Khách bùng nổ 300%, thiếu trầm trọng hướng dẫn viên khách du lịch nội địa
Nhu cầu về hướng dẫn viên du lịch nội địa tăng vọt, đặc biệt kể từ dịp lễ 30/4-1/5. Nhiều công ty lữ hành tuyển cả sinh viên đi phụ thêm hướng dẫn.
“Cháy” hướng dẫn viên
10h30 đêm, Phạm Quang - một HDV du lịch nội địa - mới tắm gội, ăn tối xong. Quang vừa kết thúc một tour khách đoàn đi Ninh Bình về. Chia sẻ với PV, cậu cho hay, với tour dịp cuối tuần, đó là còn sớm, cậu có thêm thời gian nghỉ ngơi để sớm hôm sau tiếp tục đi Hạ Long (Quảng Ninh). Có hôm, 12h khuya cậu mới vệ sinh cá nhân xong và chỉ kịp nghỉ ngơi vài tiếng.
Quang cho biết các tour bắt đầu nhiều từ khoảng tháng 3/2022, đặc biệt cao điểm từ dịp lễ 30/4-1/5 và hè sắp tới. Cậu đi suốt tuần, từ sớm đến khuya. Thường thì trong tuần Quang dẫn học sinh, sinh viên đi tham quan, dã ngoại; cuối tuần là đi tour khách. Hai năm Covid-19 chỉ ở nhà phụ mẹ bán hàng ăn, giờ được đi tour trở lại với cậu như “cá gặp nước”.
“Tiền công thì không hơn so với trước dịch, bận đến mờ mắt thật nhưng được quay lại nghề là sung sướng lắm rồi”, Quang hào hứng. Cậu nói thêm, nhu cầu HDV du lịch nội địa đang căng thẳng, vì hiện có hai xu hướng: những HDV cũ đã có nghề mới, thấy thu nhập không bằng và còn yêu nghề nên quay lại; song một phần khá lớn HDV khác đã chuyển hẳn nghề.
Ghi nhận trên các nhóm, diễn đàn chuyên về hướng dẫn viên, nhu cầu về HDV du lịch nội địa đang tăng rất cao. Ngoài những HDV là cộng tác viên ruột, các DN vẫn cần tuyển thêm do lượng khách đi du lịch bùng nổ, đặc biệt là dịp hè này.
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Đoàn Tuấn, Trưởng phòng Du lịch trong nước, Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội (Hanoi Toserco), nhận xét, tất cả các DN lữ hành đều thiếu trầm trọng HDV du lịch nội địa. Sau dịch, nhiều HDV chuyển nghề khác, một số quay trở lại nhưng không nhiều nên thiếu hụt số lượng lớn, nhất là khi lượng khách tăng đột biến tới 200-300% và tăng sớm trong mùa hè này, ngay từ tháng 5.
Trên các diễn đàn về du lịch và hướng dẫn viên, một số công ty phải tuyển thêm sinh viên cả năm nhất, năm hai chưa có thẻ HDV để hỗ trợ khách đoàn. Chẳng hạn, cứ một HDV chính có thẻ phụ trách 3 xe thì cần thêm 2 sinh viên phụ chăm sóc, hỗ trợ đoàn. Vào cuối tuần, ngay cả nhân viên điều hành tour có thẻ HDV cũng trong tư thế sẵn sàng lên đường dẫn khách.
Trong khi đó, việc tuyển thêm HDV bên ngoài mà có thẻ HDV theo quy định với số lượng lớn 15-20 người một lúc cũng rất khó, chưa kể có tuyển được thì một số chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu nên không dám giao tour.
Ông Tuấn lý giải, đó là bởi 2 năm Covid vừa qua HDV không có cơ hội làm nghề nên mai một, trong khi nhu cầu là cần gấp, nhanh; còn sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường cũng chưa có cơ hội cọ xát thực tế nên chất lượng không đồng đều. Do đó, trước ngày đi tour, bao giờ công ty cũng có buổi training (đào tạo) cho HDV mới có thẻ và sinh viên đi hỗ trợ đoàn.
Dẫn tour nội địa vất vả
Theo thống kê, trước khi có dịch, cả nước có trên 26.700 hướng dẫn viên du lịch được được cấp thẻ. Trong đó, 16.965 HDV du lịch quốc tế, 8.743 HDV du lịch nội địa và trên 1.000 HDV du lịch tại điểm đến. Khi dịch Covid-19 ập đến và kéo dài 2 năm, có đến 90% HDV đã phải nghỉ việc và chuyển sang nghề khác.
Dù đã được cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nhân sự du lịch, đặc biệt là HDV, khi đại dịch kết thúc, nhưng ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Công ty Vietsense Travel, vẫn không khỏi bất ngờ trước tình trạng "cháy” HDV du lịch nội địa thời điểm này. Còn theo ông Đoàn Tuấn, phải đến hết năm nay, sang 2023, tình hình thiếu hụt HDV du lịch nội địa mới bớt căng thẳng.
Ông Tài cho rằng, đó là bởi tour in-out (đón khách quốc tế và người Việt Nam đi du lịch nước ngoài) chưa nhiều như khách nội địa. Hơn nữa, hướng dẫn viên in-out thu nhập tốt hơn so với nội địa vì có hoa hồng khi khách mua hàng và tiền típ, lại ít vất vả vì khách quốc tế thường đi nhóm nhỏ, chỉ cần thuyết minh thông tin bằng ngoại ngữ còn khách đi nước ngoài đã có HDV bản địa, tour leader chỉ cần dịch hoặc phụ giúp.
Trong khi đó, tour nội địa đoàn thường đông, lại đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn, ngoài cung cấp thông tin còn phải biết cả văn nghệ, trò chơi,… mà tiền típ nhiều khi không có. "Guide nội địa tóm lại vừa vất vả hơn, thu nhập lại thấp hơn nên các HDV có xu hướng chuyển sang dẫn in và out khi có kinh nghiệm”, ông nói.
Thực tế, ngay cả khi nhu cầu HDV du lịch nội địa tăng mạnh, một số DHV quốc tế cũng phân vân khi chuyển sang dẫn nội địa.
Trên một diễn đàn chuyên về HDV khu vực phía Bắc, một HDV tiếng Trung tên K. tâm sự đã có kinh nghiệm đi đoàn 2 năm và rất yêu nghề. Nay K. vừa nghỉ việc công ty (lương trên dưới 20 triệu đồng/tháng, chưa tính tăng ca, dễ tìm việc), đang loay hoay không biết nên lựa chọn tiếp công việc nào: chọn cơm áo gạo tiền (trước mắt) hay theo đuổi đam mê, nên xin ý kiến của các bậc đàn anh, đàn chị.
Trong đó, ý kiến của Nguyễn Như Quỳnh, một HDV nội địa lâu năm, nhận được nhiều đồng tình nhất. Quỳnh cho rằng, nếu hiện tại K. không quá áp lực về chuyện kinh tế thì vẫn nên đi làm công ty, cuối tuần có thể đi vài tour nội địa cho đỡ nhớ nghề. Mùa du lịch biển cũng kéo dài không lâu, chỉ tới tháng 9 là hết.
Lý do, theo Quỳnh, là bởi bản thân K. có ngoại ngữ và mục đích chính là đi inbound, nên dòng khách nội địa sẽ khác hoàn toàn, nhất là khách Trung. Tuy nhiên, về ngắn hạn để đón khách Trung hay đi outbound là không thể, vì nước này vẫn chưa mở cửa du lịch.
Đáng lưu ý, Quỳnh chỉ ra những lý do khiến việc một HDV in-out dẫn khách nội địa rất khó cạnh tranh bởi khách trong nước đã đi hết những điểm đến quen thuộc, sau Covid-19 mọi người có xu hướng tìm nơi độc - lạ. Do đó, không phải HDV nào cũng đủ tự tin để lên đoàn và đảm bảo an toàn, không gặp phốt.
Chưa kể, HDV nội địa ngoài cư xử chu đáo, tinh tế phải nhiệt tình đến 200%... “Ngoài thuyết minh cần biết thêm chút ít năng khiếu hát hò, tổ chức game, hoạt náo trên xe. Đặc biệt, có những tuyến công ty cần HDV cứng. Thuật ngữ này ám chỉ khi bàn giao tour cho HDV - điều hành có thể kê cao gối ngủ”, cô cho hay.
Ngoài ra, phần lớn các công ty du lịch đều có một tệp HDV “ruột” của mình, nắm được năng lực, thế mạnh của từng người để giao tour nên khó có chuyện giao những đoàn quan trọng cho một HDV lạ hoắc không có ai kiểm chứng, không có ai bảo lãnh.
Giật mình’ với 5 món ăn kỳ lạ nhất trên thế giới nhưng vẫn nhiều người mê
Ngọc Hà
Lấy công làm lãi, nhiều hộ dân 'bỏ túi' hàng trăm triệu nhờ trồng na trên đất đá
Xu hướng - 3 giờ trướcNgười dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) trồng cây na trên vùng đất đá cằn cỗi, mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, lãi 250 triệu đồng/ha.
Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này
Xu hướng - 17 giờ trướcGĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.
Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà
Xu hướng - 3 ngày trướcDù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.
Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất
Xu hướng - 3 ngày trướcTheo báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ người tìm kiếm chung cư hạng sang, siêu sang trong năm 2024.
Người phụ nữ bị phản đối vì bán gia tài lấy 35 tỷ mua 15000 mẫu đất sa mạc: 13 năm sau trở thành tỷ phú nhờ 1 công thức
Xu hướng - 4 ngày trướcCông thức thành công này của người phụ nữ rất đáng để mọi người học hỏi.
Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu
Xu hướng - 5 ngày trướcAnh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướng - 1 tuần trướcAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.
'Tuyệt chiêu' giúp lão nông Cà Mau 'cãi vợ' nuôi cá chình thu lãi tiền tỷ
Xu hướng - 1 tuần trướcVOV.VN - Ông Bảy Ánh tính nuôi cá chình bị vợ cản đến giận nhưng vẫn quyết nuôi. Hiện mỗi năm gia đình ông kiếm lời khoảng 3 tỷ đồng từ mô hình. Bí quyết thành công của lão nông “dám cãi vợ” đến từ “tuyệt chiêu” chuyển cá.
Mạnh dạn nuôi con vật có trong sách Đỏ, anh nông dân 'bỏ túi' 500 triệu đồng
Xu hướng - 1 tuần trướcTốt nghiệp đại học với công việc ổn định nhưng anh Nguyễn Văn Phương ở xã An Lâm (Nam Sách) quyết định bỏ việc về quê, mở trang trại nuôi chim và có thu nhập lên tới 500 triệu đồng/năm.
20.000 con lươn bò kín bể xi măng, anh nông dân Cần Thơ thu bộn tiền
Xu hướng - 1 tuần trướcKhoảng 20.000 con lươn bò dày đặc dưới tấm lưới trong bể xi măng cạnh nhà anh Nguyễn Văn Phương ở Cần Thơ. Chính từ cách nuôi lươn độc đáo này, anh Phương thu bộn tiền.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướngAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.