Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hơn 6.000 người Việt đang được theo dõi, 81 trường hợp cách ly vì nghi nhiễm COVID-19

GiadinhNet - Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 81 ca nghi mắc COVID-19 và 6.009 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly, giám sát y tế.

Hơn 6.000 người Việt đang được theo dõi, 81 trường hợp cách ly vì nghi nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết, hiệu quả

Theo báo cáo mới nhất về tình hình dịch bệnh của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 29/2, Việt Nam có 81 ca nghi mắc COVID-19 đang được cách ly, giám sát y tế; 6.009 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khoẻ.

Có 1.450 trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 đã được xét nghiệm loại trừ, có 6.009 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khoẻ.

Hơn 6.000 người Việt đang được theo dõi, 81 trường hợp cách ly vì nghi nhiễm COVID-19 - Ảnh 3.

báo cáo mới nhất của Bộ Y tế cho thấy, Việt Nam hiện có 81 ca nghi ngờ mắc COVID-19 đang được cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngày 1/3/2020, Việt Nam có 16 ca nhiễm COVID-19 đều đã được chữa khỏi, nhiều ngày qua không ghi nhận thêm ca mắc mới nào. Những nỗ lực phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đang đi đúng hướng, hiệu quả được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao và Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới.

Ngày 28/2, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19) Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ về công tác phòng chống dịch.

Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam Kidong Park ghi nhận, Việt Nam đã chuẩn bị tốt công tác này, các kịch bản ứng phó với mọi tình huống đã đặt sẵn ở trên bàn, nhưng vẫn cần tiếp tục phải rà soát lại bởi khả năng này đang tới gần. WHO đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp mạnh của Chính phủ Việt Nam trong 2 tháng qua. Việt Nam đã chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị, để phối hợp cùng với các nước trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên quy mô toàn cầu.

Đại diện US CDC, ông Mathew Moore nhìn nhận: Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết, hiệu quả. Với sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương tới địa phương nên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 16 ca nhiễm COVID-19 và đều đã được chữa khỏi. Kết quả này cho thấy "những nỗ lực tuyệt vời của các bạn trong ứng phó với dịch bệnh", góp phần vào công cuộc ngăn ngừa dịch bệnh của thế giới. 

Đại diện CDC bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19 với cộng đồng quốc tế; chia sẻ thông tin về bản đồ gene của virus gây bệnh ở Việt Nam; đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để kiểm soát rủi ro; đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh.

Hà Nội triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người người nước ngoài phòng, chống dịch

Tại Hà Nội, báo cáo nhanh về tình hình dịch bệnh cập nhật lúc 19 giờ 30 ngày 29/2 cho thấy, thành phố không còn trường hợp nào nghi ngờ mắc COVID-19, tổng số trường hợp tiếp xúc gần là 561 trường hợp nhưng hiện các trường hợp này đều đã kết thúc giám sát y tế và không có biểu hiện nhiễm COVID-19.

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, mỗi ngày, Hà Nội đón hàng chục nghìn khách du lịch nước ngoài, chưa kể số người nước ngoài sống, làm việc trên địa bàn, trong đó, có nhiều người đến từ các nước có dịch COVID-19.

Trước tình hình diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, Sở Du lịch Hà Nội yêu cầu tất cả các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch phải có bảng hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh, bố trí nước sát khuẩn; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tăng cường khử trùng phòng ốc, phương tiện di chuyển, tập huấn cho cán bộ, nhân viên. Các doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của khách trong suốt hành trình tại Việt Nam.

Với 741 cơ sở lưu trú, quận Hoàn Kiếm là địa bàn tập trung nhiều khách sạn nhất của Thủ đô. Số khách nước ngoài lưu trú thường xuyên trên địa bàn trong hai ngày 24 và 25/2, lực lượng liên ngành đã rà soát, tuyên truyền phòng, chống dịch tại tất cả các cơ sở lưu trú có người nước ngoài trên địa bàn. Qua kiểm tra, các cơ sở đều thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Các khách sạn: Grand Citytel (số 13 phố Tông Đản), Sofitel Legend Metropole (số 15 phố Ngô Quyền), Apricot (136 phố Hàng Trống)… đã bố trí nước rửa tay sát khuẩn tại vị trí thuận lợi, dán các tờ hướng dẫn về phòng, chống dịch bằng nhiều thứ tiếng; tăng cường công tác vệ sinh; tập huấn công tác phòng, chống dịch cho các nhân viên.

Trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện có hơn 3.100 người nước ngoài sinh sống, trong đó nhiều nhất là người Hàn Quốc với hơn 1.400 người. Công an quận phối hợp UBND các phường giám sát người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn, nhất là những người đến từ vùng có dịch. Đối với các trường hợp nhập cảnh tại Hàn Quốc về Việt Nam từ ngày 10/2 đến nay, các đơn vị xem xét các biểu hiện về dịch tễ và vấn đề liên quan để cách ly. Trong thời gian tớ quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục tăng cường quản lý cư trú, cập nhật, nắm lộ trình di chuyển, sức khỏe những người đi về từ vùng có dịch, cũng như người có quốc tịch nước ngoài đến địa bàn quận từ vùng có dịch, nhằm giám sát nguồn lây bệnh. Khi phát hiện các trường hợp đến địa bàn quận từ vùng có dịch hoặc quá cảnh qua vùng có dịch trong vòng 14 ngày, cơ quan y tế quận thực hiện cách ly giám sát y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định.

Quận Hà Đông cũng là địa bàn có nhiều người Hàn Quốc, Nhật Bản thuê nhà sinh sống. Tại chung cư The Pride, phường La Khê, công tác phòng, chống dịch được triển khai từ cuối tháng 1. Đại diện ban quản trị chung cư cho biết: Từ sau Tết Nguyên đán, ban quản trị chủ động liên hệ với Trạm Y tế phường phun thuốc khử khuẩn tại khu vực công cộng. Công tác tuyên truyền trên hệ thống loa nội bộ được đẩy mạnh. Ban quản trị khuyến cáo toàn bộ cư dân đeo khẩu trang, sử dụng nước rửa tay khô và hạn chế nói chuyện trong thang máy, khu vực công cộng. Hiện tại khu chung cư có một số người Hàn Quốc sinh sống, ban quản trị đã phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Những biện pháp đồng bộ, quyết liệt giúp Hà Nội đến thời điểm này vẫn giữ vững được hai mục tiêu. Đó là bảo đảm an toàn cho khách, an toàn cho cư dân thành phố, tạo môi trường cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư trên địa bàn Thủ đô diễn ra bình thường.

Mai Anh


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top