Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hơn 2.000 lao động Nghệ An chờ được sang Hàn Quốc: Lại sốt vó với nỗi lo 100 triệu đồng

Thứ hai, 11:14 16/09/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Thông tin này đang khiến cho hơn 2.000 người lao động ở Nghệ An đã vật vã vượt qua được kỳ thi tiếng Hàn chưa kịp mừng đã lo sốt vó.

Hơn 2.000 lao động Nghệ An chờ được sang Hàn Quốc: Lại sốt vó với nỗi lo 100 triệu đồng 1

Cha con anh Sơn mừng lo lẫn lộn khi nghe thông tin nối lại việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc. Ảnh: Hồ Hà.

Phía Hàn Quốc sẽ mở cửa tiếp tục nhận lao động Việt Nam theo chương trình EPS trong thời gian tới, song người lao động khi đi xuất khẩu sẽ phải ký quỹ 100 triệu đồng (phòng chống lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn- P.V). Thông tin này đang khiến cho hơn 2.000 người lao động ở Nghệ An đã vật vã vượt qua được kỳ thi tiếng Hàn chưa kịp mừng đã lo sốt vó.

Đào đâu ra 100 triệu đồng?

Anh Trần Văn Sơn (SN 1982) trú tại xóm Ngọc Thành, xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc vẫn chưa hề hay biết thông tin gì về việc nối lại xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Trong kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Hàn đầy “cam go” tháng 12/2011, anh Sơn đã cố gắng hết sức mình và thi đỗ. Anh và gia đình vô cùng phấn khởi, ở nhà chờ đợi ngày được xuất cảnh. Thế nhưng đùng một cái nhận được tin phía Hàn Quốc ngừng tuyển dụng lao động Việt Nam, anh vô cùng hoang mang và lo lắng. Càng chờ đợi, thời hạn chứng chỉ tiếng Hàn càng gần hết hạn, nghĩ rằng chẳng còn cơ hội nào để đi Hàn nữa, anh Sơn chấp nhận ở nhà làm ruộng, đi phụ xây kiếm thu nhập nuôi vợ con.

Khi được biết mình thuộc 1 trong 3 loại đối tượng được ưu tiên tuyển dụng, anh Sơn rất vui mừng: “Nếu thật sự có thể lại được đi Hàn Quốc thì không còn chi bằng. Ở nhà chỉ có 5 sào ruộng khoán, làm không đủ ăn nên tôi muốn được đi lắm. Chờ mãi nghĩ không đi Hàn được, tôi đang tính sang Lào làm xây dựng. Bây giờ tình hình thế này thì tôi sẽ ở nhà chờ thêm một thời gian nữa”.

Tuy nhiên, khi nghe đến điểm mới trong đợt tuyển dụng này, người lao động phải đóng thêm 100 triệu đồng trước khi đi, anh Sơn tỏ ra lo lắng, bởi ở nông thôn, từng ấy tiền không phải là một con số nhỏ. Anh cho biết: “Trước đó, để kiếm được cái chứng chỉ tiếng Hàn tôi cũng đã ngốn hết của gia đình hơn 20 triệu đồng. Bây giờ nếu được đi, chắc chắn không còn cách nào khác là phải tìm đến ngân hàng. Nhưng không biết ngân hàng có “cứu giúp” chúng tôi không?”. Ông Trần Xuân Hướng, bố anh Sơn nói: “Tôi chỉ mong được ngân hàng “tiếp sức” cho chúng tôi vay mượn. Đây coi như tiền mình đặt cọc, đã đi là phải về đúng hạn, mình cũng không bị mất số tiền đó mà. Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn là số tiền này sẽ được để ở đâu, ai quản lý và trả lại cho người lao động thế nào khi đã về nước?”.

Xoay nghề khác, giờ lại “đau”

Cố gắng lắm  cũng chỉ    giải quyết được   đối tượng ưu tiên

“Nghệ An hiện còn khoảng hơn 2.000 người lao động đã đỗ kỳ kiểm tra tiếng Hàn vào tháng 12/2011 và gần 300 hồ sơ đăng ký dự thi chứng chỉ EPS-TOPIK là lao động thuộc 3 huyện nghèo Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong tháng 8/2012 cũng chưa được tham gia kiểm tra. Nếu được khai thông, cố gắng lắm cũng chỉ giải quyết được những lao động thuộc diện ưu tiên này”.

Ông Hồ Xuân Hùng
Giám đốc Trung tâm
Giới thiệu việc làm Nghệ An
Xã Nghi Hoa (huyện Nghi Lộc) đang có hàng chục lao động đã đỗ trong kỳ thi chứng chỉ tiếng Hàn tháng 12/2011. Tiền vốn, công sức, thời gian họ bỏ ra không ít nhưng kết cục chưa kịp mừng đã tắt ngấm hết hi vọng vì... dừng tuyển dụng. Ai cũng cố chờ đợi vì tin tưởng vào thị trường lao động Hàn Quốc hơn một số quốc gia khác. Nhưng cơm áo thì ngày nào cũng phải lo, họ phải xoay xở tìm cách kiếm tiền, trong khi con đường xuất ngoại chẳng biết đến bao giờ mới được khai thông. Người đi miền Nam kiếm việc, người thì an phận ở nhà làm nông, người lại “chạy vạy” để đi nước khác.

Anh Trần Ngọc Đức, trú tại xóm 11 xã Nghi Hoa là người kiên trì, chịu khó và quyết tâm, thi đến 3 lần mới đậu tiếng Hàn vào tháng 12/2011. Người nhà anh Đức cho hay: “Chờ đợi mòn mỏi, tuyệt vọng quá, gia đình buộc phải vay mượn khắp nơi, dồn tiền nhờ  “cò” chạy cho Đức sang Australia bằng đường biển vào tháng 5/2012. Nào ngờ, tiền thì mất mà người hiện đang nằm ở trại tị nạn vì đường dây môi giới xuất khẩu lao động trái phép mà gia đình nhờ vả bị đổ bể”.

Anh Phạm Hùng (SN 1989) trú tại xóm 5A, xã Hưng Đạo (huyện Hưng Nguyên) thì đã biết thông tin lao động Việt Nam được mở lại cơ hội sang Hàn Quốc làm việc. Trước đó, anh Hùng đã tốt nghiệp Trường CĐ Việt – Hàn, khoa Chế tạo máy. Được đào tạo tại trường có liên kết với phía Hàn Quốc nên anh Hùng nuôi ước mơ được sang bên đó làm việc. Thi đỗ trong đợt thi chứng chỉ tiếng Hàn cuối năm 2011, rồi cũng chịu cảnh ở nhà chờ đợi như hơn 2.000 trường hợp khác ở Nghệ An, nhưng có sẵn tay nghề, anh đã xin làm việc ở một xưởng cơ khí gần nhà để kiếm tiền nuôi sống bản thân. “Bây giờ lại được tin có thể đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, tôi vừa mừng vừa lo. Vì tôi cũng chỉ mới nghe trên ti vi và đọc trên mạng, còn hiện tại chưa được nhận thông báo gì cả. Tiền nong khó thật nhưng gia đình tôi sẽ cố gắng dành dụm, vay mượn để lo đủ các chi phí. Tuy nhiên điều quan tâm là chúng tôi có được gia hạn thêm thời gian nữa không? Trong thời gian chứng chỉ còn hiệu lực, chúng tôi có kịp được gọi sang Hàn Quốc làm việc không?”, anh Hùng băn khoăn.

Cũng thuộc các đối tượng sẽ được ưu tiên “đi trước” là các lao động ở 3 huyện nghèo Tương Dương, Kỳ Sơn và Quế Phong. Hiện, ở Nghệ An đang có gần 200 người đã khám sức khỏe và đăng ký kiểm tra EPS-TOPIK tháng 8/2012 nhưng chưa được tham gia kiểm tra do sự cố dừng tuyển dụng. Những lao động này hoặc đã xoay đi làm nghề khác hoặc cũng đang trong tình trạng đợi chờ thấp thỏm. Anh Vi Văn Tiển (SN 1979) ở bản Khoẳng, xã Châu Kim (huyện Quế Phong) cho biết: “Tôi cũng đã nỗ lực để học được tiếng Hàn. Mặc dù chúng tôi được hỗ trợ kinh phí đào tạo, một phần đi lại, ăn ở theo Quyết định 71 nhưng rồi đành thất vọng vì không đi được. Hiện tôi đang làm phát hành báo ở xã, lương khoảng 1 triệu đồng/tháng, khó khăn, vất vả lắm. Mấy hôm nay xem trên ti vi, thấy bảo Hàn Quốc họ lại cho lao động Việt Nam mình sang đó làm việc, tôi cũng mừng và hy vọng lắm”.

Tâm sự của anh Sơn, anh Hùng và anh Tiển cũng là nỗi niềm chung của hơn 2.000 lao động Nghệ An thuộc những đối tượng sẽ được ưu tiên tuyển dụng trong thời gian tới.

Vẫn đang chờ hướng dẫn

Xung quanh thông tin nối lại việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc theo chương trình EPS và người lao động sẽ phải đóng quỹ 100 triệu đồng trước lúc đi, ông Nguyễn Đăng Dương, Phó Giám đốc Sở LĐ,TB&XH Nghệ An cho biết: “Đây là một tin vui cho lao động có nhu cầu đi Hàn Quốc, đặc biệt là số lao động đã vượt qua kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn cách đây 1 năm. EPS là chương trình phi lợi nhuận nhằm giảm chi phí cho người đi xuất khẩu lao động, nhưng thời gian qua số lao động Việt Nam, trong đó có người Nghệ An đang làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc quá nhiều. Tôi cho rằng việc người lao động phải ký quỹ 100 triệu đồng hiện nay là một giải pháp đúng và chắc chắn có hiệu quả. Những lao động có ý thức và mong muốn được sang lao động ở Hàn Quốc sẽ phải tự chịu trách nhiệm. Đây là số tiền không nhỏ nên họ sẽ phải có ý thức chấp hành việc về nước đúng hạn theo hợp đồng. Hiện chúng tôi đang chờ văn bản của Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ triển khai nhanh lại chương trình này”. 

Mở lại các lớp học tiếng Hàn

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Hồ Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Nghệ An, đơn vị chủ lực đưa lao động đi xuất khẩu lao động cho biết: “Hiện vẫn chưa có Thông tư liên ngành giữa Bộ LĐ,TB&XH, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nhưng ở Nghệ An, Trung tâm cũng đã gấp rút mở lại các lớp học tiếng Hàn. Khi chính thức nhận được văn bản của Bộ, chúng tôi sẽ gửi danh sách lên mạng để chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn”.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng bày tỏ băn khoăn về Quyết định số 1465/QĐ/TTg thực hiện thí điểm ký quỹ 100 triệu đồng đối với lao động đi làm việc tại Hàn Quốc với thời gian thí điểm là 5 năm. Các lao động ở Nghệ An hầu hết là lao động nông thôn, hoàn cảnh kinh tế cũng chẳng có gì khấm khá nên với khoản tiền này sẽ thực sự là gánh nặng với họ và liệu Ngân hàng có tạo điều kiện “tiếp sức” cho họ không? “Tôi cũng mong rằng có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ cho người lao động. Đồng thời, có thể gia hạn thêm thời gian có hiệu lực của chứng chỉ EPS-TOPIK vì chứng chỉ chỉ có tác dụng trong 2 năm, nếu vậy, những lao động đã đỗ trong kỳ kiểm tra tháng 12.2011 chỉ còn hơn 3 tháng nữa để có cơ hội xuất khẩu lao động. Riêng với lao động 3 huyện nghèo đã đăng ký nhưng chưa thi, tôi cũng đề nghị Trung ương cần tổ chức cho họ học lại và tiến hành thi kiểm tra”, ông Hùng nói.

Hồ Hà

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 3 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 3 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 3 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Đằng đẵng hơn 40 năm thất lạc con là những hành trình dài đi tìm trong vô vọng. Ông Dụ cho rằng may mắn lớn nhất của bản thân là tìm lại được con trước khi "đi gặp tổ tiên". Những cái ôm chặt, những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 2/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Xã hội - 9 giờ trước

Công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam tiếp tục cùng với Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai dự án hợp tác chiến lược "Nước Uống Sạch cho Trẻ Em" năm 2024. Chương trình nhằm mang nước uống sạch đến với cộng đồng, giúp lan tỏa rộng rãi thông điệp ý nghĩa của Chương trình và kêu gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top