Khám chữa bệnh từ xa giảm chi phí cho người bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19
GiadinhNet - Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao. Để đảm bảo an toàn, giãn cách, tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân, rất nhiều bệnh viện đã đẩy mạnh mô hình khám bệnh từ xa thông qua hệ thống công nghệ thông tin "telehealth" hay "telemedicine".
Người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại tuyến dưới
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), ngày 22/6/2020, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025. Mục tiêu của đề án này là mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám, chữa bệnh và hỗ trợ chuyên môn từ các bác sĩ ở tuyến xã cũng như tuyến trung ương. Bên cạnh đó, người dân sẽ được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại tuyến dưới.
Trong hơn 1 năm triển khai, đến nay đã có trên 1.500 điểm cầu khám, chữa bệnh được kết nối với các bệnh viện tuyến trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Nhiều bệnh viện, trung tâm y tế tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo đã đăng ký tham gia và được kết nối trực tuyến để được tư vấn khám chữa bệnh.

Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đang hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa cho người bệnh. Ảnh: TL.
PGS.TS Vũ Văn Giáp - Giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, mặc dù mới thành lập được hơn 1 năm nhưng Bệnh viện Bạch Mai đã có hơn 450 điểm cầu các bệnh viện vệ tinh. Trong đó, rất nhiều điểm cầu tại vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo đã được nối dài với nhiều loại hình như đào tạo chuyên đề, hội chẩn cấp cứu, tư vấn sức khỏe…
Sau khi nhận được yêu cầu, đề xuất của tuyến dưới, trong vòng 30 phút đến 1 tiếng, Bệnh viện Bạch Mai có thể setup ngay buổi hội chẩn, kết nối làm sao để có thể hỗ trợ cho tuyến dưới kịp thời.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao. Để đảm bảo an toàn, giãn cách, tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân, rất nhiều bệnh viện đã đẩy mạnh mô hình khám bệnh từ xa thông qua hệ thống công nghệ thông tin "telehealth" hay "telemedicine".
Còn theo PGS.TS Đào Xuân Cơ - Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Bạch Mai, việc kết nối cả hệ thống y tế các vùng miền, tập trung chữa cho những bệnh nhân rất nặng, nguy kịch. Bệnh viện Bạch Mai đã chuyển tải được những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật để đến với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đến với các đồng nghiệp tuyến dưới.
Nhờ sự hỗ trợ của tuyến trên thông qua hệ thống khám chữa bệnh từ xa, nhiều ca bệnh khó, nguy cơ tử vong được điều trị thành công ở tuyến dưới, giúp tăng hiệu quả, sự tiếp cận, san lấp khoảng cách về địa lý, chuyên môn giữa bệnh viện trung ương và tuyến y tế cơ sở.
Tiết kiệm chi phí cho người bệnh, nhiều bệnh nhân nặng đã được cứu sống
Chia sẻ về kết quả triển khai Đề án Khám chữa bệnh từ xa, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh viện là đơn vị tiên phong ứng dụng triển khai khám chữa bệnh từ xa trong mùa dịch Covid-19. Từ 2 bệnh viện ban đầu là Bệnh viện đa khoa Mường Khương (Lào Cai), Bệnh viện đa khoa Quảng Xương (Thanh Hoá), đến nay đã có hàng trăm cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện tham gia Đề án Khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Một buổi hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa cho người bệnh của BV Đại học Y Hà Nội. Ảnh: TL
Cùng với hội chẩn, các chuyên gia ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn có các báo cáo chuyên đề, cập nhật kiến thức của các chuyên ngành cho cán bộ y tế tuyến dưới. Đến nay, đã có nhiều báo cáo với các chủ đề, chuyên khoa khác nhau: ngoại tiết niệu, tim mạch, ung thư, can thiệp chẩn đoán hình ảnh, ngoại chấn thương, sức khỏe tâm thần, nội tiết…
Trong đó, tất cả các trường hợp mà bệnh viện tuyến dưới đưa ra hội chẩn, đều là các ca bệnh nặng, phức tạp, mà các bác sĩ cơ sở gặp khó khăn trong chẩn đoán, điều trị. Nhờ các buổi khám chữa bệnh từ xa, nhiều bệnh nhân nặng đã được cứu sống, khi các chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cùng các bác sĩ tuyến dưới hội chẩn, đưa ra hướng xử lý chính xác và kịp thời.
“Vì thế, mỗi buổi khám chữa bệnh từ xa không chỉ giúp các bác sĩ tuyến dưới có hướng xử lý ngay với từng bệnh nhân, mang lại lợi ích rất lớn cho người bệnh, mà thông qua các cuộc trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia, các bác sĩ tuyến dưới có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của ngành Y tế”- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho hay.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh từ xa đã phát huy một cách cao nhất hiệu quả chất lượng khám chữa bệnh. Tận dụng hết chuyên môn, trí tuệ của thầy thuốc tuyến trên, giúp thầy thuốc tuyến dưới thêm vững tay nghề, người bệnh được hưởng lợi y tế chất lượng tại cơ sở.
Khám chữa bệnh từ xa sẽ là một công cụ hỗ trợ hữu ích cho hệ thống y tế, giúp tuyến trên không bị quá tải, nâng cao trình độ tuyến dưới, giảm tỷ lệ tái khám, tiết kiệm chi phí đi lại cho người bệnh...

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 1 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 3 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 3 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 3 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 4 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.