Hy hữu: Ông cụ 83 tuổi ở Quảng Ninh mất 15 năm đi "đòi" khoản nợ giải phóng mặt bằng và nơi ở tái định cư nhưng chưa có hồi kết
GiadinhNet - Mặc dù việc thu hồi đất, giao đất diễn ra từ năm 2007 nhưng đến nay, cụ Đinh Xuân Hồng không những bị nợ tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng mà còn vẫn chưa được bố trí nơi ở tái định cư.
Ông cụ 83 tuổi bị nợ tiền giải phóng mặt bằng
Phản ánh tới Chuyên trang Gia đình & Xã hội (Báo Sức khỏe & Đời sống), ông Đinh Xuân Hồng (83 tuổi, thương binh, trú tại Khu 11, phường Quang Trung, TP Uông Bí, Quảng Ninh) cho biết, ông là chủ sở hữu hợp pháp của nhiều thửa đất với tổng diện tích là 11.559,8 m2, toạ lạc tại thôn 3, xã Điền Công, thị xã Uông Bí (nay là phường Trưng Vương, TP Uông Bí).
Năm 1993, ông Hồng nhận chuyển nhượng số đất trên từ ông Đỗ Văn Luận và có lập Giấy chuyển nhượng QSDĐ khai hoang ngày 25/3/1993.
Từ thời điểm nhận chuyển nhượng đất, ông Hồng và cả gia đình đã xây dựng nhà ở hợp pháp, trồng trọt, chăn nuôi, sinh sống ổn định và liên tục trên thửa đất của mình mà không xảy ra tranh chấp.
Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Ninh có chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án "Xây dựng khu dịch vụ tổng hợp và du lịch" tại xã Điền Công, do Công ty TNHH Quảng Nam là chủ đầu tư (nay là Công ty TNHH Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ sinh thái Quảng Nam), với tổng diện tích của Dự án là 21.386 m2.
Trong thời gian thương thảo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, Ban Đền bù, giải phóng mặt bằng (Ban ĐBGPMB), đại diện là Công ty Quảng Nam thỏa thuận hỗ trợ bồi thường cho gia đình ông Đinh Xuân Hồng số tiền là 384.454.000 đồng.
Ông Hồng cho biết: "Do việc thu hồi đất khiến gia đình tôi không còn chỗ ở nên Ban GPMB thỏa thuận sẽ đổ đất vào 300m2 ao của tôi (phần đất còn lại không bị thu hồi - PV) để tôi có thể xây dựng nhà và sinh sống trên đất; đồng thời, sẽ chuyển đổi 300m2 đó thành đất ở và làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi. Tất cả những thỏa thuận trên đều được lập thành văn bản, có chữ ký, con dấu rõ ràng".
Tuy nhiên, ông Hồng cho biết, từ năm 2007 đến nay, đã 15 năm trôi qua, gia đình ông không những không được bố trí nơi ở mới, mà số tiền bồi thường, hỗ trợ 114 triệu đồng vẫn chưa được Ban ĐBGPMB tiến hành chi trả theo như thỏa thuận đã cam kết. Mặc dù gia đình ông Hồng đã nhiều lần yêu cầu phía chính quyền địa phương, chủ đầu tư Dự án giải quyết nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Ông Hồng cho rằng, sau khi nhận được đơn khiếu nại của công dân về những vi phạm trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ban ĐBGPMB, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đều chưa giải quyết dứt điểm sự việc.
15 năm khiếu kiện, chưa có hồi kết
Được biết, trong tổng diện tích đất thu hồi 21.386 m2, có 10.700m2 đất thuộc quyền sở hữu của ông Đinh Xuân Hồng là để phục vụ cho dự án "Xây dựng khu dịch vụ tổng hợp và du lịch" tại xã Điền Công, nhằm mục đích phát triển kinh tế của địa phương (tức là, số đất của ông Hồng cũng chiếm hơn ½ tổng diện tích đất thu hồi cho cả dự án là 21.386 m2).
Song, ông Hồng cho biết: "Khi tôi có kiến nghị gửi UBND TP Uông Bí đề cập đến vấn đề trên, ngày 10/5/2021, UBND TP Uông Bí có Văn bản phúc đáp số 1063/UBND-TNMT, rằng, việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án "Xây dựng khu dịch vụ tổng hợp và du lịch" đối với gia đình tôi đã được thực hiện theo đúng quy định và những cam kết của của Ban ĐBGPMB với tôi chỉ là thỏa thuận dân sự giữa Công ty Quảng Nam và gia đình tôi, đề nghị tôi liên hệ với công ty để giải quyết".
"Tôi cho rằng, văn bản phúc đáp của UBND TP Uông Bí với nội dung trên đối với kiến nghị của công dân có phần thờ ơ, thoái thác trách nhiệm khi cho rằng việc cam kết của Ban ĐBGPMB tại thời điểm đó là thoả thuận giữa tôi và Công ty Quảng Nam, "đổ" hết trách nhiệm cho công ty này. Trong khi đó, do tin tưởng chính quyền địa phương và mong muốn kinh tế tại địa phương được phát triển như những gì mà Ban ĐBGPMB đã trao đổi, tôi mới đồng ý bàn giao đất", ông Hồng bức xúc cho hay.
Hơn nữa, thành phần của Ban ĐBGPMB thời điểm thu hồi đất có đại diện của UBND TP Uông Bí, UBND xã Điền Công và Công ty Quảng Nam. Như vậy, có thể thấy rõ, mọi thoả thuận của hộ gia đình ông Đinh Xuân Hồng với Công ty Quảng Nam đều gắn liền với UBND TP Uông Bí và UBND xã Điền Công.
Ông Hồng cũng nêu quan điểm trong đơn đề nghị với toà soạn Gia đình & Xã hội: "Tôi không bán đất trực tiếp cho Công ty Quảng Nam, mà tôi giao đất cho chính quyền địa phương để thực hiện dự án nhằm phát triển kinh tế địa phương. Do đó, chính quyền sở tại không thể thoái thác hết trách nhiệm sang Công ty Quảng Nam".
Ông Hồng cho hay, bản thân là thương binh, có 11 năm chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, bàn tay phải bị trúng đạn mãi mãi không thể phục hồi. Hơn nữa, kể từ thời điểm gia đình ông bàn giao đất cho Ban ĐBGPMB là năm 2007, 2008 đến nay, gia đình ông Hồng vẫn chưa được hỗ trợ tái định cư theo quy định, cuộc sống bấp bênh, số tiền bồi thường cũng bị nợ đến 114 triệu đồng.
Bởi vậy, chứng kiến phần diện tích đất bị thu hồi vẫn đang bị bỏ hoang, không ai sử dụng, khai thác, không có dấu hiệu của việc thực hiện dự án "Xây dựng khu dịch vụ tổng hợp và du lịch", ông Đinh Xuân Hồng càng thêm đau lòng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của ông.
Chi trả giải phóng mặt bằng là giao dịch dân sự (!)
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi nhanh với PV Sức khỏe & Đời sống qua điện thoại, ông Bùi Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết: "Việc nợ khoản chi trả giải phóng mặt bằng là giao dịch dân sự giữa công dân với doanh nghiệp (Công ty Quảng Nam – PV). Nhà nước nào giải quyết cái đó".
Ông Thành cho biết, sau khi nhận đơn khiếu kiện từ công dân ông Đinh Xuân Hồng, thành phố đã giao các đơn vị liên quan kiểm tra. "Kết quả kiểm tra cho thấy đây là thỏa thuận dân sự, phía Công ty Quảng Nam cũng đã giải quyết xong", ông Thành cho hay.
Ông Thành khẳng định: "Việc doanh nghiệp - nhà nước với việc giải quyết đền bù trước đây giữa doanh nghiệp - dân là hai việc khác nhau".
Cũng trao đổi nhanh qua điện thoại với PV, ông Nguyễn Thái Phương – Giám đốc Công ty Quảng Nam cho rằng: "Sau khi tiếp nhận Công ty Quảng Nam, trên cơ sở bàn giao từ giám đốc cũ, chúng tôi không thấy có thông tin gì liên quan đến trường hợp ông Đinh Xuân Hồng. Chúng tôi tiếp quản hồ sơ "sạch", đất "sạch". Sau đó một thời gian, chúng tôi nhận được lùm xùm giữa việc nợ khoản hỗ trợ đền bù GPMB. Chúng tôi đã tìm hiểu, làm việc và sắp xếp các buổi làm việc giữa Công ty với ông Hải (giám đốc cũ của Công ty Quảng Nam - PV), ông Hồng, thì kết quả là ông Hải nhầm ở khoản chi trả đền bù GPMB là 14 triệu chứ không phải 114 triệu như ông Hồng nêu".
Về vấn đề tái định cư sau thu hồi đất, ông Phương khẳng định, phần đất bị thu hồi của ông Hồng đang ở là không hợp với quy hoạch của thành phố nên rất khó để hỗ trợ.
Như vậy, sự việc này vẫn còn nhiều điều khó hiểu cần phải làm sáng tỏ, quyền lợi hợp pháp của người dân sẽ được bảo vệ ra sao, các trình tự về giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện Dự án "Xây dựng khu dịch vụ tổng hợp và du lịch" có đúng với quy định pháp luật, Chuyên trang Gia đình & Xã hội (Báo Sức khỏe & Đời sống) sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới độc giả.
Từ năm 2025, nhóm người nào sẽ không được lái ô tô hạng B?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT, người điều khiển xe máy chuyên dùng, người lái xe hạng B sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe hơn về sức khỏe từ 1/1/2025. Vậy nhóm người nào sẽ không được lái ô tô hạng B khi gặp vấn đề về sức khỏe?
2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali, yêu cầu cởi đồ vì nghi lấy tiền
Pháp luật - 1 giờ trước2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể ở Tiền Giang lục vali, thậm chí họ được yêu cầu cởi đồ để kiểm tra... nguyên nhân do mất 20 triệu đồng. Công an đang làm rõ vụ việc gây xôn xao mạng xã hội này.
Đỉnh Fansipan xuất hiện băng tuyết
Xã hội - 1 giờ trướcNhiệt độ xuống dưới 0 độ C khiến băng tuyết xuất hiện phủ một lớp mỏng trên đỉnh núi Fansipan (tỉnh Lào Cai).
Tìm thấy thi thể các nạn nhân vụ xe rác lao từ cầu xuống sông Hương
Xã hội - 2 giờ trướcSau hơn hai ngày tìm kiếm, toàn bộ nạn nhân trong vụ xe rác đâm nát thành cầu rồi lao xuống sông ở Thừa Thiên - Huế được lực lượng chức năng tìm thấy.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Giải cứu thanh niên bị lừa bán sang nước ngoài làm việc
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi bị kẻ gian lừa bán sang Campuchia, T. bị cưỡng bức lao động, muốn về nước người nhà phải gửi 250 triệu đồng để chuộc.
Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp ở Phú Quốc sau 10 ngày mất tích
Pháp luật - 4 giờ trướcQuá trình xác minh qua nhóm bạn trên Facebook, ông Lê Đình Tuân (Kon Tum) biết được con gái đang có mặt tại Phú Quốc (Kiên Giang) nên tức tốc đến đón về.
Bắt đối tượng ‘ngáo đá’ cướp xe ô tô, đánh chết người
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Ngày 23/11, Công an Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Nữ sinh đi xe đạp tử vong thương tâm vì bất cẩn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Nữ sinh điều khiển xe đạp trong khi di chuyển từ vỉa hè xuống lòng đường đã xảy ra va chạm với một xe máy. Nạn nhân sau đó ngã ra đường, bị một xe đầu kéo lao tới tông trúng.
Bắt 17 đối tượng trong đường dây 'tín dụng đen' với mức lãi suất ‘cắt cổ’
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng trong đường dây đều có tiền án, tiền sự và với thủ đoạn hoạt động hết sức tinh vi bằng việc cho vay truyền thống và núp bóng góp thăm, góp ống...
Hàng trăm người dân đua nhau ra cào 'lộc biển'
Xã hộiGĐXH - Nhiều ngày qua, do ảnh hưởng của sóng lớn trong mùa biển động, hàng chục tấn dắt dạt vào bờ biển xã Diễn Kim. Đây là hiện tượng lần đầu xuất hiện ở đây, hàng trăm người dân đua nhau ra cào, vớt "lộc biển".