Học sinh vật vã đăng ký các kỳ thi riêng vào đại học
GĐXH - Chạy đua để có một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực là thực trạng đã diễn ra vài năm trở lại đây. Xu hướng chạy theo các kỳ thi riêng thay vì chờ kết quả xét tuyển của Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến cũng sẽ tiếp tục trong các năm tới và khiến các sỹ tử lớp 12 áp lực lại 'đè' áp lực...

Tiết học của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.
Chạy đua để đăng ký dự thi
Nhật Minh, học sinh lớp 12E, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh (Nghệ An) chia sẻ sự hụt hẫng sau khi không thể đăng ký thành công Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, dù đã dậy từ sớm và ngồi suốt một buổi sáng ở quán Internet.
Không còn lựa chọn nào khác, Minh buộc phải chuyển sang phương án dự thi kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển đại học. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tối ưu, bởi kỳ thi này chủ yếu phục vụ xét tuyển vào hơn 20 trường sư phạm, trong khi kỳ thi của Đại học Quốc gia Hà Nội có hơn 100 trường sử dụng kết quả, với đa dạng ngành nghề hơn.

Tiết học của học sinh Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.
Tình trạng này cũng xảy ra với nhiều học sinh khác tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Trong lớp 12A1 – lớp chọn khối A của trường, chỉ hơn 30 trong số 49 học sinh may mắn giành được suất dự thi. Khánh Linh, học sinh lớp 12A1 cho biết, nhiều bạn trong lớp đã rất buồn vì không thể đăng ký thành công. Bản thân Linh cũng gặp khó khăn khi ngồi từ sáng đến 11 giờ nhưng vẫn không thể hoàn tất đăng ký. May mắn, nhờ có người nhà hỗ trợ, Linh đã giành được một suất tham gia kỳ thi ở lượt thi thứ 5 tại Nam Định. Tuy nhiên, em mong muốn thi tại Hà Tĩnh để tiết kiệm chi phí đi lại, bởi ngoài kỳ thi này, cuối tháng 3 em còn dự thi Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tại Huế.
Võ Tá Lê Cường, học sinh lớp 12A1 chia sẻ, mục tiêu của em trong mùa tuyển sinh năm nay là trúng tuyển vào ngành vi mạch điện tử của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Bách khoa Hà Nội – một ngành có điểm chuẩn cao và tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt. Dù đủ điều kiện xét tuyển theo diện tài năng (học sinh giỏi tỉnh), Cường vẫn muốn tham gia kỳ thi đánh giá năng lực để tăng cơ hội trúng tuyển.
Tuy nhiên, quá trình đăng ký không hề dễ dàng. Ban đầu, khi cố gắng đăng ký vào đợt 3, Cường thất bại. Sau nhiều nỗ lực, em mới may mắn giữ được suất thi đợt 2 tại Trung tâm Khảo thí của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thí sinh tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực tại Trường ĐH Vinh trong năm 2024. Tuy nhiên, năm nay kỳ thi này không được tổ chức tại Nghệ An.
Trước đó, theo thông báo từ Đại học Quốc gia Hà Nội, kỳ thi đánh giá năng lực năm nay dự kiến tổ chức 6 đợt với tổng cộng 90.000 chỗ thi. Tuy nhiên, ngay trong ngày mở đăng ký đầu tiên (9 giờ sáng 23/2), hệ thống đã ghi nhận hơn 250.000 lượt truy cập vào trang chủ và 121.055 tài khoản thí sinh đăng nhập để chọn ca thi. Do lượng thí sinh đăng ký quá đông, hệ thống gặp tình trạng quá tải, khiến nhiều thí sinh phải chờ từ 30 đến 60 phút mới có thể chọn được địa điểm và ca thi phù hợp.
Không ít thí sinh dù đã dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để ôn luyện, bao gồm kiến thức từ nhiều môn học như toán học và xử lý số liệu, văn học - ngôn ngữ, cũng như các chủ đề khoa học (vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý) hoặc tiếng Anh, nhưng vẫn không thể đăng ký thành công.
Áp lực "đè" áp lực
Ngày 16/3, Bảo Ngọc (lớp 12A, THPT Huỳnh Thúc Kháng) tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, vượt gần 500 km từ TP Vinh đến TP Thái Nguyên. Dù đạt 103/150 điểm, em vẫn chưa thực sự yên tâm vì chưa chắc chắn trúng tuyển vào ngành Kế toán - Kiểm toán tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
Sở hữu IELTS 7.0 và giải Nhì học sinh giỏi Tiếng Anh cấp tỉnh, nhưng Ngọc nhận thấy cơ hội xét tuyển còn hạn chế. Vì vậy, em tiếp tục vào Huế dự Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM để mở rộng cơ hội.

Nhiều năm nay, học sinh 12 đã chọn các kỳ thi riêng để tăng cơ hội xét tuyển vào đại học.
Ngọc chia sẻ, đề thi năm nay có nhiều câu khó, đặc biệt là Toán và Văn học – Ngôn ngữ. Trong ba phần thi, em tự tin nhất với Tiếng Anh, đạt 44/50 điểm. Sau hai kỳ thi đánh giá năng lực, Ngọc sẽ tập trung ôn luyện cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT để tăng cơ hội vào trường mong muốn.
Kỳ thi đánh giá năng lực ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều thí sinh. Tuy nhiên, do đây là kỳ thi riêng do các trường đại học tổ chức, quá trình ôn tập và đăng ký dự thi vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay, tại Nghệ An, gần như không có trung tâm nào tổ chức ôn luyện cho kỳ thi này, khiến hầu hết thí sinh phải tự tìm kiếm các khóa học trực tuyến với chi phí dao động từ 3 – 5 triệu đồng.
Bên cạnh việc đăng ký dự thi đầy gian nan, việc di chuyển liên tục giữa nhiều tỉnh, thành để tham gia các kỳ thi cũng là một gánh nặng tài chính đối với các gia đình. Ngoài kỳ thi đánh giá năng lực, nhiều thí sinh còn lựa chọn các phương thức xét tuyển khác như thi chứng chỉ IELTS, SAT, ACT, với mức đầu tư lên đến hàng chục triệu đồng.
Điều này khiến áp lực của học sinh lớp 12 ngày càng chồng chất, trong khi cánh cửa vào đại học theo phương thức xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang dần thu hẹp. Nhiều trường đại học, đặc biệt là các trường top đầu, hiện chỉ dành 15 – 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này.
Trước xu hướng thi đánh giá năng lực ngày một gia tăng, các trường THPT cũng đã điều chỉnh phương pháp giảng dạy để hỗ trợ học sinh trong quá trình ôn tập. Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi, Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên biên soạn các dạng câu hỏi, đề kiểm tra đánh giá định kỳ theo hướng tiếp cận với cấu trúc đề thi đánh giá năng lực và Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ông Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết: "Các đề kiểm tra, bài thi đánh giá năng lực phải bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình, phù hợp với các cấp độ tư duy và năng lực đặc thù của từng môn học, đồng thời tiệm cận với cấu trúc đề thi riêng của các trường đại học."

ĐH Văn Lang kỷ luật sinh viên vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh 30/4
Giáo dục - 1 giờ trướcTrường Đại học Văn Lang kỷ luật khiển trách sinh viên Ngô Nguyên Giáp vì hành vi vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.

Đại học Ngoại thương tăng chỉ tiêu và điểm xét tuyển 2025
Giáo dục - 2 giờ trướcĐại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.180 chỉ tiêu (tăng 50 chỉ tiêu so với năm ngoái) bằng 4 phương thức, trong đó tăng điểm xét chứng chỉ quốc tế SAT và ACT.

Một trường đại học tuyển sinh bằng 42 tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 23 giờ trướcNăm 2025, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu bằng 42 tổ hợp xét tuyển.

Nam sinh trường huyện 3 lần thi đánh giá tư duy, ‘bứt tốc’ trở thành thủ khoa toàn quốc
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Nguyễn Đức Lương, học sinh lớp 12T1 Trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An vừa xuất sắc trở thành thủ khoa Kỳ thi đánh giá tư duy lần 3 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Em vượt qua gần 24.000 thí sinh, đạt 91,29/100 điểm, kỳ lục khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Công an, nhà trường vào cuộc vụ học sinh lớp 8 bị đánh tới tấp trong quán nước
Giáo dục - 1 ngày trướcCơ quan chức năng đang điều tra, xác minh làm rõ việc một nam sinh lớp 8 trên địa bàn huyện Tuy Phước (Bình Định) bị đánh đập thô bạo.

Phát động cuộc thi ảnh online 'Tôi và Sách Cánh Diều'
Giáo dục - 1 ngày trướcNgày 20/4/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam phát động cuộc thi ảnh online mang tên "Tôi và Sách Cánh Diều" – mùa 2.

Nam sinh 10 năm được bạn cõng tới trường tốt nghiệp ĐH Bách khoa loại giỏi
Giáo dục - 1 ngày trướcSuốt 4 năm Nguyễn Tất Minh học tập tại Hà Nội, bố em vẫn luôn đồng hành cùng con. Ngoài giờ Minh tới lớp, bố em xin đi làm bảo vệ cho một quán cà phê, bơm nước cho trường để có thêm thu nhập.

Hành trình Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi: Nơi Văn phòng phẩm Hồng Hà đồng hành gieo mầm tri thức cho tương lai
Giáo dục - 2 ngày trướcCuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi 2025 tại Hà nội đã đến hồi kết với nhiều gương mặt nhí tỏa sáng không chỉ bằng kiến thức văn toán mà còn bằng nét chữ sạch đẹp gọn gàng.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới
Giáo dục - 2 ngày trướcTổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcNăm 2025, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên tuyển 525 chỉ tiêu lớp 10 với 5 khối chuyên; mỗi khối chuyên tuyển 105 em. Trong đó, khối chuyên Tin có tỷ lệ chọi cao nhất, lên đến 1/8,1.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới
Giáo dụcTổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.