Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi nào phụ nữ mang thai cần chọc ối?

Thứ sáu, 07:38 23/06/2023 | Dân số và phát triển

Chọc ối là một xét nghiệm tiền sản để chẩn đoán một số rối loạn di truyền và dị tật bẩm sinh. Liệu chọc ối có những rủi ro với phụ nữ mang thai hay không?

Chọc ối hay chọc dò màng ối, đôi khi được gọi là amnio là một loại xét nghiệm trước khi sinh được sử dụng chủ yếu để chẩn đoán các bất thường về gene và dị tật bẩm sinh , cũng như dị tật ống thần kinh.

Với kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ những quyết định quan trọng liên quan đến sức khỏe thai nhi và quá trình mang thai.

1. Lý do thực hiện chọc ối

H.N, 38 tuổi (ở Đông Anh, Hà Nội) đi khám thai 17 tuần được bác sĩ đề xuất chọc ối. Chị N. rất phân vân không biết chọc ối là gì và xét nghiệm này an toàn đến mức nào, tại sao mình bị chỉ định chọc ối trong khi nhiều bà bầu khác thì không?

Còn T.C, 25 tuổi đang mang thai tháng thứ 5, trong lần siêu âm mới đây, bác sĩ chẩn đoán thai nhi có nguy cơ dị tật cao và khuyên nên chọc ối để xét nghiệm. T.C rất lo lắng và hoang mang không biết chọc ối xét nghiệm có đau không và có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các bác sĩ sản khoa, chọc ối được thực hiện khi nghi ngờ có bất thường về gene hoặc thai nhi. Điều này rất có thể là do kết quả xét nghiệm máu không xâm lấn bất thường ở bệnh nhân hoặc sự bất thường nhìn thấy trên siêu âm trước khi sinh.

Chọc ối là gì? - Ảnh 2.

Chọc ối là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện khi mang thai từ tuần 15 đến tuần 19.

Chọc ối có thể được sử dụng để chẩn đoán:

  • Rối loạn nhiễm sắc thể do thiếu, hư hỏng hoặc thừa nhiễm sắc thể, bao gồm trisomy 13 (hội chứng Patau), trisomy 18 ( hội chứng Edwards ), trisomy 21 ( hội chứng Down ) và hội chứng Turner.
  • Rối loạn di truyền do đột biến gene, chẳng hạn như xơ nang , bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh Tay-Sachs.
  • Dị tật ống thần kinh , bao gồm nứt đốt sống và thiếu não.
  • Nước ối cũng có thể kiểm tra một số bệnh nhiễm trùng trước khi sinh và bệnh Rh.
  • Điều trị chứng đa ối (tình trạng tích tụ nước ối).

Chọc ối được gọi là xét nghiệm chẩn đoán trước sinh vì nó xác định xem thai nhi có bị rối loạn di truyền hay không. Mặt khác, các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh, bao gồm xét nghiệm máu và siêu âm, chỉ có thể cho biết liệu thai nhi có nguy cơ mắc chứng rối loạn cao hơn hay không.

Thông thường, thai phụ được đề nghị chọc ối khi tuổi mẹ cao, vì nguy cơ tình trạng nhiễm sắc thể tăng sau 35 tuổi, gia đình có tính di truyền, trẻ sinh lần trước hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh, có kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh bất thường hay kết quả siêu âm bất thường.

Quyết định chọc ối phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn của thai phụ, cha mẹ muốn xác định xem nhiễm sắc thể của thai nhi có bình thường hay không. Quá trình chọc ối diễn ra trong khoảng 30 phút. Các bác sĩ sẽ siêu âm xác định vị trí chọc ối ở một khoảng cách an toàn cho thai nhi. Trong quá trình thực hiện, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau rút, nhói. Mức độ đau, nhói như thế nào tùy thuộc vào từng thai phụ và giai đoạn thai kỳ.

2. Chọc ối được thực hiện khi nào?

Chọc ối là xét nghiệm chẩn đoán tiền sản được thực hiện phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ hai cho phụ nữ mang thai. Thông thường, xét nghiệm này được thực hiện trong khoảng từ 15 đến 19 tuần của thai kỳ. Xét nghiệm trước 15 tuần có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển.

3. Điều gì xảy ra khi chọc ối?

Sau khi chọc ối, một số bà bầu bị chuột rút cũng có khả năng xuất hiện đốm hoặc tăng tiết dịch . Bác sĩ sẽ cho dùng thuốc giảm đau không kê đơn và nghỉ ngơi sau thủ thuật.

BS. Nguyễn Tuấn Anh, BV Phụ sản Trung ương cho biết, sau chọc ối thai phụ cần tránh bất kỳ bài tập nặng hoặc hoạt động thể chất nào trong 24 giờ tới và sau đó quay lại sinh hoạt bình thường.

Thai phụ sau chọc ối cũng nên theo dõi tác dụng phụ bất thường, mặc dù những tác dụng phụ này rất hiếm. Chẳng hạn, nếu trải qua bất kỳ cơn co thắt nào, cần thông báo với bác sĩ và các triệu chứng sau khi chọc ối có thể là:

  • Chảy máu hoặc đốm
  • Rò rỉ hoặc vỡ ối
  • Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút
  • Sốt
  • Sự khác biệt trong chuyển động của thai nhi.

4. Rủi ro của chọc ối

Chọc ối là gì? - Ảnh 4.

Bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi thực hiện chọc dò ối cho thai phụ.

Mặc dù chọc ối là một thủ thuật an toàn và có độ chính xác cao, nhưng nó có một số rủi ro nhất định về khả năng gây tai biến, bao gồm thai lưu, sảy thai, vỡ ối, nhiễm trùng tử cung, chảy máu âm đạo, truyền bệnh nhiễm trùng qua đường máu như viêm gan hoặc HIV cho thai nhi, sinh non, nhạy cảm Rh nếu máu của thai nhi hòa vào máu mẹ và nhóm máu của cả hai khác nhau, các biến chứng có thể xảy ra hoặc thai nhi chấn thương do kim chọc vào nhưng điều này rất hiếm xảy ra.

Cũng có trường hợp bị vỡ ối (cũng hiếm) nhưng do lỗ vào nhỏ, sau này lỗ này có thể bít lại nên thai kỳ vẫn có thể diễn ra bình thường.

5. Kết quả chọc ối có sau bao lâu?

Sau khi chọc ối xong, mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm. Các tế bào của thai nhi trong nước ối được phát triển và nuôi cấy, đồng thời các nhiễm sắc thể được phân tích để phát hiện những bất thường, kết quả sẽ được trả sau 10 đến 14 ngày.

Bất thường: Xét nghiệm đã xác định được sự khác biệt về gene trong thai kỳ. Khi điều này xảy ra, bác sĩ sẽ thảo luận về cả kết quả và các lựa chọn của thai phụ.

Không chắc chắn: Kết quả này cho thấy đã tìm thấy sự khác biệt về gene, nhưng tác động của nó đối với việc mang thai là không rõ ràng. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về các bước tiếp theo và có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung.

Bảo Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 điều phụ nữ cần tránh trong những ngày 'đèn đỏ' để không tổn hại sức khoẻ

7 điều phụ nữ cần tránh trong những ngày 'đèn đỏ' để không tổn hại sức khoẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ngày "đèn đỏ" là những ngày hành kinh trong chu kỳ kinh nguyệt. Vào những ngày này, cơ thể chị em có nhiều thay đổi: mất máu, mệt mỏi, đau bụng và gây khó chịu ...

Khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ về quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai

Khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ về quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Đây là nội dung chính được đưa ra trong buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9/2024 do Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

9 lợi ích đáng ngạc nhiên của tình dục đối với sức khỏe nhưng ít người biết

9 lợi ích đáng ngạc nhiên của tình dục đối với sức khỏe nhưng ít người biết

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sex không chỉ giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon mà còn đem lại nhiều công dụng sức khỏe có thể bạn chưa biết.

Nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung

Nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư nội mạc tử cung - một căn bệnh ung thư phổ biến của hệ thống sinh sản nữ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ béo phì có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

Thừa Thiên Huế hướng đến đạt mức sinh thay thế vào năm 2030

Thừa Thiên Huế hướng đến đạt mức sinh thay thế vào năm 2030

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Thừa Thiên Huế là một trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao. Trước thực tế này, ngành y tế triển khai nhiều hoạt động truyền thông về giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên nhằm hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế vào năm 2030.

Phụ nữ mang thai đi bộ như thế nào để có lợi cho sức khỏe?

Phụ nữ mang thai đi bộ như thế nào để có lợi cho sức khỏe?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Có nên đi bộ khi mang thai hay không? Phụ nữ mang thai đi bộ như thế nào để có lợi cho sức khỏe?

Những triệu chứng đáng sợ ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Những triệu chứng đáng sợ ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đến một thời điểm nào đó trong cuộc đời, phụ nữ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng do mãn kinh gây ra. Đối với một số người, mất kinh không phải là triệu chứng đáng sợ nhất ở giai đoạn này.

Quảng Ninh: Huyện miền núi Bình Liêu mít tinh, xuống đường cổ động hưởng ứng ngày tránh thai thế giới

Quảng Ninh: Huyện miền núi Bình Liêu mít tinh, xuống đường cổ động hưởng ứng ngày tránh thai thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã tổ chức mít tinh, xuống đường cổ động hưởng ứng ngày tránh thai thế giới, ngày quốc tế người cao tuổi và ngày quốc tế trẻ em gái.

Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho hơn 1000 học sinh

Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho hơn 1000 học sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và tình dục, phòng Dân số – Truyền thông Giáo dục sức khoẻ, TTYT thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho học sinh trên địa bàn.

Nâng cao sức khỏe cho người di cư nội địa

Nâng cao sức khỏe cho người di cư nội địa

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH – Ngày 24/9, Cục Dân số, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Di cư và Sức khỏe Người di cư nội địa".

Top