Kem béo thực vật trong trà sữa ảnh hưởng đến hệ sinh dục?
GiadinhNet - Để tạo ra sự riêng biệt nhằm hút khách trong thị trường trà sữa vốn đã bão hòa ở TPHCM, các tiệm trà sữa liên tục đưa ra các biến tấu mới mẻ. Gần đây, giới trẻ "phát sốt" trước một loại trà sữa mới. Đó là trà sữa ly hai ngăn để thực khách có thể thưởng thức cùng lúc hai loại trà sữa trong một ly. Tuy nhiên, theo các chuyên gia: Trà sữa là loại đồ uống chứa nhiều chất béo, trẻ em không nên dùng nhiều!

Đồ uống khiến giới trẻ "phát sốt"
Trưa 19/7, men theo cung đường Hoàng Sa uốn lượn dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, chúng tôi dừng chân trước quán trà sữa hai ngăn, địa chỉ đang gây sự chú ý của giới trẻ Sài thành bởi là nơi đầu tiên ở đô thị này bán trà sữa 2 ngăn. Chúng tôi gọi trà sữa hai ngăn với một ngăn là “trà sữa trân châu”, ngăn còn lại là “hồng trà hương bạc hà”, giá 38.000 đồng/ly. Hương vị “thức uống thời thượng” này không lạ với chúng tôi là mấy, bởi nó cũng giống các loại trà sữa khác, chỉ là chiếc ly “không giống ai” mà thôi.
Quán khá vắng vào buổi trưa nên chúng tôi có dịp trò chuyện với ông chủ trẻ. “Chị ruột của em ở bên Đài Loan có quen với chỗ sản xuất loại ly hai ngăn nên mua gửi về và gợi ý em làm thử xem được không. Em thấy lạ nên chỉ mới thử nghiệm thôi, nào ngờ mạng xã hội lan truyền nhanh quá, khiến em cũng bất ngờ”, chủ quán chia sẻ cởi mở. "Bán đắt thì tốt chứ rắc rối gì?”, chúng tôi hỏi. Chủ quán gãi đầu: “Chiều chiều, nhiều người đến gây tắc đường khiến em bị mấy anh ở phường nhắc nhở, đành bán đến 18h là đóng cửa thôi. Cán bộ Y tế dự phòng quận cũng đến làm việc về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. May mà em mua đồ xịn, toàn bộ nguyên liệu, dụng cụ pha chế của công ty hẳn hoi nên chứng từ đầy đủ. Có điều, quán của em chưa có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm vì mới bán thử nên phía cơ quan chức năng đang hướng dẫn em đăng ký hoàn thiện chứng nhận này”.
Chủ quán cũng thẳng thắn thừa nhận: "Một ly trà hai ngăn giá 38.000 đồng là quá đắt so với mặt bằng chung 15.000 đồng/ly.Tuy nhiên, cái ly hai ngăn mua từ Đài Loan về đến mình đã hơn 10.000 đồng, nguyên liệu xịn nên giá thành cao. Dù bị chê là đắt nhưng tính ra, mỗi ly em lời chưa được 4.000 đồng”.
Không nên dùng nhiều
Một nghiên cứu tại Đức cho thấy, trà đen có khả năng giúp huyết áp khỏe mạnh. Tuy nhiên có một loại protein chứa trong sữa, được gọi là caseins lại ngăn chặn khả năng này của trà khi pha sữa vào nhau. Hoạt chất caseins có trong sữa sẽ làm giảm tác dụng của trà. Nói cách khác, uống trà với sữa sẽ làm trà mất khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch. TS Verena Stangl, Giáo sư tim mạch tại Bệnh viện Charite ở Berlin nhận định trên tạp chí European Heart Journal: Kết quả nghiên cứu về mối liên hệ trà- sữa đã lý giải vì sao nước Anh lại có tỷ lệ người mắc bệnh tim cao, mặc dù đây là một trong những quốc gia có nhiều người uống trà nhất thế giới bởi 98% người uống trà ở Anh đã pha thêm sữa.
Thực tế tại TPHCM, với mức giá “thượng vàng hạ cám” từ 10.000 - 38.000 đồng/ly thì vấn đề chất lượng trà sữa rất khó kiểm chứng. Gần đây, cơ quan chức năng ở TP Hà Nội đã xử phạt một nhãn hiệu trà sữa có tiếng nhưng sử dụng nguyên liệu chế biến không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước đó, tại Đà Nẵng, cơ quan chức năng cũng loan tin xử phạt nhiều tiệm trà sữa vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Sốc hơn nữa, hồi tháng 11/2015, nhiều cơ quan truyền thông đưa tin tại Trung Quốc đã xuất hiện hạt trân châu (một thành phần chính trong trà sữa) được làm từ... vỏ xe cũ. Thông tin này đã khiến những ai "khoái khẩu" món đồ uống này đều giật mình.
BS Trúc Thanh (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cảnh báo: Ngoài những thương hiệu trà sữa có uy tín thì đa phần các cửa hàng bán trà sữa lẻ sử dụng nguyên liệu để pha chế có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi uống nhiều loại trà sữa không rõ nguồn gốc trong một thời gian dài, hóa chất độc hại sẽ tích tụ trong cơ thể gây bệnh. Ở một số cửa hàng, trà sữa được pha chế từ tinh trà. Đây không phải là loại trà tự nhiên mà bột trà. Loại tinh trà này được chế tạo từ các chất tổng hợp hóa học. Nếu tinh trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn, người sử dụng dùng ít thì không nguy hại. Song khi các chất phụ gia vượt ngưỡng hoặc dùng nhiều sẽ làm tổn thương nội tạng. Khi dùng quá nhiều, chắc chắn sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan và thận. Không những thế, các hoạt chất này còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ nếu dùng quá nhiều.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Trong trà sữa có chứa nhiều kem béo thực vật, một chất gây hại cho sự phát triển của trẻ. Kem béo thực vật nhìn rất giống sữa cả khi hòa cùng nước, nhưng trên thực tế nó lại không hề chứa sữa. Kem béo thực vật có chứa chất béo chuyển hóa rất khó bị phân hủy sau khi vào cơ thể, cũng khó để được chuyển hóa ra bên ngoài. Những chất béo thông thường sẽ được chuyển hóa trong vòng 7 ngày, trong khi đó chất béo chuyển hóa thì cần 50 ngày, thậm chí lâu hơn sau khi đi vào cơ thể. Dùng quá nhiều chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn, tiểu đường, dị ứng và các bệnh khác. Quan trọng hơn nó sẽ làm hỏng các mạch máu, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, cũng như có tác động xấu đến sự phát triển về sinh dục của giới trẻ.
Tổ chức Y tế thế giới khuyên: Mỗi người chỉ nên nạp không quá 2g chất béo chuyển hóa vào cơ thể trong một ngày, trong khi đó một ly trà sữa 500ml rất dễ vượt qua giới hạn này.
T.B
Thanh Giang

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 10 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 10 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 11 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...