Kem đánh răng "made in Việt Nam" lừng lẫy một thời (P2): Thành công phải đổi bằng nước mắt, cái kết nghẹn ngào và cuộc "tái sinh" bất thành
GiadinhNet - Kem đánh răng Dạ Lan từng là một giai thoại đẹp trong ngành hàng tiêu dùng những năm 1990. Tuy nhiên, chiến lược liên doanh với nước ngoài đã khiến Dạ Lan biến mất khỏi thị trường, để rồi lại lăn lộn đi tìm hào quang của chính mình trong quá khứ.
Kết cục buồn của hãng kem đánh răng nổi tiếng
Thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan không quá quen thuộc đối với lớp trẻ ngày nay nhưng nó lại từng là ký ức hằn sâu trong trí nhớ của những người thuộc thế hệ 5X, 6X, 7X.
Khi đất nước chuyển mình từ bao cấp sang kinh tế thị trường, thị trường hàng hóa nội địa tràn ngập các thương hiệu Trung Quốc, các thương hiệu Việt rất hiếm hoi lại bị cạnh tranh gay gắt. Giữa lúc đó, kem đánh răng Dạ Lan thực sự là đại diện đáng tự hào của thương hiệu Việt.

Câu chuyện khởi nghiệp đầy nghị lực của ông Trịnh Thành Nhơn, chủ Công ty Sơn Hải từng là những chủ đề dậy sóng truyền thông những năm 1995. Tuy nhiên, hào quang của kem đánh răng Dạ Lan không tỏa sáng được bao lâu đã vội lụi tàn sau năm 1995, lúc các nhà đầu tư ngoại nhảy vào thị trường Việt Nam.
Trong năm đó, ông Nhơn đã ký hợp đồng liên doanh với Colgate - Palmolive, bán hết công ty cho nhà đầu tư ngoại này với giá 3,2 triệu USD và được nắm 30% cổ phần trong liên doanh, với hy vọng công ty của Mỹ có thể giúp Dạ Lan vươn tầm khỏi biên giới Việt. Thế nhưng, đi ngược với mong muốn của "cha đẻ" Dạ Lan, thương hiệu 200 năm tuổi đã "bóp chết" thương hiệu này chỉ sau vỏn vẹn 3 tháng và thế chỗ vào đó là kem đánh răng Colgate tồn tại đến tận bây giờ.

Không lâu sau, năm 1998, khi không thể chống chọi với thua lỗ, ông Nhơn phải bán nốt 30% cổ phần còn lại cho đối tác. Chưa hết, năm 1998, phía Colgate Palmolive còn quyết định giải thể luôn công ty này vì thua lỗ. Như vậy, chỉ sau vài năm liên doanh, tương tự kem đánh răng P/S, nhãn hiệu Dạ Lan hoàn toàn rơi vào tay công ty 100% vốn nước ngoài.
Lý giải về hai trường hợp liên doanh mà phần thiệt thuộc về doanh nghiệp Việt, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang phân tích, công nghệ là một trong các "chiêu" mà các công ty đa quốc gia dùng để "thâu tóm" doanh nghiệp Việt Nam.
Với P/S, doanh nghiệp nước ngoài mang tới công nghệ quá tầm khiến đối tác Việt hụt hơi, không đủ sức theo đuổi và phải bán lại cố phần. Trong khi đó, lỗ triền miên lại là nguyên nhân đẩy liên doanh Colgate Palmolive Sơn Hải tan vỡ.

Cuộc "tái sinh" gian nan của kem đánh răng Dạ Lan
Đau đớn trước thảm cảnh của "đứa con tinh thần", ông Nhơn đã thề "không bao giờ đụng đến lĩnh vực hóa mỹ phẩm". Vậy nhưng, 10 năm sau khi liên doanh giữa Dạ Lan và Colgate Palmolive hết hiệu lực, ông Nhơn lại từ Canada trở về Việt Nam tiếp tục đăng kí và phát triển lại thương hiệu Dạ Lan và thành lập Công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế (ICC).
"Bạn bè kinh doanh thời của chúng tôi kháo nhau, 10 thương hiệu vang bóng một thời của VN, gây dựng từ trước khi mở cửa như Dạ Lan, Cô Ba, lốp Sao Vàng, xe đạp Thống Nhất... đa số được bán hết, hoặc biến mất, một số có tham vọng quay lại nhưng thất bại. Chắc chỉ có kem đánh răng Dạ Lan được chính chủ nhân đưa lại thị trường Việt tương đối tốt. Bạn bè nhận xét vậy, âu đó cũng là động lực để mình cố gắng hơn".

Năm 2009, tuyên bố đưa thương hiệu Dạ Lan quay lại thị trường, nhiều người góp ý nên đổi tên "tây tây" chút chứ Dạ Lan nay "quê" rồi. Hoang mang, ông Nhơn tìm đến công ty nghiên cứu thị trường hỏi, chính họ đã thực hiện khảo sát và đưa ra lời khuyên ông nên giữ lại cái tên Dạ Lan.
"Tình cảm của người tiêu dùng vẫn dành cho mình, tôi nghĩ phải nghiên cứu làm bằng được sản phẩm ưng ý, phục vụ họ như lời cảm ơn người tiêu dùng thật lòng và thỏa đam mê, nhiệt huyết với nghề. Tôi có niềm tin mãnh liệt mình sẽ thành công trong cuộc trở lại này, vì đã tìm thấy con đường. Tôi muốn đưa Dạ Lan không vào danh sách thương hiệu Việt "vang bóng một thời" mà là vang bóng mai sau", ông Nhơn bộc bạch.

Doanh nhân Trịnh Thành Nhơn.
Sự trở lại của Dạ Lan khiến nhiều người thích thú vì được gặp lại "cố nhân". Tuy nhiên, trong một thị trường đã thay đổi quá nhiều, những thương hiệu của ông Nhơn gần như không tạo được dấu ấn, kể cả sự trở lại của Dạ Lan cũng vấp phải muôn vàn khó khăn.
Thời gian đầu tiên, ông Nhơn đổ hết lợi nhuận kiếm được bao nhiêu năm, mời các chuyên gia hàng đầu về làm cho mình. Thậm chí để chiêu mộ họ, ông dám bỏ ra 500 triệu/người để chuộc họ về từ tay các tập đoàn đa quốc gia.
ICC chia thành 2 thị trường, một phần được tổ chức phân phối theo kiểu truyền thống, đến các đại lý, siêu thị và một phần được bán tại các khu chợ để trực tiếp mời gọi khách hàng. ICC đã thiết kế cho Dạ Lan 3 kiểu bao bì, kích cỡ khác nhau để tạo sự khác biệt.
Tại các khu chợ truyền thống, ICC tổ chức các gian hàng để mời gọi khách hàng, cho khách hàng dùng thử, tặng quà khuyến mãi và bán hàng cho họ. Cứ sau khi đóng cửa một khu chợ vài ngày thì gian hàng này được chuyển qua địa điểm khác để tiếp tục bán như vậy.
Cách làm này đã có hiệu quả tức thì, trong năm đầu tiên, ICC thắng lớn! Chiếm lại được một số thị trường, đạt được mức doanh số mà nhiều công ty khác có khi phải mất 5 năm mới có khiến các ông "đại gia" trong ngành đều sửng sốt, dè chừng.
"Thế nhưng, vì chỉ chăm chăm vào xây dựng chiến lược nên tôi đã quên mất một điều. Lúc chúng tôi bỏ tiền ra sắm cho ICC một chiếc xe tăng T54 hạng nặng, những ông lớn họ đã có trong kho cả trăm, cả ngàn chiếc T54 như thế. Trận đầu tiên tôi thắng chỉ vì đánh úp, đánh bất ngờ khiến họ chưa kịp phòng ngự thôi!
Đến năm thứ 3 thì doanh số ICC bắt đầu giảm, năm tiếp theo xuống tới con số âm. Số tiền đầu tư bay đứt, các hệ thống bắt đầu gãy, nhân viên lần lượt rời công ty.
Từ nhà máy có trên dưới 300 nhân viên, sau 3 năm chúng tôi chỉ còn vỏn vẹn 100 người. Mà những người ở lại thì sau trận đánh cũng chỉ là những thương binh, bệnh binh, phế binh." - doanh nhân Thành Nhơn chia sẻ.
Cho tới thời điểm này, kem Dạ Lan vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng ở thị trường. Đã 10 năm trôi qua, mục tiêu tìm lại hào quang xưa cho Dạ Lan của ông Nhơn vẫn còn rất xa.

Thực tế, không chỉ có Dạ Lan, tại thời điểm làn sóng đầu tư ngoại vào Việt Nam những năm sau 1995, đã có rất nhiều thương hiệu của người Việt phải chấp nhận liên doanh, yếu thế và tự biến mất hoặc bán thương hiệu với niềm tin mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn. Câu chuyện của Dạ Lan chỉ là một trong những nốt son trong bức tranh thương hiệu Việt vang bóng một thời. Chỉ khác là chủ nhân của nó vẫn hy vọng mãnh liệt về hồi sinh một thương hiệu từng làm mưa, làm gió trên thị trường.
Cha mẹ làm điều này thường xuyên sẽ khiến IQ của con thấp đi

Việt Nam sở hữu loại cây lấy hoa quý hiếm trên thế giới, thu về hơn 300 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm
Xu hướng - 2 ngày trướcXuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh hơn 102% trong tháng 3.

Các loại hạt giá rẻ bổ sung nội tiết tố nữ
Xu hướng - 3 ngày trướcGĐXH - Hiện nay các loại thực phẩm bổ trợ cho các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ tương đối đa dạng và phong phú cũng như có các bằng chứng khoa học minh bạch cho hiệu quả sức khỏe, đặc biệt là các loại hạt.

Ai đang mua những chiếc điện thoại siêu xa xỉ tại Việt Nam?
Xu hướng - 5 ngày trướcĐó là nhóm "tinh hoa" trong độ tuổi 30-40 tuổi đã giàu có nhanh chóng.

'Bỏ túi' loạt địa điểm vui chơi tại Hà Nội nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Xu hướng - 6 ngày trướcGĐXH - Nghỉ lễ dài tới 4 ngày nếu không có nhu cầu đi xa thì ngay trong lòng Thủ đô cũng có nhiều địa điểm “xịn sò” bạn và người thân tha hồ xả hơi, chụp ảnh sống ảo và tận hưởng một kỳ nghỉ trọn vẹn.

Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành 'vàng trong đất': Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
Xu hướng - 6 ngày trướcTừng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.

Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại cây này chỉ mọc tại số ít quốc gia và phải ít nhất trên 3 năm mới có thể thu hoạch.

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?
Xu hướng - 1 tuần trướcMỸ - Cuộc sống hiện tại của triệu phú Moziah Bridges (23 tuổi) khiến nhiều người mơ ước nhưng ít ai biết rằng Moziah khởi nghiệp từ khi mới 9 tuổi.

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy
Xu hướng - 1 tuần trướcNăm ngoái, nhà ông Giàng Sử Hòa ở Nậm Chảy thu 500 triệu đồng từ chuối, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trừ chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng. Trồng chuối nhàn hơn mà thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn.

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?
Xu hướng - 1 tuần trướcTheo các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản, trong quý I/2025, mặt bằng giá chung cư có phần chững lại có có mức tăng giá theo quý thấp nhất trong 2 năm qua. Trong khi đó, đất nền tại các tỉnh miền Bắc ghi nhận mức độ tăng trưởng lớn nhất.

Việt Nam sở hữu loại 'kim cương đen' cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
Xu hướng - 1 tuần trướcDù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.

Các loại hạt giá rẻ bổ sung nội tiết tố nữ
Xu hướngGĐXH - Hiện nay các loại thực phẩm bổ trợ cho các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố nữ tương đối đa dạng và phong phú cũng như có các bằng chứng khoa học minh bạch cho hiệu quả sức khỏe, đặc biệt là các loại hạt.