Khó ai ngờ thứ hoa trồng đầy ngoài đường và bờ rào này là loại thuốc quý chữa trĩ và sa sinh dục hiệu quả, không mất tiền
GiadinhNet - Cây Râm bụt, loài cây được nhiều vùng nông thôn trồng làm hàng rào nhưng đó lại là cây thuốc quý chữa được nhiều bệnh hôi hám rất hiệu quả.
Bà nội tôi là một lương y giỏi và tôi được kế thừa nhiều bài thuốc quý của bà, trong đó có những cây thuốc tâm huyết được chép lại trong quyển "những vị thuốc quý" của bà, nay mới có dịp chia sẻ.
Ngày nhà tôi còn ở quê có 4 sào đất thì cả 4 mặt tiếp giáp hàng xóm, ngăn cách bằng hàng rào cây chứ không xây tường gạch như bây giờ. Có đoạn hàng rào trồng tre, đoạn trồng xạ đen, đoạn trồng duối, đoạn trồng Râm bụt... đều là những vị thuốc quý hay dùng để chữa bệnh.

Cây Râm bụt được trồng rất nhiều ở vườn quê. Ảnh minh họa.
Xưa các cụ đặt tên cây sát với tác dụng, hoặc hình dáng cây, nhưng không hiểu sao cây hoa đẹp, khiêm nhường lại đặt là Râm bụt. Có thể tên của nó là Râm bụi (có nghĩa là bụi rậm), sau bị đọc chệch đi thành cây Râm bụt. Cây Râm bụt (còn gọi là Râm Bụp, bông Bụp, Mù Tang...) phát triển rất nhanh thành bụi lớn, trồng làm hàng rào cảnh rất đẹp.
Tác dụng của cây Râm bụt thì nhiều, nhưng giá trị làm thuốc thì hiếm người chia sẻ. Nhà các thầy, bà lang đều trồng cây Râm bụt trong vườn nhà để tiện thu hái và chăm sóc. Gia đình tôi nhiều đời qua đã sử dụng cây Râm bụt như thần dược, bởi nó là khắc tinh với các bệnh sa sinh dục, lòi dom, trĩ... Bà nội tôi còn hay dùng cây Râm bụt để chữa các bệnh sa tử cung âm đạo, sa trực tràng, lòi búi trĩ...
Tôi còn nhớ rất nhiều đàn ông, đàn bà đến gặp bà tôi xin chữa bệnh này. Khi họ đến thường có mùi khăm khẳm, hôi thối do bị chảy nước từ bộ phận sinh dục ra, nhất là những phụ nữ ở quê sau sinh nở không được kiêng cữ cẩn thận, chưa hết cữ đã phải lội đồng làm ruộng, tiếp xúc nước bẩn ẩm ướt... lại phải chăm con mọn trong khi ăn uống kham khổ, thiếu chất khiến bệnh tật phát sinh, trong đó có sa sinh dục... Ngày trước chữa bệnh này phải kín đáo và duy trì bài thuốc, chứ không có điều kiện chia sẻ công khai như bây giờ.

Râm bụt hoa to. Ảnh minh họa.
Tôi còn nhớ cách dùng như sau: Hễ gặp bệnh nhân bị trĩ (nhất là đang có sưng, có phù nề, có lòi búi trĩ, hoặc phụ nữ bị sa tử cung, âm đạo, viêm chảy dịch...) bà tôi đi hái lá, hoặc hoa của cây Râm bụt (thuốc gia truyền nhà tôi hay dùng cây Râm bụt đỏ có hoa to, lá to).
Theo đó đàn ông thì hái 7 bông, đàn bà hái 9 bông đem về giã nát, đắp vào hậu môn, hoặc âm đạo và đồng thời đắp vào đỉnh đầu (nếu bị trĩ thì đắp vào hậu môn và đỉnh đầu, nếu bị sa sinh dục thì đắp vào âm đạo và đỉnh đầu)... duy trì đắp mỗi ngày một lần, mỗi lần đắp tầm 12 giờ. Đồng thời dùng lá, hoặc hoa, phơi khô đun nước uống hằng ngày. Kiên trì làm hàng ngày sẽ khỏi bệnh.

Râm bụt lá to. Ảnh minh họ.
Bài thuốc gia truyền này đã được gia đình tôi lưu truyền từ đời này sang đời khác với cách dùng đơn giản mà rất hiệu quả. Tới đời tôi được học hành, tìm hiểu và phân tích dưới ánh sáng khoa học mới thấy các cụ dùng thuốc thật chính xác. Phân tích theo y học cổ truyền thì bỏ, rễ, hoa, lá Râm bụt có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh Đại tràng, Can và Tỳ.
- Vỏ rễ có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm.
- Hoa, lá thì có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng...
Theo phân tích khoa học thì cây Râm bụt có những tinh chất rất tốt, phù hợp dùng cho những bệnh viêm nhiễm, phù nề. Vì thế mà nó được các cụ xưa dùng trong việc điều trị các chứng bệnh lòi dom, sa trĩ, các chứng bệnh đường sinh dục...
Nếu có người thân bị bệnh trĩ, hoặc bị sa sinh dục hãy dùng bài thuốc cây Râm bụt như sau.
- Lấy lá, hoa của cây Râm bụt đỏ có hoa to, lá to (nam 7, nữ 9), giã nát đắp vào vùng bệnh (nếu bị trĩ thì đắp vào hậu môn và đỉnh đầu; Nếu bị sa sinh dục thì đắp vào âm đạo và đỉnh đầu) rồi băng lại cho khéo để lưu 12-16 tiếng.
- Dùng lá, hoặc hoa tươi phơi khô, đun uống thay nước hằng ngày. Nếu dùng lá, hoa khô mỗi ngày dùng 20-30g. Nếu dùng lá, hoa tươi cần dùng 40-50g
Lá và hoa Râm bụt còn dùng để đắp mụn nhọt, đắp ngực cho phụ nữ khi bị viêm tắc tia sữa rất hiệu quả.
Chị em nào muốn giảm cân có thể thu hái nhiều hoa về phơi khô, hằng ngày hãm trà uống. Ở các nước phát triển còn dùng tinh chất hoa Râm bụt làm thuốc giảm cân an toàn, hiệu quả và khá đắt tiền.
Bác sĩ Hoàng Kỳ
Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội



Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 7 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 15 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 18 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.