Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kéo dài tuổi thọ (6): Bệnh người già dễ mắc

GiadinhNet - Theo BS Duy Anh (BV E Hà Nội), mùa hè có nhiều chứng bệnh làm người cao tuổi (NCT) lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu biết đề phòng, xử trí kịp thời lúc ban đầu NCT sẽ khỏe mạnh, ít ốm đau, kéo dài tuổi thọ.

 
Chuột rút

Người già cần đi khám thường xuyên để được phát hiện bệnh sớm. Ảnh: T.G
Theo Th.s BS Nguyễn Thị Bình (Viện Lão khoa TƯ), NCT dễ mắc hội chứng chân không nghỉ (RLS), còn gọi là chuột rút, gây đau, kiến bò, hoặc nóng, cảm giác siết chặt ở hai chân... khiến nhiều người phải đi lại để bớt khó chịu... hậu quả là bị ngủ muộn, dẫn đến phá vỡ giấc ngủ, ngủ gà gật ban ngày... Chứng này xảy ra khi bệnh nhân nghỉ ngơi, nhất là trước khi ngủ. Các xét nghiệm, điện não đồ là rất cần thiết để có phác đồ điều trị phù hợp.
 
BS Duy Anh cho biết: "Chuột rút" có nhiều nguyên nhân, hay gặp ở người mồ hôi ra quá nhiều, hoặc cơ thể thiếu nước gây mất cân bằng chất điện giải trong máu...

Khi bị chuột rút, nên ngồi nghỉ chỗ thoáng mát. Uống nhiều nước quả và nước khoáng đừng làm cố những việc dang dở đề phòng bị kiệt sức hay đột quỵ. Nên vận động xoa bóp hoặc kéo chân cảm giác đau sẽ giảm. Ngâm trong bồn tắm nước ấm và xoa bóp chân có thể làm giãn cơ. Phủ khăn ấm hoặc lạnh để giảm cảm giác đau. Nếu tình trạng chuột rút trong 1 giờ không hết, cần được bác sĩ thăm khám.

Đề phòng chuột rút, nên uống nước đủ 2 lít/ngày. Quan trọng là vệ sinh giấc ngủ tốt (môi trường ngủ mát, yên tĩnh và thoải mái, đi ngủ đúng giờ, đủ giờ). Sáng dậy và trước khi ngủ nên tập vươn duỗi chân (đứng thẳng cách tường 15cm, ngả mình về tường, hai bàn tay chống lên tường, đẩy cao lên trên và giữ khoảng 30 giây rồi buông tay xuống, thư giãn. Làm lại 5 lần). Trước khi vận động cơ thể cần khởi động 10 phút.
 
Kiệt sức do nóng

Theo BS Duy Anh: Người già, người huyết áp cao thường hay đổ bệnh sau vài ngày nắng nóng gay gắt do nhiệt độ tăng cao làm cơ thể mất quá nhiều muối và khoáng chất qua đường mồ hôi. Nếu kéo dài vài ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch, huyết áp tụt... Nhẹ hơn thì làm cho cơ thể luôn mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên, hay cáu gắt. Nặng hơn có thể truỵ tim mạch. Dấu hiệu kiệt sức do nóng: Người đổ nhiều mồ hôi, da tái nhợt, các cơ bị chuột rút, đau đầu, buồn nôn, mạch đập nhanh nhưng yếu, hơi thở nhanh và nông. Nếu không được điều trị, sẽ diễn tiến thành đột qụy.

Nên cho người bệnh uống nước mát, đặt bệnh nhân nằm nghỉ nơi thoáng mát. Cần gọi bác sĩ ngay nếu thấy: Tình trạng kéo dài hơn 1 giờ, nhất là với người có tiền sử bệnh tim, huyết áp cao.
 
Say nắng, say nóng

Người có tuổi, người sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng, người mắc một số bệnh tim mạch, mãn tính, bị viêm nhiễm, hay tiếp xúc với ánh mặt trời... rất dễ bị say nắng. Người già ngay cả khi ngồi trong nhà nhưng nhiệt độ trong phòng cao, không thoáng cũng có thể bị say nắng. Say nắng hay gặp lúc giữa trưa. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều. Say nắng thường nặng hơn say nóng, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong rất nhanh.

Theo BS Duy Anh, ngày nắng nóng người già nên tránh ở lâu những nơi nắng nóng, đông người. Khi thấy người say nắng, nên cho nạn nhân uống oresol 1,5 - 2 lít trong giờ đầu (hoặc nước sôi pha muối, đường), sau đó cho uống nước trái cây, nước khoáng. Nếu NCT không uống nước được, nôn, sốt liên tục, bất tỉnh... cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tiếp nước, truyền dịch hạ thân nhiệt... 

Đề phòng say nắng, say nóng NCT nên uống nhiều nước. Khi mồ hôi ra nhiều, cơ thể mỏi mệt rã rời cần uống nước canh, nước hoa quả pha chút muối, nước oresol... Thường xuyên bổ sung vitamin C, A, E để tăng sức đề kháng và phòng tránh say nắng. Hạn chế ra nắng lúc 10 - 16 giờ. Nếu tập thể dục nên chọn chỗ thoáng và vào lúc trời mát. 
 
Giảm thính, thị lực

BS Cao Đức Hy, PGĐ Trung tâm tư vấn y tế Người cao tuổi cho biết, người già hay bị giảm thính giác.

Bên cạnh đó là bị giảm thị lực do các bệnh đục thủy tinh thể (40%), hoặc cườm mắt. Bệnh có thể điều chỉnh bằng kính, nặng thì thay thủy tinh thể nhân tạo. Bệnh thoái hóa võng mạc là nguyên nhân số một đưa tới mù ở NCT. Bệnh tiểu đường gây rối loạn thị giác cho 3% người cao tuổi và thị lực càng giảm khi tuổi càng cao. Nếu bị tiểu đường cần khám chuyên khoa mắt hàng năm, phát hiện sớm có thể chữa được bằng tia laser.
 
- Khi tắm, rửa hàng ngày, NCT không nên dùng nước lạnh một cách đột ngột.
 
- Không nên dùng nước lạnh, thực phẩm lạnh. Không kiêng khem quá mức. Uống đủ 2 lít nước/ngày.
 
- Không nên dùng nước giải khát chứa chất cồn (bia) vì dễ dẫn đến một số bệnh nguy hiểm thuộc về tim mạch và đột qụy.
 
- Đi ngủ nên dùng quạt hơn là dùng máy lạnh (nếu dùng để 26 - 27 độ C là vừa). Năng tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, chơi cầu lông, bơi...

Uyển Hương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi

Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi

Sống khỏe - 4 giờ trước

Theo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.

Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ

Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ

Sống khỏe - 4 giờ trước

Đang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 5 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Sống khỏe - 10 giờ trước

Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Sống khỏe - 10 giờ trước

GE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 12 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 12 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 1 ngày trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Top