Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khó đủ đường trong công tác

Thứ bảy, 08:00 01/08/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Việc thí điểm sáp nhập mô hình tổ chức bộ máy y tế tuyến huyện ở Cà Mau thời gian qua khiến hoạt động DS-KHHGĐ tại hai huyện thí điểm (Phú Tân và Ngọc Hiển) trở nên trì trệ, hiệu quả giảm sút nghiêm trọng. Trong quá trình tìm hiểu thực trạng công tác này tại hai huyện, PV Báo GĐ&XH đã ghi nhận rất nhiều ưu tư, trăn trở của đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ, cộng tác viên đang thực hiện công tác dân số ở đây.

 

Khoa Dân số thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân có trụ sở là căn phòng khoảng 30m2. 	Ảnh: T.G
Khoa Dân số thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân có trụ sở là căn phòng khoảng 30m2. Ảnh: T.G

 

Khó tiếp cận lãnh đạo địa phương

Chị Tạ Thúy Hằng (Trưởng khoa Dân số, Trung tâm Y tế huyện Phú Tân) và chị Trần Thị Kiều Thẩm (Phó khoa Dân số, Trung tâm Y tế  huyện Ngọc Hiển, chưa có Trưởng khoa) đều thừa nhận tình trạng cán bộ dân số gần như không thể tiếp cận cấp ủy - chính quyền huyện trong suốt thời gian qua.

Theo cơ chế làm việc hiện hành, Trưởng khoa Dân số sẽ tham mưu ý tưởng, kế hoạch, chương trình, hoạt động… đến Phó Giám đốc Trung tâm Y tế phụ trách dân số. Người này sẽ ghi nhận và báo cáo Giám đốc xin ý kiến chỉ đạo. Sau khi xem xét, Giám đốc Trung tâm Y tế sẽ đăng ký một cuộc gặp với Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội, người đồng thời là Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện để trình bày và xin ý kiến. Người trình bày là Giám đốc hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc Trung tâm Y tế phụ trách Khoa Dân số. Hiếm khi Trưởng khoa Dân số có cơ hội được trình bày trước Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện. Trong một năm, Trưởng khoa Dân số được tiếp cận Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ và các thành viên, nếu những vị này dự họp đầy đủ, trong cuộc họp nửa năm một lần theo quy định, tức là được nhìn, được nghe nhiều hơn được nói.

Trong khi đó, chia sẻ từ ông Huỳnh Ngọc Ngô, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Năm Căn (địa phương giáp cả huyện Phú Tân và Ngọc Hiển) thì chuyện gặp Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ để đề xuất, tham mưu công việc là thường xuyên, liên tục và rất dễ dàng.

Bất kỳ ai từng tham gia lĩnh vực DS-KHHGĐ đều nằm lòng phương châm hoạt động của ngành này từ xưa đến nay. “Nếu không có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, một mình ngành Dân số không thể làm nên thành quả gì trong công tác”. Chính vì phương châm hành động này mà Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các cấp từ Trung ương đến địa phương được thành lập, trong đó Trưởng ban Chỉ đạo vừa là “ngọn cờ hiệu triệu” ban - ngành - đoàn thể, vừa là cầu nối giúp lãnh đạo cấp ủy và Hội đồng Nhân dân huyện tiếp cận công tác DS KHHGĐ. Để các cấp này nhìn nhận thấu đáo và đưa ra những quyết sách hợp lý thúc đẩy hoạt động dân số, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện phải tiếp cận liên tục và tham mưu hiệu quả đến Trưởng ban Chỉ đạo, tức Phó Chủ tịch UBND huyện. Đáng tiếc là mô hình thí điểm sáp nhập tổ chức - bộ máy hoạt động y tế - dân số tuyến huyện ở Cà Mau đã khiến Trưởng khoa Dân số bị mất hai cơ hội thực hiện phương thức vận động: Một cơ hội vận động lãnh đạo cấp ủy -chính quyền và một cơ hội vận động ban - ngành - đoàn thể.

Không còn đủ thời gian, tâm sức cho công tác dân số

Lý giải vì sao mất cơ hội này, theo chia sẻ của bà Hằng và bà Thẩm, đó là do vị thế của ngành Dân số đã bị mất, hay nói cách khác là tư cách chính trị không còn. Cụ thể Khoa Dân số vì chỉ là một khoa của Trung tâm Y tế huyện nên không có con dấu riêng. Điều này đồng nghĩa với việc để có một công văn gửi đi, Khoa Dân số phải trình Giám đốc, Phó Giám đốc để xin dấu từ Văn phòng Trung tâm Y tế. Văn bản này Trưởng khoa Dân số không đủ thẩm quyền ký - đồng nghĩa với sự hạn chế tối đa cơ hội tiếp cận của Trưởng khoa với lãnh đạo các ban - ngành - đoàn thể.

“Hiện ở Khoa Dân số, chủ yếu là làm việc hành chính thôi. Người thì tiếp nhận dữ liệu từ cán bộ chuyên trách gửi về, người thì cập nhật dữ liệu điện tử về dân cư, người thì làm báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý theo qui định. Khi nào có chiến dịch theo chỉ đạo của Chi cục thì triển khai thực hiện vậy thôi…”, bà Thúy Hằng mô tả hoạt động của đơn vị mình.

Còn bà Trần Thị Kiều Thẩm chia sẻ: “Về lý thuyết, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện vẫn có thể chủ động thực hiện vai trò vận động công tác dân số. Song thực tế cho thấy, với nhiệm vụ y tế nặng nề thì người này khó lòng đủ sức lực, thời gian, dành tâm trí, lòng nhiệt huyết để gõ cửa cấp ủy - chính quyền hay ban- ngành - đoàn thể mà thúc đẩy hoạt động này”.

Càng khó tiếp cận người dân

Để thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, mục tiêu ngày càng nặng nề, Chi cục DS-KHHGĐ (tuyến tỉnh) và Trung tâm DS-KHHGĐ (tuyến huyện)  luôn phải là đơn vị kết nối với tất cả sự năng động, sáng tạo, nhiệt huyết để toàn hệ thống chính trị trên địa bàn quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ. Thông qua các hoạt động mang tính rộng khắp mới thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo người dân. Vì vậy, với mô hình thí điểm sáp nhập này, Khoa Dân số khi đã khó tiếp cận với hệ thống chính trị thì cũng đồng nghĩa với việc càng khó tiếp cận với người dân.

Hơn một năm qua, ở huyện Phú Tân và Ngọc Hiển, vai trò dẫn dắt đội ngũ cộng tác viên của các cán bộ chuyên trách dân số đã bị lu mờ bởi rất nhiều nhiệm vụ tại trạm y tế. 100% cán bộ chuyên trách dân số đang công tác tại trạm đều được tuyển vì có chuyên môn y tế trình độ trung cấp. Tại Trạm Y tế Ấp Cái  Đôi Vàm (huyện Phú Tân), trên bảng phân công công việc, ngoài nhiệm vụ DS-KHHGĐ, cán bộ chuyên trách phải đảm nhiệm thêm 10 nhiệm vụ khác nữa. Do đó, tình trạng cộng tác viên dân số “bị” cán bộ chuyên trách “bỏ lơ” là điều cũng dễ hiểu vì họ đang còn phải gồng mình với vô số công việc y tế khác!

“Thêm vào đó, tại hai huyện thí điểm này, Khoa Dân số với lực lượng mới, chủ yếu làm công việc hành chính nên cũng khó lòng làm tốt vai trò. Vì thế, thực trạng chung hiện nay là cộng tác viên dân số báo cáo số liệu thế nào thì cán bộ chuyên trách tổng hợp thế ấy nên hiện tượng số liệu vừa chậm, vừa sai là điều khó tránh khỏi. Chỉ khoảng 2 xã trên địa bàn tôi phụ trách là có báo cáo hoạt động tương đối…”, bà Trần Thị Kiều Thẩm chua xót chia sẻ.  

 

Từ ngày 20/1/2014, tỉnh Cà Mau đã thí điểm sáp nhập mô hình tổ chức - bộ máy hoạt động y tế - dân số tuyến huyện với hình thức: Gộp Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm DS-KHHGĐ thành một đơn vị duy nhất gọi là Trung tâm Y tế huyện.

Trung tâm DS-KHHGĐ (trước đây) trở thành Khoa Dân số với 1 Trưởng khoa và 4- 5 chuyên viên phụ trách lĩnh vực truyền thông, cơ sở dữ liệu, tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai…

 (còn nữa)

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Top