Khi bệnh viện phải kí nợ cho bệnh nhân nghèo
GiadinhNet - PGS.TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cho biết, nhiều năm qua, Trung tâm đã phải kí giấy nợ hoặc miễn phí cho một số bệnh nhân nghèo không có tiền đóng viện phí trong bối cảnh bệnh viện cũng hết sức khó khăn…
Chăm sóc bệnh nhân tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện
Bạch Mai (Hà Nội) |
Nói chuyện với chúng tôi nhưng thỉnh thoảng lại có y tá đến gõ cửa phòng hỏi “bệnh nhân hết tiền để đóng viện phí, tiền thuốc, tiền huyết tương để truyền, bây giờ phải làm sao anh?”, khuôn mặt khắc khổ của PGS.TS Phạm Duệ thoáng mệt mỏi, giọng ông buồn rầu: “Cho kí nợ, lấy huyết tương truyền cho bệnh nhân đi”. “Bệnh nhân hết tiền rồi, giờ phải xử lý ra sao?” là câu hỏi thường xuyên PGS. TS Phạm Duệ bắt gặp mỗi ngày. Câu hỏi đó luôn khiến ông phải suy tính cân nhắc và nhiều khi bất lực.
Trường hợp bệnh nhân V.V.Đ (Thái Nguyên) là một ví dụ mà mỗi khi nghĩ đến ông Duệ lại ngậm ngùi. Cách đây chưa lâu, bệnh nhân này bị ong đốt, gia đình hết tiền, Trung tâm phải cho kí nợ tạm thời. PGS. TS Phạm Duệ đau xót nói: “Tất cả những thuốc men, vật tư bệnh viện cũng phải đi mua, phải trả tiền. Như vậy, người nhà phải trả lại tiền cho Trung tâm. Nghe đâu người nhà đã phải cầm cố căn nhà đang ở của bố mẹ bệnh nhân để trả tiền viện phí. Ngoài ra còn phải vay nợ họ hàng, người thân. Nhưng điều đau lòng nhất là bệnh nhân lại không qua khỏi. Số tiền bệnh nhân còn nợ không nhiều và tất nhiên bệnh viện cũng không thể thu lại nhưng nỗi đau của bác sĩ không nằm ở số tiền nợ. Đó là vấn đề tình người, sự bất lực trước cái nghèo, trước số phận của bệnh nhân, trước khả năng của y học khi bệnh nhân không thể vượt qua cái chết còn gia đình thì khánh kiệt. Chính điều đó làm tôi cảm thấy day dứt và đau lòng nhất”.
Ngoài những bệnh nhân nghèo khó thực sự thì cũng không ít những bệnh nhân do tiếc tiền mà ỷ lại cho bệnh viện. Có trường hợp một bệnh nhân nam đã già vào điều trị tại Trung tâm, khi thu viện phí thì gia đình nói không có tiền. Cuối cùng bác sĩ điều tra, tìm hiểu và được biết cụ già có đến 6 người con nhưng anh em đùn đẩy nhau, không ai chịu góp tiền để cho cha điều trị. PGS.TS Phạm Duệ gặp một trong số người con nói: “Chẳng nhẽ 6 người con mà không có nổi 2 triệu đồng góp lại để trả viện phí cho cha? Nếu các anh muốn đùn đẩy cho bệnh viện thì hãy về hết đi và coi như ông cụ là người vô gia cư thì chúng tôi sẽ chữa cho ông ấy”. Khi nghe bác sĩ nói vậy thì những người con của bệnh nhân đã đóng tiền để chạy chữa cho bố.
“Tuy nhiên, những trường hợp chây lì, ỷ lại như thế không nhiều. Còn lại đa số là người bệnh quá khó khăn bởi phải điều trị những bệnh nặng. Với những ca như vậy đòi hỏi kỹ thuật cao, điều trị thuốc men tốn kém nên bệnh nhân khó kham nổi. Chưa kể, có những bệnh nhân nhập viện do tự tử, nghiện hút bị sốc thuốc… nên có nhiều cảnh éo le, trớ trêu mà ngoài việc chuyên môn, các y, bác sĩ còn phải là một nhà tư vấn nữa”, PGS.TS Phạm Duệ chia sẻ.
Theo PGS.TS Phạm Duệ, với nguồn ngân sách hạn hẹp, các bệnh viện khó có thể cho bệnh nhân kí nợ hay miễn viện phí bởi phần nhiều các bệnh nhân nghèo khó có khả năng trả nợ. Nếu như vậy thì bệnh viện sẽ vỡ quỹ.
Hầu hết những bệnh nhân chạy thận rất khó khăn dù thẻ người nghèo đã được BHYT thanh toán tới 95%. Ảnh: HN |
Còn ông Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, trong nhiều năm qua, bệnh viện đã miễn phí cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân nghèo nhưng quỹ của bệnh viện cũng chỉ có hạn. Một số bác sĩ khi thấy bệnh nhân quá nghèo, còn khả năng cứu chữa nên đã vận động các tổ chức hảo tâm giúp đỡ nhưng cũng chỉ được một số trường hợp, không thể bao phủ cho tất cả các bệnh nhân nghèo. Chính vì thế, nhiều năm nay, bản thân ông Hiền đã góp ý miễn phí nốt 5% còn lại cho BHYT người nghèo (hiện tại BHYT người nghèo được hưởng 95%, bệnh nhân phải đồng chi trả 5%). Theo ông Hiền: “Việc vận động giảm nốt 5% không bắt bệnh nhân cùng chi trả cho đối tượng người nghèo là hết sức cần thiết, thể hiện được tinh thần nhân đạo của Việt Nam ta”.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền cho biết, Trung tâm Chống độc của BV Bạch Mai có nhiều bệnh nhân bị ngộ độc, tự tử, sốc thuốc… nên các bác sĩ ở đây cũng rất vất vả. Đối với các trường hợp cấp cứu thì các bác sĩ luôn phải cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của bác sĩ, còn để miễn phí cho tất cả các bệnh nhân nghèo là không thể. Có nhiều người nghèo, điều trị tốn kém nên Trung tâm đã đề nghị bệnh viện kí miễn phí cho một số trường hợp khó khăn, thậm chí còn nuôi cả tiền ăn cho họ. Phần lớn các bệnh nhân khi được cứu giúp họ rất biết ơn bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bác sĩ kêu gọi từ thiện giúp bệnh nhân nhưng khi ra viện quay lại kiện bác sĩ. Tất nhiên đó không phải là trường hợp phổ biến nhưng nhiều khi cũng làm cho các bác sĩ đau lòng. “Thời gian qua, một số nhà hảo tâm cũng đã giúp BV Bạch Mai số tiền nhỏ. Trường hợp bệnh nhân thực sự khó khăn nhưng có khả năng cứu chữa thì chúng tôi trích từ số tiền này để giúp đỡ họ. Với một số trường hợp quá khó khăn thì chúng tôi kí miễn phí. Nhưng đó không phải là giải pháp bền vững và lâu dài”, ông Hiền cho biết.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.