô đang đọc thì lại bị gián đoạn, các con rất khó nghe để tập trung viết theo.Chị Phương Mai cũng cho rằng với những học sinh lớp 4, 5, khi các con đã có thể sử dụng thành thạo máy tính, có ý thức tự giác làm bài thì có thể áp dụng hình thức thi trực tuyến. Với những lớp nhỏ hơn như lớp 1, lớp 2, việc thi trực tuyến không thực sự hiệu quả.
Anh Nguyễn Quang Khải (Ba Đình) cũng cho biết do dịch bệnh nên gia đình anh đã gửi con về quê với ông bà cách đây hơn 1 tháng, hiện nay Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16 nên anh cũng không tiện về quê đón con. Đến khi nhà trường thông báo sẽ thi trực tuyến, vợ chồng anh lại phải hoay hoay hướng dẫn ông bà, nhờ các bác ở nhà để hỗ trợ con khi thi.
"Ở quê, không phải nhà ai cũng có laptop hay máy tính bảng, nên để chuẩn bị cho buổi thi, phải đi mượn máy tính từ trước, trong buổi thi thử, không có bố mẹ ở cạnh hướng dẫn nên con cũng run và lúng túng hơn. Với những lớp học sinh còn quá nhỏ, việc học trực tuyến đã khó khăn và kém hiệu quả, thì việc thi càng khó khăn hơn nữa. Qua những bài thi chớp nhoáng chỉ 30 phút, có khi đã mất đến 10-15 phút nghẽn mạng, liệu có đánh giá được hết năng lực của các con. Chưa kể nghỉ dịch 1 thời gian dài, nhiều con bị rơi rớt kiến thức nên sẽ khó khăn hơn trong việc thi cuối kỳ", anh Khải nói.
Cân nhắc việc xét lên lớp thay vì thi trực tuyến
Phụ huynh Nguyễn Thu Thủy (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, con gái chị đang học lớp 3 và vừa trải qua buổi thi thử học kỳ vài ngày trước sau thời gian dài nghỉ hè. Buổi thi chính thức sẽ được cô giáo thông báo cụ thể vào tuần tới. Chị Thủy cho biết sau nhiều ngày không đến trường, việc ôn tập lại những kiến thức trong năm học để thi là khó khăn với cả học sinh và phụ huynh.
"Nhiều con trên lớp học rất tốt nhưng đến khi thi thử cũng chỉ đạt 5-6 điểm do kiến thức đã rơi rụng gần hết lại không được các cô hướng dẫn trực tiếp. Bố mẹ giúp con ôn tập ở nhà cũng không thể hiệu quả bằng cô giáo. Nhiều khi cho con học mà cả nhà căng thẳng.
Khi thi thử, dù cô giáo đã chọn khung giờ thi từ 18h30-19h30 để đỡ nghẽn mạng nhưng đường truyền vẫn bị gián đoạn. Thời gian làm bài 2 môn Toán và Tiếng Việt là 60 phút, trừ thời gian lỗi mạng, cô giáo làm trật tự phòng thi online thì chỉ còn khoảng 40 phút làm bài. Thời gian ngắn, nhiều con rất hoảng, mất bình tĩnh khi thi. Chưa kể với những học sinh nhỏ tuổi, chưa quen thao tác trên máy tính, luôn phải có bố mẹ ngồi cạnh hướng dẫn. Con phải ngồi ngay ngắn trong suốt thời gian thi, không quay ngang quay dọc, với trẻ nhỏ nhiều con sẽ cảm thấy căng thẳng, khó chịu", chị Thủy cho biết.
Qua quá trình thi thử, chị Thủy cho rằng việc thi trực tuyến với những học sinh còn quá nhỏ là không hiệu quả, gây những áp lực không cần thiết cho trẻ.
Phụ huynh này nói nên chăng cân nhắc việc xét lên lớp cho học sinh những lớp đầu cấp 1 thay vì thi như hiện nay.
Cô Nguyễn Kim Ngọc, Hiệu trưởng một trường Tiểu học tại Hà Nội, cho rằng với những học sinh lần đầu làm quen với việc thi trực tuyến, hay những học sinh lớp 1, lớp 2 còn nhỏ sẽ cần rất nhiều sự hỗ trợ từ phía bố mẹ và thầy cô khi thi.
Trước một số ý kiến cho rằng nên bỏ qua bài thi cuối kỳ và xét cho học sinh lên lớp để tránh một kỳ thi online chưa thực sự hiệu quả và áp lực cho học sinh tiểu học, cô Ngọc nói điều này có thể thực hiện trong 1 năm học, nhưng cũng cần tính đến những kịch bản xa hơn, trường hợp những năm tiếp theo, học sinh vẫn tiếp tục bị gián đoạn việc học do dịch bệnh hay những điều kiện khách quan khác thì việc cho các em làm quen với thi trực tuyến là cần thiết.
Để thi trực tuyến được hiệu quả, cô Ngọc cho rằng các trường cần chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, đường truyền Internet cũng như cần tập huấn giáo viên, hướng dẫn phụ huynh để có thể đồng hành cùng con.
"Về nguyên tắc nếu không thi các cô sẽ khó đánh giá, cho điểm các con cuối kỳ, không thi nhiều con cũng sẽ có tâm lý không học. Nhưng việc thi trực tuyến trong mùa dịch có thể khiến nhiều học sinh lần đầu làm quen với phương thức này bỡ ngỡ, khó khăn, nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất cho các em, luôn động viên, đồng hành và giáo viên tuyệt đối không được gây áp lực cho các con và phụ huynh trong kỳ thi này", cô Ngọc nói.
Theo VOV

Vụ dùng xe biển xanh để vận chuyển ma túy: Tử hình 2 cựu cán bộ công an
Pháp luật - 5 phút trướcGĐXH - Chiều 2/7, TAND TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm 12 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia liên quan bà trùm Nguyễn Thị Kim Hương (tức Hương "Mẩu").

Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị 'tố' chạy ẩu, dừng đón trả khách và chèn ép xe khác
Đời sống - 18 phút trướcGĐXH - Một đơn vị vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, phản ánh tình trạng xe khách núp bóng xe hợp đồng, hoạt động như xe tuyến cố định gây rối loạn thị trường và tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho an toàn giao thông.

Người phụ nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe bồn
Thời sự - 53 phút trướcGĐXH - Một vụ tai nạn vừa xảy ra trên địa bàn xã Đức Thọ (Hà Tĩnh) khiến người phụ nữ tử vong thương tâm.

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, giải trí Vườn quốc gia Vũ Quang
Xã hội - 55 phút trướcGĐXH - Mục tiêu xuyên suốt của đề án là phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị cảnh quan, văn hóa, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có tuổi trẻ vất vả
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch kết thúc ở 4 số này khi còn trẻ nhiều thăng trầm, vất vả nhưng sau này lại có cơ hội phất nhanh, gia đình hạnh phúc.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH – Xem tử vi tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ về sự nghiệp, tài chính.

Công bố hình ảnh làm giả 70 nghìn chai dầu gió của vợ chồng doanh nhân
Pháp luật - 4 giờ trướcChồng nghiên cứu rồi cùng vợ chỉ đạo nhân viên dùng hoá chất pha chế để sản xuất lượng lớn dầu gió ngoại các loại, tuồn bán ra thị trường, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng.

Chạy theo người lớn qua đường, bé trai bị xe container cán tử vong
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Bé trai trong lúc chạy theo người lớn để băng qua đường đã bất ngờ bị một xe container đang lưu thông đi tới tông trúng. Cú va chạm mạnh khiến nạn nhân bị cuốn vào gầm xe, tử vong tại chỗ.

Đây là cách đơn giản xem hình ảnh quá khứ qua Google Maps gây bão mạng
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Gần đây trên mạng xã hội lan truyền những đoạn video ngắn xem cảnh làng quê, nhà cũ trong quá khứ được nhiều người chia sẻ. Các video đơn giản thu về hàng triệu lượt xem, tạo thành trào lưu (trend) ở nền tảng.

Từ ngày 15/8 tới, người chuyên trách về chuyển đổi số, an ninh mạng nhận tin vui khi được tăng tiền hằng tháng
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định số 179/2025/NĐ-CP, từ ngày 15/8, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng được hưởng mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sốngGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?