Học sinh ngây ngô về lịch sử, GS Văn Như Cương: “Lỗi” từ sự thực dụng
GiadinhNet - Hàng loạt học sinh đã “ngây ngô” khi cho rằng, Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai nhân vật khác nhau, thậm chí coi là anh em, bạn bè của nhau… Điều này một lần nữa cho thấy vấn đề dạy và học môn Lịch sử cần phải được thay đổi, tránh hiện tượng học sinh quay lưng, hổng kiến thức ở môn học này.
Không được coi trọng
Chương trình Chuyển động 24 của VTV1 ngày 11/7 đã phát một clip báo động tình trạng thiếu hiểu biết kiến thức lịch sử của học sinh hiện nay. Các phóng viên của chương trình đã hỏi một số học sinh (độ tuổi bậc THCS) về Quang Trung - Nguyễn Huệ. Một số em cho biết, Quang Trung - Nguyễn Huệ là: hai người khác nhau, có những mối quan hệ như: Hai anh em, bố con, bạn bè cùng chiến đấu??. Một học sinh hồn nhiên: "Quang Trung là tên trường em đang học". Khi được hỏi tên trường, nam sinh trả lời: "Trường em là trường Nguyễn Du".
Khi VTV phát đoạn phóng sự nói trên, dư luận xã hội không khỏi xôn xao trước một thực tế đáng buồn hiện nay của môn Lịch sử. Học sinh có thể quên, nhầm lẫn kiến thức, nhưng sự ngây ngô và “phán bừa” như trên khiến người xem phải phì cười, nhưng ẩn sau đó là sự lo lắng đối với thế hệ học sinh hiện nay, khi mà học sinh đã không mấy hào hứng, thậm chí quay lưng lại với môn Lịch sử.
Tuy nhiên, đối với những người đang công tác trong ngành giáo dục, chuyện học sinh ngây ngô về kiến thức lịch sử như thế không có gì phải ngạc nhiên. TS Vũ Thu Hương - Khoa Giáo dục Tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: “Những câu trả lời ngây ngô của học sinh không có gì là bất ngờ. Môn học Lịch sử đã và đang bị coi nhẹ trong chương trình học phổ thông hiện nay. Bài học về Quang Trung - Nguyễn Huệ xuất hiện ba lần trong suốt quá trình học từ lớp 1 đến lớp 12. Ngoài ra, các bài học này kéo dài và luôn là kiến thức quan trọng hàng đầu trong kì học. Học sinh không ghi nhớ lịch sử cũng xuất phát từ việc học môn Lịch sử không được coi trọng”.
Còn nhớ, cuối tháng 3/2013, hiện tượng học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hiền (TP.HCM) đã đồng loạt xé đề cương ôn thi môn Lịch sử sau khi Bộ GD&ĐT thông báo không thi tốt nghiệp môn này. Một đoạn clip ghi lại cảnh tượng đề cương môn Lịch sử được học sinh xé vụn, tung từ tầng trên xuống trắng xóa cả sân trường. Sự việc này xảy ra ở một trường học, nhưng có thể thấy một bộ phận học sinh “vui mừng” thế nào khi “thoát” môn Lịch sử ở kỳ thi tốt nghiệp.
Đã đến lúc “cải tổ” môn Lịch sử
Từ năm 2014, do được tự chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên rất ít thí sinh chọn môn Lịch sử, nhiều hội đồng thi chỉ có 1 - 2 thí sinh thi Lịch sử, thậm chí nhiều trường “trắng” học sinh đăng ký thi môn Lịch sử. Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết: “Nếu để học sinh lựa chọn thì học sinh sẽ chọn môn thi dễ học. Môn Lịch sử chỉ có 6% học sinh của trường chọn thi trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua. Đa phần học sinh tự chọn môn Địa lý vì trong phòng thi được phép sử dụng Atlat Địa lý. Hơn nữa, kiến thức môn Địa lý dễ học và không nặng như môn Lịch sử”.
Chỉ ra một thực tế hiện nay học sinh “rất sợ” môn Lịch sử, PGS Văn Như Cương - Chủ tịch HĐQT Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết, rất nhiều học sinh sợ phải học môn Lịch sử. Nguyên nhân chính xuất phát từ, chương trình sách giáo khoa, cách dạy, cách học… nhưng chủ yếu là từ suy nghĩ thực dụng của học sinh và gia đình. Học sinh chọn học ban gì, ngành gì, học xong ra trường có xin được việc làm hay không? Chỉ cần nhìn giáo viên dạy Lịch sử của chính các em cũng thấy không muốn theo rồi.
Chia sẻ về giải pháp cho việc dạy và học môn Lịch sử hiện nay, PGS Văn Như Cương cho rằng: “Nếu môn Lịch sử được coi là môn thi bắt buộc, chắc chắn môn này sẽ được học sinh đón nhận. Các trường ĐH, CĐ cũng cần có nhiều ngành tuyển sinh hấp dẫn liên quan đến môn Sử để thu hút học sinh. Ngoài ra, chương trình, sách giáo khoa môn Sử cũng phải hướng tới mục tiêu tạo tính hấp dẫn cho học sinh, có thêm các trang ảnh màu... Những hình ảnh khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho học sinh”.
Theo phản ánh của một số giáo viên dạy môn Lịch sử, hiện nay nội dung sách giáo khoa Lịch sử khá khô khan, nặng nề về sự kiện, nội dung vừa thừa vừa thiếu. Sách giáo khoa và câu hỏi bài tập chỉ chú trọng đến bắt học sinh thuộc bài hơn là tư duy, sáng tạo để vận dụng trong thực tiễn đã làm cho người học chán nản, không muốn học. Đã đến lúc cần có một cuộc “cải tổ” để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong các nhà trường hiện nay.
Trong sách giáo khoa môn Lịch sử ở bậc học phổ thông có nói rõ, năm 1788, trước khi xuất quân tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ chính thức lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Trận chiến đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy là trận chiến lịch sử, được nhắc đến rất nhiều trong chương trình giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy vậy, khi được hỏi đến, một số em học sinh lại đưa ra những câu trả lời ngây ngô, hổng kiến thức.
Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Người đàn ông bị nước cuốn trôi ở Đà Nẵng sau mưa lớn
Thời sự - 1 giờ trướcSau cơn mưa lớn, một người đàn ông tại Đà Nẵng đã bị nước cuốn trôi. Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt cứu nạn.

Rút súng chặn đầu xe trên đèo Đá Trắng, các đối tượng bị tạm giữ
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã lập hồ sơ, tiến hành điều tra bước đầu vụ đối tượng rút súng đe dọa tài xế trên đèo Đá Trắng và bàn giao các đối tượng cùng tang vật cho Cơ quan CSĐT tỉnh Phú Thọ để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xe máy chở ba tông cột điện, hai thanh niên tử vong tại chỗ
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Vụ tai nạn thương tâm xảy ra tối 5/7, trên tuyến quốc lộ 48B, đoạn qua xã Quỳnh Lưu (Nghệ An) khiến hai người chết, một người bị thương nặng.

Khởi tố gần 100 bị can mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Từ năm 2024 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, khởi tố trên 10 vụ, gần 100 bị can phạm tội về mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế.

Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Hà Nội vừa công bố kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành mừng 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là các thông tin liên quan đến thủ tục cấp đổi sổ đỏ theo quy định mới từ 1/7/2025, bạn đọc có thể tham khảo.

Xác định nguyên nhân khiến hai thiếu niên bị chủ quán game đánh dã man vào lúc 2h30 sáng ở TP.HCM
Pháp luật - 4 giờ trướcLiên quan đến đoạn clip ghi lại cảnh hai thiếu niên bị một người đàn ông hành hung tại một tiệm Internet ở TP.HCM lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, chính quyền địa phương đã có báo cáo chính thức làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Từ đêm 9/7, miền Bắc có thể đón mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Sổ BHXH bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất từ ngày 1/1/2026, có giá trị pháp lý như bản giấy; Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa sau những giờ nắng mạnh tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bắc Bộ...

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sốngGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.