Kết thúc xét tuyển ĐH, CĐ đợt 2: Nhiều trường có nguy cơ đóng cửa vì thiếu học sinh
GiadinhNet - Kết thúc xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2 vào đại học, nhiều trường đã phải ngậm ngùi vừa chịu cảnh hồ sơ “ảo”, vừa không thoát cảnh vắng bóng thí sinh tới nộp hồ sơ. Có trường còn thiếu hàng nghìn thí sinh, đành ngậm ngùi tiếp tục thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3.
“Ế ẩm” trong tuyển sinh
Kết thúc xét tuyển ĐH, CĐ nguyện vọng bổ sung (đợt 2), chiều 10/9, nhiều trường ĐH đã vừa có thông báo điểm chuẩn, danh sách trúng tuyển. Ở đợt xét tuyển này, không ngoài dự đoán khi các trường ĐH công lập, ở các thành phố lớn vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với các thí sinh. Tiêu biểu, số lượng hồ sơ xét tuyển nhận được nhiều hơn chỉ tiêu tiếp tục diễn ra ở một số trường có tiếng như: ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Văn hóa, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, ĐH Công nghệ Giao thông vận tải...
Tuy nhiên, số các trường được hưởng niềm vui “bội thu” nói trên lại không nhiều, thay vào đó có quá nhiều trường đại học vắng bóng thí sinh tới nộp hồ sơ trong những ngày xét tuyển vừa qua. ĐH Lâm nghiệp Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại cũng chỉ nhận được hơn 800 hồ sơ và vẫn còn hơn 1.000 chỉ tiêu cần tuyển. ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, với hơn 4.000 chỉ tiêu nhưng trường chỉ mới có trên 1.000 hồ sơ xét tuyển. Đáng chú ý trong số này là ĐH Tài chính-Ngân hàng Hà Nội cũng mới nhận được khoảng 700 chỉ tiêu trên tổng số 1.200 chỉ tiêu. ĐH Nông lâm Bắc Giang chỉ nhận được 74 hồ sơ trên 700 chỉ tiêu ĐH, hệ CĐ là 12 hồ sơ trên 150 chỉ tiêu.
Tương tự, một số trường ĐH ở TP HCM cũng cùng chung cảnh ngộ. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng vừa thông báo còn 2.000 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng đợt 3. ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng cho biết sẽ xét tuyển thêm khoảng 555 chỉ tiêu ĐH và 450 chỉ tiêu CĐ. ĐH Công nghệ TP HCM, cũng tiếp tục xét tuyển thêm cho tất cả các ngành đào tạo. Trường ĐH Văn Hiến tiếp tục xét tuyển các ngành: Piano - Thanh nhạc (50 chỉ tiêu), Ngôn ngữ Trung Quốc (50 chỉ tiêu)... Điểm xét tuyển bằng điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung vừa qua.
Dù chỉ nhận được số hồ sơ ít ỏi, tuy nhiên theo lãnh đạo một số trường ĐH, CĐ cho biết, số thí sinh đến nhập học trên thực tế có thể còn thấp hơn con số đã nhận được hồ sơ nhiều, vì ở đợt xét tuyển này, thí sinh có 3 phiếu báo điểm để đăng ký xét tuyển ở 3 trường khác nhau. Do đó, khi thí sinh tới nhập học lúc đó trường mới biết được con số chính xác.
Thí sinh chê trường “tốp dưới”?
Giải thích lí do vì sao thí sinh không mặn mà với trường ĐH “tốp dưới”, nhất là với trường ngoài công lập, GS Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng cho biết: “Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1, các thí sinh chủ yếu là nộp đơn vào trường ĐH danh tiếng, các trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM. Còn đối với các trường đại học ngoài công lập, khó cạnh tranh với trường công. Bởi nhiều trường công lập lấy mức điểm ngang điểm sàn, trong khi học phí lại rẻ hơn. Thí sinh chẳng dại gì mà nộp đơn vào trường dân lập cả. Thí sinh chỉ nộp “lót” trong trường hợp không đỗ trường khác”.
Còn theo TS Lê Viết Khuyến - Nguyên phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, trường ngoài công lập và một số trường “tốp dưới” không tuyển đủ chỉ tiêu sau đợt xét tuyển đợt 2 là điều đã được báo trước. Thậm chí, các trường này sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nguồn tuyển trong các đợt tuyển sinh nguyện vọng bổ sung tiếp theo. Lý do là bởi, hầu hết các trường đại học “tốp trên” và “tốp giữa” đều lấy đủ chỉ tiêu ngay trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1.
“Ngay cả các thí sinh đạt điểm cao bị trượt nguyện vọng 1 vẫn đang chờ xét vào hệ CĐ của trường mà thí sinh đó đã nộp hồ sơ trước đó, thậm chí là chờ sang năm để nộp đơn xét tuyển vào các ngành, nghề ưa thích. Chắc hẳn sẽ có nhiều thí sinh ở vùng sâu vùng xa đạt điểm sàn của Bộ nhưng không có đủ điều kiện để đi học. Trong khi đó, một số thí sinh khác còn đang phân vân trong việc chọn trường chọn ngành nên chưa vội nộp hồ sơ xét tuyển...”, TS Lê Viết Khuyến cho biết thêm.
Việc chủ trương do các trường ĐH, CĐ xét tuyển có tới 12 cơ hội trúng tuyển vào các ngành của 3 trường ĐH, CĐ khác nhau đã cho thấy kỳ tuyển sinh năm nay ngày càng rắc rối. Nhiều thí sinh đủ điểm sàn vẫn chưa muốn nộp hồ sơ, thậm chí không muốn trúng tuyển năm nay. Điều này khiến cho nguy cơ cạn kiệt thí sinh ở một số trường ĐH, CĐ chứ chưa nói gì đến các trường trung cấp, trường nghề. Không tuyển đủ chỉ tiêu sẽ khiến nhiều ngành đào tạo có nguy cơ bị tạm ngưng đào tạo, thậm chí nhiều trường ĐH, CĐ có nguy cơ bị đóng cửa.
Cũng theo quy định của Bộ GD&ĐT, đối với xét tuyển đại học, cao đẳng đợt 3: Các trường nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển (ĐKXT) từ ngày 11/9 đến ngày 21/9, công bố kết quả trúng tuyển trước 24/9; Đợt 4: Các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu chủ động công bố thời gian nhận ĐKXT từ ngày 25/9 đến ngày 15/10 và công bố kết quả trúng tuyển trước 19/10
Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 7 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 7 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 8 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.