Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hốt hoảng khi con mắc bệnh ruột quay bất toàn

Thứ ba, 08:23 28/08/2018 | Y tế

GiadinhNet - Theo thống kê, từ tháng 4/2017 tới nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 33 bệnh nhân mắc ruột quay bất toàn - một chứng bệnh rất “quái gở” thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phát hiện khó vì dễ nhầm bệnh khác, nhưng nếu để muộn có thể bị hoại tử ruột.


Bác sĩ Khoa Ngoại (Bệnh viện Nhi Trung ương) kiểm tra tình trạng bệnh nhi sau mổ.     Ảnh: H.A

Bác sĩ Khoa Ngoại (Bệnh viện Nhi Trung ương) kiểm tra tình trạng bệnh nhi sau mổ. Ảnh: H.A

Không tăng cân nổi vì lý do… ruột quay

Mắc chứng hay nôn trớ từ thuở mới sinh, bé N.M.T (SN 2006, Hải Phòng) thường xuyên trong cảnh “ăn gì trớ đấy”, “vừa bú đã nôn”. Dù đã 12 tuổi nhưng bé luôn còi cọc, suy dinh dưỡng, gầy yếu hơn bạn bè.

“Xót ruột, gia đình đã đưa con đi nhiều nơi, khám rất nhiều bệnh viện suốt 5-6 năm trời nhưng không thống nhất được chẩn đoán. Lúc thì bảo trào ngược dạ dày thực quản, khi lại chẩn đoán là nôn chu kỳ”, người nhà bé T nói.

Tình trạng nôn của bé T vẫn tái diễn, tiến triển theo mức độ nặng hơn. Trong một lần vô tình chụp cắt lớp ổ bụng, các bác sĩ phát hiện trẻ có hình ảnh xoắn ruột, ngay lập tức bé T chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. Tại đây, bé được chẩn đoán mắc phải bệnh ruột xoay bất toàn, được tiến hành phẫu thuật nội soi đã tháo gỡ phần ruột xoắn. Do vòng xoắn thắt không chặt nên may mắn, bệnh nhi không bị hoại tử ruột. Sau khi mổ, nhờ chấm dứt hoàn toàn hiện tượng nôn trớ nên bé T đã có thể tăng 4 kg chỉ trong vòng 1,5 tháng.

Cũng chạy vòng quanh trong việc khám, chẩn đoán ban đầu triệu chứng nôn trớ thường xuyên là bé T.B.M (SN 2018, ở Nam Định). Theo lời kể của gia đình bé, chào đời được 3 ngày, bé M bỗng nhiên xuất hiện triệu chứng nôn dịch xanh, dịch vàng, đi ngoài ra máu. Chỉ cần một chút sữa vào người, ngay lập tức bụng bé “cuộn sóng”, nôn sạch. Đi khám ở tỉnh, bé được chẩn đoán ban đầu viêm ruột và điều trị bằng thuốc. Nhưng thấy con tình hình không cải thiện, ngày càng trầm trọng, gia đình đã chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Lúc này, bé đã trong tình trạng kích thích, mất nước nặng, vật vã, quấy khóc. Bên cạnh đó, trẻ chướng bụng, xông dạ dày ra dịch xanh, thăm hậu môn thấy phân đen lẫn máu cũ.

Kết quả thăm khám cho thấy, bé M không phải bị viêm ruột thông thường mà mắc phải căn bệnh “ruột quay bất toàn”, nguy hiểm tới tính mạng. Căn bệnh “quái gở” này làm mạc treo chung của ruột bị hẹp, khiến ruột non bị xoắn chặt lại. Tuy nhiên, không may mắn như trường hợp bệnh nhi ở Hải Phòng, bé M khi được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật phát hiện phần ruột bé đã bị xoắn toàn bộ dẫn tới phù nề, tím ngắt và hoại tử.

“Chúng tôi phải tiến hành phẫu thuật để cắt, ghép các phần ruột non bị hoại tử hoàn toàn. Sau khi phẫu thuật, bé M đã phải cắt bỏ tổng số 80 cm ruột. Phần ruột được “cứu sống” chỉ còn lại “non nửa” là khoảng 70 cm”, Th.S Vũ Mạnh Hoàn - Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Nhi Trung ương), người điều trị ca bệnh chia sẻ.

Khó phát hiện, nếu muộn gây nguy cơ hoại tử ruột

Theo một nghiên cứu nước ngoài, tỷ lệ mắc bệnh ruột quay bất toàn khá lớn, lên tới 1/500 trẻ sống. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Ngọc Sơn – chuyên gia Ngoại nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), tại Việt Nam, đây vẫn được xem là căn bệnh hiếm gặp. Bởi, ruột quay bất toàn khó chẩn đoán, phát hiện.

Khi trẻ mắc bệnh, có thể có những biểu hiện rầm rộ, cấp tính như nôn ra dịch mật cấp dịch xanh, dịch vàng ở trẻ sơ sinh dù trước đó hoàn toàn khoẻ mạnh, bụng chướng, đi ngoài phân máu. Các triệu chứng không đặc hiệu khác có thể như: Đau bụng mạn tính, viêm tụy mạn, thường xuyên nôn trớ, bụng chướng, sụt cân, chậm tăng trưởng, chán ăn, tiêu chảy từng đợt hoặc tiêu máu. Ngoài ra, trẻ có thể không có triệu chứng và không biểu hiện lâm sàng.

Do những triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, nên trẻ mắc ruột quay bất toàn thường dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh nội khoa như: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột, nôn chu kỳ. Điều đó dẫn tới nhiều nguy cơ, điển hình nhất là trẻ có thể bị hoại tử ruột nghiêm trọng dẫn tới tử vong.

BS Vũ Mạnh Hoàn khuyến cáo, khi trẻ có những biểu hiện trên, việc đầu tiên là phải loại trừ các nguyên nhân ngoại khoa, trong đó có bệnh ruột quay bất toàn trước khi xử lý nội khoa. Căn bệnh này có thể dễ dàng xác định nếu bác sĩ lâm sàng hiểu biết và nghĩ đến bệnh, tiến hành chụp lưu thông đường tiêu hóa với thuốc cản quang, siêu âm, cắt lớp. Đặc biệt, khi chụp X-quang dạ dày cản quang, với tình trạng xoắn ruột do ruột quay dở dang sẽ thấy tắc ruột hoàn toàn hoặc tắc ruột cao ở tá tràng, với dấu hiệu điển hình là hình “lò xo” hay “dụng cụ mở nắp chai rượu vang”.

Còn theo PGS.TS Trần Ngọc Sơn, khi khám lâm sàng, nếu ruột quay dở dang không xoắn ruột thường không có triệu chứng thực thể. Nhưng nếu ruột quay dở dang có xoắn ruột có các triệu chứng như: Bụng chướng (chướng dạ dày và tá tràng thứ phát do tắc tá tràng); Trẻ thường kích thích, có thể biểu hiện tình trạng mất nước (do nôn ói và sự mất dịch vào khoang thứ ba của cơ thể); thể tích tuần hoàn mất, thiếu máu ruột non tiến triển, trẻ nhanh chóng đi vào sốc nhiễm trùng, lúc này có thể thấy các biểu hiện như: Ban đỏ ở thành bụng, viêm phúc mạc, tụt huyết áp, suy hô hấp, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc cả hai, toan chuyển hóa hệ thống, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Với tình trạng này, trẻ phải được phẫu thuật ngay lập tức.

Như với bệnh cảnh của bé M (ở Nam Định), theo BS Vũ Mạnh Hoàn, bệnh nhi này phải mất một thời gian đưa hai đầu ruột ra ngoài làm hậu môn nhân tạo và trải qua thêm hai lần phẫu thuật nữa mới trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn đánh giá đây là điều vô cùng may mắn với bé. Bởi với các bệnh nhân bị ruột ngắn sẽ gây tình trạng rối loạn hấp thu. Ruột càng ngắn, rối loạn càng nhiều, nhiều trẻ phải phụ thuộc vào nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn. Trong điều kiện ở Việt Nam đây là điều khó khăn, nhiều trẻ bị biến chứng nhiễm trùng gây tử vong. BS Vũ Mạnh Hoàn nói: “Trường hợp của bé M chỉ cần nhập viện muộn hơn một vài ngày, tình trạng hoại tử ruột trầm trọng hơn thì các bác sĩ khó lòng có thể cứu chữa”.

Ruột quay và cố định bất thường - hay còn gọi “ruột quay bất toàn” được xác định là một dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa hiếm gặp của trẻ. “Trong thời kỳ còn nằm trong bụng mẹ, ruột của bào thai diễn ra quá trình quay bình thường. Tuy nhiên, do một tác nhân nào đó trong quá trình phát triển, ruột của bào thai dừng lại ở một vị trí bất thường, từ đó gây ra hàng loạt nguy cơ như tắc, xoắn tá tràng ở thể mãn tính và cấp tính”, BS Hoàn cho biết.

Các chuyên gia cho biết, khi bệnh nhi mắc ruột quay bất toàn, không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường tiêu hóa, khiến trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, mà còn có thể tử vong do ruột xoắn tắc dẫn đến hoại tử nặng nề. Việc phát hiện sớm căn bệnh này cũng có ý nghĩa trong việc phẫu thuật cho bệnh nhân.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 49 phút trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 11 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Top