Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt

Thứ tư, 15:12 11/12/2019 | Y tế

GiadinhNet - Vào mùa mưa lũ, những trận mưa lớn, lũ lụt xảy ra thường xuyên tại các khu vực ven biển với tần suất, cường độ và lưu lượng lớn. Mưa lũ lớn đã gây ngập lụt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Trên cơ sở đó, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã cho ban hành cuốn Sổ tay Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt nhằm giúp người dân có kiến thức về xử lý nước và vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh có liên quan để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống xung quanh.

Dưới đây là cách xử lý nước và vệ sinh môi trường trước, trong và sau bão lụt:

Trước khi bão lụt:

Đối với nguồn nước: Chuẩn bị nắp và ni lông để bịt miệng giếng khơi, bể nước mưa, lu hoặc nút, bịt miệng giếng khoan. Lưu ý, khi bịt miệng giếng, cần để một khe nhỏ cho khí thoát ra khi nước dâng lên.

Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt - Ảnh 1.

Bịt miệng giếng trong mùa lũ lụt

Đối với nhà vệ sinh:

- Nhà vệ sinh 2 ngăn: Lấy hết phân, đào hố sâu cách xa nguồn nước ăn uống ít nhất 10m, ủ với vôi bột hoặc tro bếp sau đó lấp đất kỹ, trong hố tiêu cho vôi bột hoặc tro bếp vào trước khi đậy nắp.

- Nhà vệ sinh tự hoại hoặc thấm dội nước: Chuẩn bị nút để đậy chặt lỗ hố tiêu.

- Nhà vệ sinh chìm có ống thông hơi: Cho vôi bột hoặc tro bếp phủ kín lên bề mặt phân rồi lấp đất kín lại.

- Chuồng gia súc: Thu gom phân cho vào hố cách xa nguồn nước sinh hoạt ít nhất 10m, sau đó rải vôi bột hoặc tro bếp phủ toàn bộ bề mặt rồi lấp đất kỹ.

Trong mùa lũ:

Trong mùa lũ lụt, trường hợp giếng bị ngập không có nước dự trữ thì phải lấy nước ngập lụt xử lý để sử dụng. Theo đó, làm trong nước bằng cách dùng 1 gam phèn chua (tương đương một hạt ngô to) cho vào 20 lít nước, đánh tan phèn chờ 30 phút nước lắng cặn đến trong, nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc.

Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt - Ảnh 2.

Xử lý nước trong mùa bão lụt

Sau đó, khử trùng nước đã được làm trong bằng hoá chất Cloramin: dùng 1 viên Chloramine B loại 250mg cho vào 25 lít nước. Khuấy đều cho tan hết lượng hoá chất, sau 30 phút mới sử dụng. Lưu ý: Nước đã khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tuy nhiên vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.

Đối với việc vệ sinh môi trường, nên đào những hố tiêu tạm thời tại những nơi cao chưa bị ngập. Trong trường hợp ngập cao, có thể xử lý tạm bằng cách dùng thùng, chậu lót ni lông rồi đổ tro, trấu vào để đi ngoài. Khi nước rút mang chôn xuống đất.

Phân gia súc, gia cầm, cần tập trung vào bao tải, khi chôn xuống đất cần rắc vôi bột để khử trùng, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Sau bão lụt:

Đối với Giếng khơi: Cần thau rửa giếng, làm vệ sinh thành và nền giếng, khơi thông nước ngập lụt quanh giếng. Sau đó, làm trong nước bằng phèn chua và khử trùng nước giếng bằng Cloramin B.

Đối với giếng khoan: Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa rồi bỏ nước đi, sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.

Đối với môi trường: Nước rút đến đâu huy động cộng đồng làm vệ sinh môi trường đến đó. Vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.

Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt - Ảnh 3.

Vệ sinh môi trường sau lũ

Khi nước rút hết môi trường bị ô nhiễm nặng, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối chết thối rữa. Do đó, cần phải khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật và tẩy uế.

Về xử lý xác súc vật chết: Khảo sát, ước lượng xác súc vật chết cần xử lý. Chọn vị trí chôn xác súc vật ở ngoài đồng cách xa nguồn nước ít nhất 50m. Đào hố chôn xác súc vật ở độ sâu ít nhất phải trên 0,8m, đổ 3-5kg vôi bột hoặc phun Cloramin B nồng độ cao rồi lấp đất nén chặt, rào kỹ lại tránh súc vật đào bới, cắm biển cảnh báo.

Sau khi chuyển xác súc vật đi chôn phải phun thuốc khử trùng hoặc rải vôi bột nơi có xác súc vật chết. Hằng ngày phải kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại ngay.

Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo, mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi.

Anh Khôi

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 6 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Lạng Sơn: Gần 100 người mắc rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Đa số bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc, la hét, chửi bới, lo âu, hoảng sợ, ảo giác...

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Tai nạn hy hữu: Đạp xe đi học, nam sinh 17 tuổi bị tay lái đâm sâu vào cổ

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cú ngã không ngờ đã khiến tay lái xe đâm vào cổ. Máu từ vết thương ồ ạt chảy, cậu vội dùng tay bịt vết thương, loạng choạng chạy bộ về nhà.

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, hai người đàn ông nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Sau 5 tháng uống thuốc nam điều trị viêm gan B, ông D. thấy mệt mỏi, chán ăn, tiểu ít, có màu vàng sẫm, đại tiện phân táo nên được đưa đi bệnh viện.

Top