Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khả năng thụ thai thay đổi thế nào qua thời gian?

Thứ tư, 10:53 28/10/2015 | Dân số và phát triển

Tuổi tác là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Nếu đang trong giai đoạn lên kế hoạch cho ngôi nhà và những đứa trẻ, các bố mẹ sẽ cần tìm hiểu về khả năng thành công ở từng độ tuổi khác nhau.

Mỗi phụ nữ được sinh ra với một số lượng trứng nhất định. Khi tuổi lớn dần lên, số trứng này sẽ già đi theo bạn, chất lượng lẫn số lượng đều giảm đi. Và tuổi tác là một yếu tố mà chúng ta không thể kiểm soát được. Do đó, việc mang thai sớm luôn tốt hơn mang thai trễ.

Không chỉ riêng độ tuổi của người mẹ mà tuổi của ông bố cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai chung của cả hai. Nó cũng tác động đến khoảng thời gian phải chờ đợi, đến tỷ lệ sảy thai và sức khỏe của bé sau này.

Tuổi càng cao, bạn càng phải chờ lâu

Cùng với tuổi tác, khoảng thời gian phải chờ đợi để thụ thai sẽ tăng lên, khả năng thành công cũng sẽ giảm đi. Như đã đề cập ở trên, nguy cơ sảy thai, biến chứng trong thai kỳ và khi sinh con cũng sẽ tăng lên.

Dưới đây là một vài con số để bạn dễ hình dung:

Nếu không sử dụng thụ tinh nhân tạo , ở tuổi 32, cơ hội thụ thai của một người phụ nữ sẽ giảm từ từ nhưng rõ rệt. Từ tuổi 35 trở đi, khả năng mang thai sẽ giảm nhanh chóng. Đến tuổi 40, khả năng mang thai giảm chỉ còn 1 nửa. Bước vào tuổi 30, cơ hội thụ thai ở mỗi chu kỳ vào khoảng 20%, nhưng vào tuổi 40 thì con số này chỉ còn lại 5%.


Hình ảnh so sánh khả năng thụ thai hàng tháng khi người mẹ ở tuổi 30 và 40

Hình ảnh so sánh khả năng thụ thai hàng tháng khi người mẹ ở tuổi 30 và 40

Bất kể độ tuổi của người mẹ, nguy cơ sảy thai sẽ tăng cao nếu người bố đã quá tuổi 45. Nếu người phụ nữ dưới 25 tuổi, và người đàn ông cũng vậy, chỉ mất khoảng 4,5 tháng để có thai, trong khi đó, với cùng độ tuổi của người phụ nữ và người đàn ông đã ngoài 40.

Ngay cả với việc thụ tinh nhân tạo, người bố có tuổi trên 41 có nguy cơ thất bại cao hơn 5 lần. Giữa tuổi 20 và 80, số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng sẽ giảm dần đi.

Ngoài ra, những đứa trẻ được sinh ra bởi những ông bố ở tuổi ngoài 40 cũng có nguy cơ bị rối loạn tự kỷ cao hơn những bé có bố ở độ tuổi 30.

Những nguy cơ mà một mẹ bầu lớn tuổi phải đối mặt

Các biến chứng dễ xảy ra ở mẹ bầu muộn có thai hơn so với những người có thai ở độ tuổi ngoài 20. Các mẹ dễ phải sinh mổ hơn và thường trải qua thai kỳ với ít nhiều phiền toái từ tiểu đường thai kỳ, nhau tiền đạo, nhau bong non…

Thai nhi của những mẹ bầu lớn tuổi cũng có tỷ lệ mang gen bất thường hoặc dị tật bẩm sinh cao hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với độ tuổi của bố.

Người mẹ ở tuổi 35 có nguy cơ bị thai chết lưu cao hơn đến 2,5 lần so với người mẹ ở tuổi trẻ hơn. Vào tuổi 40, nguy cơ này tăng lên gấp 5 lần so với những người mẹ có thai trước tuổi 35.

Đối với lứa tuổi 40, nguy cơ sảy thai cũng cao hơn so với tỷ lệ thai nhi sống sót.

Theo MarryBaby

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Top