Học thêm đối với con tôi là chuyện “không có trong từ điển”
Sau gần một tháng con nhập học lớp 1, ngày tôi được mời dự họp phụ huynh học sinh chính là lúc tôi và con có thêm “tự tin” với lựa chọn không học trước, không học thêm… Bây giờ con tôi đã hết bậc tiểu học, việc học thêm đối với con tôi là chuyện (mà tôi hay nói vui với bạn bè) “không có trong từ điển”. >> Không học trước lớp 1, con tôi vẫn tự tin học tốt
Câu chuyện học trước chương trình lớp 1, cùng với chuyện học thêm của con luôn là “tâm điểm” của những bàn cãi của các bậc phụ huynh. Có thể thấy phần nhiều các phụ huynh khi cho con học... trước đều có chung tâm lý là để mình an tâm hơn, để con thấy tự tin hơn, không mặc cảm so với bạn bè (nếu không học trước lớp 1 chẳng hạn, thì con sẽ thấy lạc lõng vì các bạn đã biết “đọc thông viết thạo”). Câu chuyện của bạn Đỗ Quyên trên báo Dân trí ngày 27/5/2018 có phần giống với câu chuyện của tôi khi con vào lớp 1 của 5 năm về trước.
Gia đình tôi thuộc vùng nông thôn, con học lớp mẫu giáo 5 tuổi ở một trường dạy 2 buổi/ngày. Buổi sáng con học đến 10g30’ gia đình đón về, buổi chiều 2g lại vào. Biết năm cuối bậc mầm non có ý nghĩa “bản lề”, tôi thường hay hỏi cháu về những điều được học ở trường, qua đó được biết cháu cũng đã được làm quen với chữ cái (theo quy định về chương trình của Bộ Giáo dục-Đào tạo).
Ngày con hết bậc mầm non, sổ sách tôi nhận về có sổ theo dõi sức khỏe, sổ bé khỏe bé ngoan và một quyển tập tô số, tô chữ - quyển tập tô rất đơn giản. Với sổ theo dõi bé khỏe bé ngoan, tôi thấy được những nhận xét cụ thể của cô giáo về kỹ năng phát triển thể chất, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng ngôn ngữ... Đặc biệt, ở “kỹ năng ngôn ngữ”, vài tháng cuối của năm học, tôi thấy cô giáo nhận xét về cháu là “Tô viết tốt”.
Tiếp nối cách học này, những ngày hè của con tôi chỉ là tập tô chữ, tô số theo mẫu (tôi mua sách của nhà xuất bản Giáo dục), mà tôi cũng không ép con, chỉ giao nhiệm vụ con phải tô xong mấy dòng một ngày rồi mang sản phẩm cho mẹ kiểm tra. Việc đọc những chữ cái, chữ số đã tô ấy, tôi đề nghị con nhớ lại phần cô giáo ở mẫu giáo đã đọc và đọc lại để không bị quên mà thôi.
Tôi còn nhớ, vào lớp 1, con có 1 tuần để làm quen cô mới, bạn mới và nề nếp, quen với việc “đánh dấu” môn học bằng màu sắc của bìa bao tập (mà tôi nhớ lúc đó tập Toán được quy ước có bìa màu vàng, tiếng Việt có bìa xanh). Tên của mình, con chưa thể ghi lại được thì cô giáo quy ước bằng số thứ tự, cháu có số thứ tự 25, chỉ cần ghi số 25 lên góc nhãn dán tập là con nhớ tên mình. Một tuần lễ dõi theo con vào bậc học mới, tôi hiểu rất rõ vất vả của giáo viên lớp 1 trong việc rèn cho các bé tư thế, tính kỷ luật, quy ước đi vệ sinh (cô thống nhất giơ tay phải là xin phát biểu, giơ tay trái là xin đi vệ sinh)...

Học sinh lớp 1 (ảnh minh họa)
Sau gần một tháng con nhập học, ngày tôi được mời dự họp phụ huynh học sinh chính là lúc tôi và con có thêm “tự tin” với giải pháp của mình: không học trước, không học thêm. Cô giáo chủ nhiệm của cháu gửi cho mỗi phụ huynh 1 phiếu nhận xét về các bé trong đó có mặt mạnh, mặt yếu và đề xuất hướng khắc phục.
Con tôi được nhận xét là đọc còn chậm, còn rụt rè, đề nghị của cô giáo là phụ huynh cho cháu đọc lại bài trong sách giáo khoa, đọc to, rõ ở nhà; việc viết của cháu thì phụ huynh tập cho cháu nghe-viết (chứ không nhìn-viết) bằng cách mỗi ngày đọc cho cháu viết khoảng 10-13 từ, theo thời gian có thể tăng dần. Từ khi cầm bút chì để viết đến lúc viết bằng bút mực, cả hai mẹ con đều cứ kiên trì, cứ sau khi xem phim hoạt hình khoảng 20-30 phút mỗi tối là cháu lại ngồi vào bàn học.
Bây giờ con tôi đã hết bậc tiểu học, chỉ 2 tháng nữa cháu sẽ vào lớp 6, việc học thêm đối với con tôi là chuyện (mà tôi hay nói vui với bạn bè) “không có trong từ điển”. Từ lớp 2, việc học của cháu được “lập trình”: Ban ngày ở lớp, ban đêm tự học, gặp khó khăn thì nhờ mẹ hỗ trợ.
Khó nhất với cháu chính là viết văn. Vì là con trai nên cháu cũng nghèo tưởng tượng, chính tờ báo Nhi Đồng cháu đọc từ khoảng gần cuối năm lớp 1 đã giúp cháu có thêm vốn từ, tôi hướng cháu hình dung thêm (đại loại cháu nghĩ ra mắt chú mèo tròn như hai hạt đậu, thay vì văn mẫu cứ ghi “như hai hòn bi ve”, cánh của hoa giấy thì cháu cho nó “mỏng như giấy”, buồng chuối có nhiều nải như những bậc thang leo...). Từ viết đoạn văn với 3 câu (ở lớp 2) đến 5-7 câu (ở lớp 3) rồi 10-15 câu (ở lớp 4) và cả bài văn khi học lớp 5, hai mẹ con cứ “tuần tự nhi tiến”. Có lần cháu kể: Bạn con đều ghi giống nhau là “Ba em làm công an”, tôi hỏi lại là con có ghi giống bạn không, con trả lời là “Con phải ghi đúng nghề của ba chứ!”.
Tôi chưa bao giờ đòi hỏi con phải đạt điểm “gần như tuyệt đối”. Tôi chưa bao giờ đem điểm số của con đi khoe, vì tôi cũng hiểu tính tương đối của điểm số. Trong các bài thi, con tôi hiếm khi có điểm tuyệt đối ở các môn học, cháu thường dừng ở điểm 9. Tôi cũng hiểu rằng điểm 9 với một bài làm văn đã là “thực sự xuất sắc”, con mình chưa đến độ được gọi như thế, nhưng có lẽ (tôi nghĩ), xét trong tổng thể chung, cô giáo thấy cháu đáng được nhận điểm ấy. Và có lẽ một phần cô cũng cần duy trì tỷ lệ học sinh “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện” mà trong quá trình quản lý lớp, cô giáo đã biết rõ học sinh của mình.
Và do vậy, cho đến giờ, nếu theo cách xếp loại quy định, thì cháu cứ đều đều “Hoàn thành xuất sắc...” và được tặng phần thưởng, giấy khen. Thực trong tâm mình, tôi xem đó là một động viên của nhà trường với những gì cháu bỏ ra chứ không phải là thành quả đáng tự hào nhất thời tiểu học của con để có thể mang khoe.
Những ngày hè này, con chỉ có đi bơi, rủ mẹ cùng đánh cầu lông và tự ôn tập kiến thức lớp 5 mỗi buổi sáng và chiều khoảng 30 đến 45 phút. Con chuẩn bị vào lớp 6 chỉ như vậy. Còn lại thời gian là cháu chơi với em, giúp mẹ rửa rau, tự giặt quần áo mỗi khi tắm xong. Có lần con kể bạn con hỏi con có đi học thêm ở đâu không, con trả lời là “Có” rồi sau đó mới nói tiếp là học với mẹ, học miễn phí (con cười toe toét như đó là cách mình gây bất ngờ cho bạn vậy). Tôi xem đó chính là “thành quả” của mình.
Theo Dân trí

Gây tai nạn trong đêm, tài xế ô tô bỏ trốn
Xã hội - 2 phút trướcGĐXH - Sau khi gây tai nạn khiến 2 thiếu niên bị thương trong đêm, tài xế ô tô nhanh chóng rời khỏi hiện trường. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an đã nhanh chóng xác minh làm rõ được danh tính lái xe và phương tiện.

Tin vui cho cán bộ về công tác tại tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập
Thời sự - 4 phút trướcGĐXH - Ngày 14/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ hai để xem xét, quyết nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền. Trong đó, có dự thảo về chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến công tác tại Trung tâm Hành chính của tỉnh Thái Nguyên sau hợp nhất.

Hoảng hồn cảnh trâu 'điên' sổng chuồng, húc văng người phụ nữ đi xe máy
Đời sống - 6 phút trướcGĐXH - Con trâu sau khi sổng chuồng đã chạy ra đường rồi bất ngờ húc văng một người phụ nữ điều khiển xe máy. Sự việc được xác định xảy ra trên địa bàn xã Nông Cống (huyện Thanh Hóa) khiến nạn nhân gãy xương sườn.

Hà Nội lập tổ công tác về chuyển đổi phương tiện giao thông xanh, hạ tầng trạm sạc xe điện
Thời sự - 28 phút trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3763/QĐ-UBND về thành lập Tổ công tác liên ngành để tham mưu UBND TP triển khai các nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và hạ tầng trạm sạc xe điện trên địa bàn TP Hà Nội.

Vi phạm 18 lỗi, nhóm 'quái xế' ở Quảng Trị bị phạt hàng chục triệu đồng
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Với 18 lỗi vi phạm, nhóm thanh thiếu niên ở Quảng Trị bị lực lượng chức năng xử phạt hành chính 51 triệu đồng.

Sáng mai (16/7), hơn triệu thí sinh biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Bộ GD&ĐT sẽ công bố kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vào sáng 16/7.

Công an Ninh Bình đang điều tra sự việc gã đàn ông lẻn vào phòng trọ 'hiếp dâm' thiếu nữ
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Công an phường Thành Nam, tỉnh Ninh Bình đang điều tra, làm rõ hành vi của đối tượng có hành vi “Hiếp dâm” của đối tượng Lê Văn Dũng quê ở Thanh Hóa.

Công an vào cuộc vụ cô gái Việt tố bị du khách nước ngoài hành hung tại tiệm photobooth ở Hà Nội
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Công an phường Từ Liêm cho biết đang xác minh thông tin vụ việc hai cô gái người Việt bị hành hung tại tiệm photobooth ở Hà Nội.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người giỏi giang, sắc bén
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Những người có ngày sinh Âm lịch kết thúc bằng các con số đặc biệt này thường sở hữu khả năng học hỏi mạnh mẽ, trí tuệ sắc bén, tư duy vượt trội và con đường phát triển sự nghiệp đáng kinh ngạc.

Học viện bóng đá Nutifood có 3 cầu thủ góp mặt tại U23 Đông Nam Á
Xã hội - 5 giờ trướcHLV trưởng Kim Sang Sik đã chính thức chốt danh sách 23 cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam tham dự giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025 tại Indonesia từ ngày 15/7 đến 29/7. Học viện bóng đá Nutifood có 3 cầu thủ được triệu tập.

Cảnh báo: Vietcombank 'âm thầm' cập nhật tính năng mới, ai không biết dễ bị 'mất trắng' tài khoản
Đời sốngGĐXH - Vietcombank cập nhật tính năng bảo mật mới, hỗ trợ cảnh báo giao dịch bất thường. Người dùng cần kích hoạt ngay để tránh nguy cơ bị lừa đảo.