Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Thuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
1. Các thuốc điều trị mất ngủ cần dùng theo đơn
- Benzodiazepin là nhóm thuốc điều trị mất ngủ ngủ kê đơn phổ biến nhất, có tác dụng làm chậm chức năng não và cơ thể, khiến bạn cảm thấy thư giãn, giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Các thuốc trong nhóm bao gồm alprazolam, clonazepam, diazepam và lorazepam... Thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn, thường là dưới 4 tuần.
Một số tác dụng phụ của thuốc: Chóng mặt, mệt mỏi, cáu kỉnh và các tác dụng phụ lâu dài như trầm cảm , đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh gan, thận.

Chỉ dùng thuốc kê đơn trị mất ngủ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc không phải benzodiazepine (thuốc Z) là thuốc có tác dụng gây ngủ giống như benzodiazepine, có tác dụng nhanh (thường trong vòng 30 phút sau khi uống và kéo dài đến 8 giờ). Thuốc gây buồn ngủ, làm dịu lo âu và thúc đẩy giấc ngủ sâu, thường dược dùng để điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn.
Các thuốc bao gồm: Zolpidem, zopiclone, zaleplon... nhưng có thể gây một số tác dụng phụ vào ngày hôm sau như ngầy ngật, buồn ngủ...
- Thuốc chống trầm cảm có thể dùng trong điều trị mất ngủ nhờ tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương, giúp gây ngủ, giảm lo âu. Thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ nên thường được đùng để điều trị mất ngủ ở những bệnh nhân trầm cảm.
Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm: Táo bón, khó tiểu, khô miệng hoặc cổ họng, tăng cân, giảm ham muốn tình dục và có thể tăng cân...
2. Dùng thuốc kê đơn trị mất ngủ khi nào?
Thuốc ngủ kê đơn là phương pháp điều trị hiệu quả chứng mất ngủ mạn tính. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này chỉ là một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể chứng mất ngủ, vì thuốc có thể gây nghiện và nhiều tác dụng phụ.
Thông thường, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT-I), điều chỉnh lối sống... là phương pháp điều trị đầu tiên được ưu tiên điều trị chứng mất ngủ; chỉ nên dùng thuốc ngủ kê đơn khi đã sử dụng một số phương pháp khác không có hiệu quả theo chỉ định của bác sĩ.

Không ngừng dùng thuốc điều trị mất ngủ đột ngột vì có thể gây hội chứng cai thuốc.
Để sử dụng thuốc điều trị mất ngủ kê đơn an toàn và đúng cách, người bệnh cần lưu ý:
- Tuyệt đối không được uống các loại thuốc ngủ này nếu chưa được bác sĩ chỉ định. Thuốc ngủ thường chỉ dùng ngắn hạn trong 2-4 tuần, vì dùng lâu dài dễ gây phụ thuộc, nghiện hoặc giảm hiệu quả (nhờn thuốc).
- Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
- Dùng đúng liều lượng, thời gian và cách thức uống thuốc; không tự ý tăng/giảm liều hoặc ngừng thuốc đột ngột (vì có thể gây "hội chứng cai" gây mất ngủ trầm trọng hơn, run rẩy, lo âu)... Do đó cần giảm liều từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cần thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai/cho con bú, người có bệnh nền (suy hô hấp, gan/thận).
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có phản ứng dị ứng (phát ban, khó thở) hoặc triệu chứng bất thường (trầm cảm, suy nghĩ tự tử)...
- Tái khám đúng lịch hẹn.
BS. Nguyễn Huy Hoàng

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam
Sống khỏe - 5 giờ trướcChùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 11 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 19 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.