Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh phải học quá nhiều Toán và tiếng Việt

Thứ ba, 16:00 09/05/2017 | Xã hội

Tỉnh tổng thời lượng dành cho việc học Toán, tiếng Việt của học sinh tiểu học lên tới gần 62% tổng thời lượng các môn hiện nay. Thế nhưng thực tế học sinh Việt Nam vẫn rất dốt Văn?

TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, tiếp tục góp ý về dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.


TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC.

TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Nhìn vào bảng phân chia số tiết học giữa các môn ở bậc tiểu học theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tôi có nhiều trăn trở. Thời lượng dành cho Toán, tiếng Việt quá lớn.

Cả 5 lớp bậc tiểu học đều dành số tiết nhiều nhất cho hai môn trên. Ở lớp 1, tiếng Việt có 420 tiết một năm, lớp 2 là 350 tiết, lớp 3 là 280. Trong khi đó các môn rèn luyện về thể chất, lối sống, cuộc sống quanh ta chỉ 70 tiết. Vì sao giai đoạn trẻ cần được chú trọng giáo dục để hình thành và phát triển hài hòa thể chất lẫn tinh thần lại phải học quá nhiều ở môn tiếng Việt?

Trong chương trình hiện hành của bậc tiểu học, ngoài thời lượng dành cho việc dạy nội dung chính môn tiếng Việt và Toán, những giờ học hướng dẫn thực chất cũng chỉ để làm bài tập hai môn này. Tỉnh tổng thời lượng dành cho việc học Toán, tiếng Việt của học sinh tiểu học lên tới gần 62% tổng thời lượng các môn hiện nay. Thế nhưng thực tế, học sinh Việt Nam vẫn rất dốt Văn?

Việc đánh giá học tập của học sinh cũng bị thiên về kết quả học tập của Toán, tiếng Việt. Ở cấp THCS, THPT hai môn này được coi là tiêu chí đánh giá học sinh giỏi, tiên tiến, trung bình. Các môn khác chỉ được tính tổng điểm. Ở cấp tiểu học, Toán, tiếng Việt còn có vị thế cao hơn nhiều. Đây là hai môn duy nhất có kiểm tra/thi cuối kỳ, cuối năm để đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Các môn khác không thi, giáo viên chỉ cần đánh giá định tính.

Sự phân bố và đánh giá môn học thiên lệch dẫn đến việc học thêm học nếm, học lệch kéo dài suốt bao năm qua. Chương trình học ở trong trường không nặng nhưng vì muốn điểm cao, cha mẹ vẫn miệt mài cho con đi học lớp nâng cao Toán, tiếng Việt, Ngoại ngữ. Chính điều này đã khiến trẻ mệt mỏi.

Việc đánh giá đổ dồn vào môn Toán, tiếng Việt, Ngoại ngữ, các môn học còn lại mặc nhiên được coi là phụ cũng khiến trẻ em không được học tập các môn khác nghiêm túc.


Bảng phân bố số tiết giữa các môn học hiện nay của chương trình tiểu học Việt Nam.

Bảng phân bố số tiết giữa các môn học hiện nay của chương trình tiểu học Việt Nam.

Chúng ta vẫn biết giáo dục Việt Nam nặng kiến thức, ít thực tiễn. Một trong những nguyên nhân rõ nét là chúng ta đã biến các môn học thực tiễn thành môn phụ bằng chính sự đánh giá thiên lệch này. Học sinh Việt Nam tốt nghiệp đại học nhưng rất kém hiểu biết về Lịch sử, Địa Lý, Sinh vật… Hệ lụy rất rõ nét thể hiện ở chỗ chúng ta suy đoán và hành động nhiều khi rất cảm tính và phản khoa học.

Khi các môn không được đánh giá công bằng, chắc chắn hiện tượng môn chính, môn phụ sẽ xuất hiện và đóng đinh trong suy nghĩ của học sinh, giáo viên và phụ huynh. Từ đó, việc học lệch sẽ xuất hiện và để lại nhiều các hệ lụy.

Hát nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Lịch sử, Địa lý, Sinh vật… là những bộ môn tạo nên hiểu biết và văn hóa con người. Việc coi thường những môn học này chính là nguyên nhân tạo ra sự thiếu hiểu biết và kém văn hóa.


Bảng phân bố số tiết giữa các môn học trong chương trình tiểu học của Phần Lan.

Bảng phân bố số tiết giữa các môn học trong chương trình tiểu học của Phần Lan.

Ở tiểu học của Phần Lan, tỷ lệ các giờ Toán và tiếng mẹ đẻ chỉ chiếm 52%, đặc biệt số giờ học của trẻ Phần Lan ít hơn trẻ Việt Nam 300 phút/tuần. Giáo dục Nhật Bản bên cạnh việc ưu tiên thời lượng lớn nhất dành cho môn tiếng Nhật (360 tiết/năm) thì các môn Thể dục, Cuộc sống đều có thời lượng nhiều thứ hai (135 tiết/năm), tương đương với Toán học.

Tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần trả lại vị thế quan trọng cho những bộ môn vốn được mặc định ngầm là môn phụ. Khi đó, những vấn đề mà giáo dục Việt Nam gặp phải như thiếu tính thực tế, thiên lệch, thiếu hấp dẫn mới có thể được giải quyết.

Ngày 12/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Điểm mới của chương trình là chia giáo dục thành 2 giai đoạn cơ bản (Tiểu học và THCS) và hướng nghiệp (THPT). Chương trình xuất hiện nhiều môn học mới, có phân chia rõ ràng môn bắt buộc và tự chọn; các trường sắp xếp thời gian học từng môn... ( Toàn văn dự thảo ).

Theo TS Vũ Thu Hương

Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những điều cần biết về 3 cây cầu mới trên sông Đáy - cú hích cho giao thương vùng Ninh Bình

Những điều cần biết về 3 cây cầu mới trên sông Đáy - cú hích cho giao thương vùng Ninh Bình

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Những cây cầu vượt sông mới xây dựng xong và đang thi công kết nối 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình nay là tỉnh Ninh Bình, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội.

Diện mạo khang trang, hiện đại của hồ Hoàng Cầu sau một năm cải tạo

Diện mạo khang trang, hiện đại của hồ Hoàng Cầu sau một năm cải tạo

Đời sống - 1 giờ trước

Sau một năm cải tạo, hồ Hoàng Cầu "lột xác" thành không gian xanh hiện đại giữa lòng Hà Nội, với sân khấu nổi và cảnh quan mới dự kiến hoàn thiện vào tháng 8/2025.

Tài xế xe đầu kéo dương tính với ma túy

Tài xế xe đầu kéo dương tính với ma túy

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra nồng độ cồn và test nhanh chất ma túy, lực lượng chức năng phát hiện tài xế Đ. dương tính với chất ma túy tổng hợp.

Hà Tĩnh cho thuê đất ngắn hạn không đấu giá phục vụ phát triển du lịch

Hà Tĩnh cho thuê đất ngắn hạn không đấu giá phục vụ phát triển du lịch

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Nhằm phát triển du lịch trên địa bàn, Hà Tĩnh sẽ cho thuê đất ngắn hạn theo hợp đồng không phải đấu giá quyền sử dụng đất, không cần lựa chọn nhà đầu tư hay yêu cầu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất như các dự án đầu tư dài hạn.

Người đàn ông dùng drone cứu 2 trẻ khỏi dòng nước xiết: 'Tim tôi như rớt ra ngoài'

Người đàn ông dùng drone cứu 2 trẻ khỏi dòng nước xiết: 'Tim tôi như rớt ra ngoài'

Đời sống - 3 giờ trước

“Nước sông như muốn nhấn chìm tất cả. Nếu không kịp thời giải cứu, các cháu sẽ bị cuốn trôi”, anh Trần Văn Nghĩa (Gia Lai) kể lại phút giải cứu 2 cháu bé khỏi dòng nước chảy xiết.

Người phụ nữ bán nước ở bến xe Mỹ Đình xua đuổi, đá hành lý của cô gái đợi xe trên vỉa hè

Người phụ nữ bán nước ở bến xe Mỹ Đình xua đuổi, đá hành lý của cô gái đợi xe trên vỉa hè

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bán nước trên vỉa hè khu vực bến xe Mỹ Đình (TP Hà Nội) có hành vi xua đuổi thô bạo một cô gái đang đứng chờ xe, thậm chí đá vào hành lý của người này, khiến dư luận vô cùng bức xúc. Cơ quan công an đã vào cuộc xác minh.

Vụ người đàn ông cầm vật giống súng bước xuống từ ô tô 7 chỗ đe dọa tài xế xe tải: Tiết lộ nguồn cơn

Vụ người đàn ông cầm vật giống súng bước xuống từ ô tô 7 chỗ đe dọa tài xế xe tải: Tiết lộ nguồn cơn

Pháp luật - 3 giờ trước

Sự việc xảy ra sáng 5/7, tại Quốc lộ 6 – đoạn qua khu vực đèo Đá Trắng (giáp ranh giữa xã Mường Bi và xã Mai Châu, tỉnh Phú Thọ hướng đi Sơn La).

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025

6 điều hộ kinh doanh cần chú ý để tránh truy thu thuế từ 8 / 2025

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Hộ kinh doanh cá thể có thể bị truy thu thuế hàng chục triệu đồng từ 8/2025 nếu không tuân thủ quy định mới.

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?

Cậu bé 'thần đồng lịch vạn niên' lúc 3 tuổi nhớ hàng trăm số điện thoại, cờ 200 quốc gia ở Bắc Ninh hiện ra sao?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Cuộc sống của 'thần đồng lịch vạn niên' Tuấn Minh ở tuổi 17 bình thường, đơn giản như bạn bè đồng trang lứa.

Đi xe bán tải vào lòng hồ cạn, vợ chồng tài xế bị đuối nước tử vong

Đi xe bán tải vào lòng hồ cạn, vợ chồng tài xế bị đuối nước tử vong

Thời sự - 6 giờ trước

Giữa đêm tối, chiếc xe bán tải chở 4 người đi vào khu vực lòng hồ Bến Châu khu Phú Ninh, phường Bình Khê (tỉnh Quảng Ninh) thì bị ngập nước

Top