Khi các bà mẹ được học cách chăm sóc trẻ
GiadinhNet - Dự án “Nhân rộng mô hình chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình đến bệnh viện” (Dự án AP3) đang được triển khai tại 2 huyện Thới Bình và U Minh, tỉnh Cà Mau. Ðến nay, chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại 2 huyện này đã có chuyển biến tích cực.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai được nâng lên
Bác sĩ Võ Phi Ấu, Phó Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau cho biết: “Chúng tôi tiến hành đào tạo, tập huấn cho tất cả nhân viên y tế làm chương trình của huyện U Minh và Thới Bình về chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc hồi sức cơ bản ngay sau sinh. Triển khai phòng đơn nguyên sơ sinh để điều trị những bệnh lý sơ sinh cơ bản. Ðồng thời, huấn luyện cho nhân viên y tế về chuyển viện an toàn sơ sinh, nếu có trường hợp bệnh nặng quá khả năng điều trị tại phòng đơn nguyên thì chuyển lên đơn vị trên kịp thời”.
Từ khi dự án được triển khai đến nay, đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản từ kiến thức đến thực hành, ý thức của người dân đã có chuyển biến rõ nét. Nhờ đó, hoạt động chăm sóc sức khỏe cho những bà mẹ mang thai dần được nâng lên.
Bác sĩ Phạm Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình cho biết: “Khi dự án được triển khai trong toàn huyện, ý thức của người dân tăng lên rõ rệt. Qua các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai, cụ thể là bà mẹ mang thai trên địa bàn huyện, đã đến đăng ký khám thai nhiều hơn, theo dõi thai định kỳ đều đặn hơn”.
Ðối với nhân viên làm chương trình tuyến huyện, xã, sẽ được đào tạo sâu về lý thuyết và thực hành với hình thức cầm tay chỉ việc. Trong quá trình triển khai thực hiện được sự giám sát, hỗ trợ từ giảng viên tuyến tỉnh, huyện. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh những sai sót để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh tại địa phương. Bên cạnh đó, dự án đã đầu tư trang thiết bị hiện đại tại phòng đơn nguyên sơ sinh như: Máy thông khí áp lực dung, đèn chiếu vàng da và máy hút đàm, nhớt. Nhờ đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh đã có những chuyển biến tích cực.
Nâng cao kiến thức cho người dân
Bác sĩ Dương Kim Dân, Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện U Minh cho biết: “Dự án AP3 triển khai đã mang lại nhiều hiệu quả. Chúng tôi được đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật và được đầu tư trang thiết bị tại phòng đơn nguyên sơ sinh. Từ đó, lượng bệnh điều trị tại đây tăng lên, đối với một số bệnh như: Nhiễm trùng sơ sinh, suy hô hấp, bệnh vàng da sau sinh, được điều trị khỏi mà không cần phải chuyển lên tuyến trên”.Ngành Y tế đã tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh cho những bà mẹ đang mang thai và bà mẹ sau khi sinh. Ðối với những bà mẹ sinh con lần đầu tiên, đây là những kiến thức quan trọng giúp họ chăm sóc sức khỏe cho con mình tốt hơn.
Chị Trần Thị Kiều My, ở Ấp 7, xã Khánh Hòa, huyện U Minh cho biết: “Khi mang thai lần đầu tiên tôi rất lo lắng, không biết trước sinh mình sao, rồi sau khi sinh mình chăm sóc con như thế nào. Khi đến trạm y tế được nhân viên y tế tư vấn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh, các chị cũng tư vấn nhận biết các dấu hiệu bất thường của trẻ sơ sinh và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế can thiệp kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho trẻ”.
Chị Huỳnh Ngọc Thích, ở xã Tắc Vân, TP Cà Mau cho biết: “Tôi thấy những buổi nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh rất hữu ích. Các bà mẹ biết được cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa hay vệ sinh rốn, được tìm hiểu những vấn đề trước khi làm mẹ mà mình không biết. Tôi cũng mong muốn có được nhiều buổi nói chuyện chuyên đề như thế này, để những người mới lần đầu tiên làm mẹ sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức để chăm sóc trẻ được tốt hơn”.
Từ khi Dự án AP3 triển khai thực hiện, chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh dần được nâng lên. Người dân được tư vấn sức khỏe tại nhà, được chăm sóc chu đáo tại cơ sở y tế. Ðây là niềm vui lớn đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa. Đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản, cơ sở y tế được đầu tư trang thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ được cải thiện và người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Ðây là mục tiêu cơ bản mà dự án muốn đạt được, từ đó sẽ nhân rộng mô hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Cà Mau trong thời gian tới.
Bác sĩ Trương Minh Kiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Cà Mau cho biết: “Hiện nay dự án đã cung cấp trang thiết bị theo đúng quy định của Bộ Y tế và đã được triển khai hoạt động rất hiệu quả tại các phòng đơn nguyên sơ sinh. Chúng tôi đã đào tạo cho nhân viên y tế 2 huyện U Minh, Thới Bình và Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau được 2 ê-kíp, mỗi ê-kíp gồm 1 bác sĩ, 4 điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Ðồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ trong vòng 3 tháng, dạng cầm tay chỉ việc. Hiện nay, các nhân viên này về thực hành tại cơ sở đã thành thạo và hoạt động rất ổn định. Ðối với tuyến xã, chúng tôi đã đào tạo về cấp cứu sơ sinh cho 20 xã, mỗi xã 2 nữ hộ sinh. Ðồng thời, đào tạo cho các bác sĩ tại các trạm y tế để kịp thời hỗ trợ cho các nữ hộ sinh khi có trường hợp cấp cứu sơ sinh”.
Minh Khang

Những điều cần biết về các giai đoạn ung thư vú
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcHiểu được giai đoạn ung thư sẽ giúp bác sĩ xác định phác đồ điều trị lý tưởng và dự đoán triển vọng của người bệnh ung thư.

Người phụ nữ 30 tuổi vừa mang thai vừa có khối u xơ tử cung 'khủng' trong bụng
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi mổ lấy thai, khối u xơ khổng lồ bám chặt vào thân tử cung và nằm sát động mạch tử cung, diện bóc u rộng khiến quá trình xử lý cực kỳ phức tạp.

Đề xuất tăng thời gian nghỉ thai sản lên 7 tháng với người sinh con thứ 2
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Bộ Y tế, việc ban hành Luật Dân số tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, góp phần thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số.

Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bận rộn, nhiều người không còn chú ý đến cách ăn uống đúng đắn. Dưới đây là những thói quen phổ biến nhưng lại gây hại cho sức khỏe.

9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMột số thói quen có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu và tồi tệ hơn. Dưới đây là 9 điều phụ nữ nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNhững thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.