Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khổ sở vì bãi rác khổng lồ, dân chặn xe đòi gặp lãnh đạo thành phố

Thứ bảy, 20:10 07/07/2018 | Xã hội

Bức xúc vì chậm được giải quyết hậu quả cộng thêm thời tiết nắng nóng gây khổ sở, người dân quanh bãi rác Nam Sơn chặn xe đòi gặp lãnh đạo Hà Nội.

Giữa những ngày nắng nóng, bãi rác cao hơn 40 m trên địa bàn 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn và Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội ) đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng sống và việc sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

Dân chặn xe rác đòi đối thoại

Sáng 6/7, khoảng 20 người dân xã Hồng Kỳ tập trung trước cổng khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Họ chặn không cho xe chở rác vào bãi, yêu cầu được gặp gỡ lãnh đạo thành phố Hà Nội.

Việc chặn xe vào bãi trong một buổi sáng khiến cho nhiều xe rác phải đỗ dọc đường để chờ đợi. Ảnh: Ngọc Tân.

 

Người dân đưa ra nhiều nguyện vọng, trong đó tập trung vào 3 vấn đề chính là di dời, tái định cư cho các hộ dân gần bãi rác, khắc phục nguồn nước tưới tiêu đang bị ô nhiễm và chăm sóc sức khỏe cho người dân bị ảnh hưởng vì ô nhiễm rác thải.

Việc chặn xe kéo dài đến khoảng 11h thì lãnh đạo huyện Sóc Sơn và xã Hồng Kỳ có mặt để đối thoại với người dân. Sau cuộc họp kéo dài 3 tiếng đồng hồ, nhóm người đồng ý giải tán. Đại diện chính quyền hứa hẹn sẽ đáp ứng một số yêu cầu của họ.

Sau buổi họp, lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn đã trực tiếp đi thăm 10 héc ta lúa bị chết do nước tưới ô nhiễm theo phản ánh của người dân.

Lãnh đạo huyện cho biết sẽ kiến nghị lên cấp trên phương án đền bù thiệt hại cho bà con. Chính quyền cũng chỉ đạo phía doanh nghiệp quản lý bãi rác phải xây dựng hệ thống cống, đường giao thông khu vực nội đồng theo nguyện vọng người dân.




Buổi họp giữa người dân sống gần bãi rác Nam Sơn và chính quyền địa phương ngày 6/7. Ảnh: Viết Long.


 

Trao đổi với Zing.vn, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn khẳng định việc di dời người dân khỏi vùng ô nhiễm vẫn đang được chính quyền địa phương quan tâm và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Dự án nhà tái định cư sẽ được khởi công trong tháng 9/2018, ông Tuấn khẳng định.

Người dân muốn xây dựng hệ thống nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Tuy nhiên theo lãnh đạo địa phương, yêu cầu này khó thực hiện do khu vực này sắp được giải tỏa. Mọi hoạt động đầu tư xây dựng trên phần đất cũ sẽ phải cân nhắc để tránh lãng phí.

Nhiều yêu cầu người dân đưa ra thuộc thẩm quyền xử lý của chính quyền thành phố như vấn đề nâng cao mức hỗ trợ bảo hiểm y tế. Lãnh đạo huyện có mặt tại buổi họp cho biết sẽ báo cáo lại để thành phố xem xét, phê duyệt.

Sống dưới chân núi rác suốt 20 năm

Người lạ lần đầu đi vào xã Hồng Kỳ sẽ lập tức phải bịt mũi lại vì một mùi hôi thối không biết phát ra từ đâu. Giữa cảnh thôn quê chập chùng núi đồi, thình lình xuất hiện một núi... rác.

Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị (URENCO) quản lý từ năm 1999. Mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 4.000 tấn rác, được đánh giá là bãi tập kết rác lớn nhất Hà Nội. Đến nay núi rác đã cao hơn 40 m, rộng hàng chục héc ta.

Những hộ dân quanh bãi rác đã quen cảnh ăn cơm chung với ruồi nhặng, đi ngủ cũng phải đeo khẩu trang vì mùi hôi thối. Tình trạng này còn trầm trọng hơn trong những ngày Hà Nội nắng nóng đến 39-40 độ C.

Chẳng ai sinh ra được chọn quê hương bản quán. Đất đai của cha ông tổ nghiệp thì đời con cháu phải tiếp tục ở thôi, một người dân sống cách núi rác 100 m tâm sự.




Núi rác của khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn hiện đã cao hơn 40 m. Ảnh: Ngọc Tân.


 

Trở về nhà sau buổi họp với chính quyền, bà Mai (xóm Hòa Bình, thôn 2) cho biết sẽ tiếp tục chặn xe rác nếu nguyện vọng của người dân không được đáp ứng.

Vụ lúa vừa qua, bà Mai và các hộ nông dân xóm Hòa Bình mất trắng hơn 10 héc ta lúa vì không có nước tưới. Dòng suối Lạc Sơn sau bao năm cung cấp nước tưới cho cả vùng đến nay đã bị ô nhiễm nặng nề.

Từ đầu vụ, nông dân cắn răng bỏ ra hàng triệu đồng bơm nước máy vào ruộng để cấy. Nhưng sau đó cũng không đủ nước để dưỡng lúa, họ đành ngậm ngùi nhìn hơn 10 héc ta lúa chết khô.

Ngày 19/7/2017, cũng sau một vụ người dân chặn xe rác đòi đối thoại, UBND TP Hà Nội đã có công văn số 3511/UBND-DT yêu cầu UBND huyện Sóc Sơn khẩn trương thực hiện các dự án xây dựng khu tái định cư để di dời các hộ dân trong vùng bị ô nhiễm bán kính 500 m.

Từ đó đến nay đã gần 1 năm. Chính quyền huyện khẳng định các dự án vẫn đang được tiến hành, trong khi người dân cho rằng tiến độ xử lý quá chậm chạp. Riêng thôn 2 của xã Hồng Kỳ còn tới 126 hộ dân nằm trong bán kính 500 m, có nhiều nhà cách núi rác chỉ vài bước chân.




Vị trí khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (điểm màu đỏ). Ảnh: Google Maps.
Việc chặn xe vào bãi trong một buổi sáng khiến cho nhiều xe rác phải đỗ dọc đường để chờ đợi. Ảnh: Ngọc Tân.

Người dân đưa ra nhiều nguyện vọng, trong đó tập trung vào 3 vấn đề chính là di dời, tái định cư cho các hộ dân gần bãi rác, khắc phục nguồn nước tưới tiêu đang bị ô nhiễm và chăm sóc sức khỏe cho người dân bị ảnh hưởng vì ô nhiễm rác thải.

Việc chặn xe kéo dài đến khoảng 11h thì lãnh đạo huyện Sóc Sơn và xã Hồng Kỳ có mặt để đối thoại với người dân. Sau cuộc họp kéo dài 3 tiếng đồng hồ, nhóm người đồng ý giải tán. Đại diện chính quyền hứa hẹn sẽ đáp ứng một số yêu cầu của họ.

Sau buổi họp, lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn đã trực tiếp đi thăm 10 héc ta lúa bị chết do nước tưới ô nhiễm theo phản ánh của người dân.

Lãnh đạo huyện cho biết sẽ kiến nghị lên cấp trên phương án đền bù thiệt hại cho bà con. Chính quyền cũng chỉ đạo phía doanh nghiệp quản lý bãi rác phải xây dựng hệ thống cống, đường giao thông khu vực nội đồng theo nguyện vọng người dân.

Buổi họp giữa người dân sống gần bãi rác Nam Sơn và chính quyền địa phương ngày 6/7. Ảnh: Viết Long.
Buổi họp giữa người dân sống gần bãi rác Nam Sơn và chính quyền địa phương ngày 6/7. Ảnh: Viết Long.

Trao đổi với Zing.vn, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn khẳng định việc di dời người dân khỏi vùng ô nhiễm vẫn đang được chính quyền địa phương quan tâm và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. "Dự án nhà tái định cư sẽ được khởi công trong tháng 9/2018", ông Tuấn khẳng định.

Người dân muốn xây dựng hệ thống nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Tuy nhiên theo lãnh đạo địa phương, yêu cầu này khó thực hiện do khu vực này sắp được giải tỏa. Mọi hoạt động đầu tư xây dựng trên phần đất cũ sẽ phải cân nhắc để tránh lãng phí.

Nhiều yêu cầu người dân đưa ra thuộc thẩm quyền xử lý của chính quyền thành phố như vấn đề nâng cao mức hỗ trợ bảo hiểm y tế. Lãnh đạo huyện có mặt tại buổi họp cho biết sẽ báo cáo lại để thành phố xem xét, phê duyệt.

Sống dưới chân "núi" rác suốt 20 năm

Người lạ lần đầu đi vào xã Hồng Kỳ sẽ lập tức phải bịt mũi lại vì một mùi hôi thối không biết phát ra từ đâu. Giữa cảnh thôn quê chập chùng núi đồi, thình lình xuất hiện một núi... rác.

Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị (URENCO) quản lý từ năm 1999. Mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 4.000 tấn rác, được đánh giá là bãi tập kết rác lớn nhất Hà Nội. Đến nay "núi" rác đã cao hơn 40 m, rộng hàng chục héc ta.

Những hộ dân quanh bãi rác đã quen cảnh ăn cơm chung với ruồi nhặng, đi ngủ cũng phải đeo khẩu trang vì mùi hôi thối. Tình trạng này còn trầm trọng hơn trong những ngày Hà Nội nắng nóng đến 39-40 độ C.

"Chẳng ai sinh ra được chọn quê hương bản quán. Đất đai của cha ông tổ nghiệp thì đời con cháu phải tiếp tục ở thôi", một người dân sống cách núi rác 100 m tâm sự.

Núi rác của khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn hiện đã cao hơn 40 m. Ảnh: Ngọc Tân.
Núi rác của khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn hiện đã cao hơn 40 m. Ảnh: Ngọc Tân.

Trở về nhà sau buổi họp với chính quyền, bà Mai (xóm Hòa Bình, thôn 2) cho biết sẽ tiếp tục chặn xe rác nếu nguyện vọng của người dân không được đáp ứng.

Vụ lúa vừa qua, bà Mai và các hộ nông dân xóm Hòa Bình mất trắng hơn 10 héc ta lúa vì không có nước tưới. Dòng suối Lạc Sơn sau bao năm cung cấp nước tưới cho cả vùng đến nay đã bị ô nhiễm nặng nề.

Từ đầu vụ, nông dân "cắn răng" bỏ ra hàng triệu đồng bơm nước máy vào ruộng để cấy. Nhưng sau đó cũng không đủ nước để dưỡng lúa, họ đành ngậm ngùi nhìn hơn 10 héc ta lúa chết khô.

Ngày 19/7/2017, cũng sau một vụ người dân chặn xe rác đòi đối thoại, UBND TP Hà Nội đã có công văn số 3511/UBND-DT yêu cầu UBND huyện Sóc Sơn khẩn trương thực hiện các dự án xây dựng khu tái định cư để di dời các hộ dân trong vùng bị ô nhiễm bán kính 500 m.

Từ đó đến nay đã gần 1 năm. Chính quyền huyện khẳng định các dự án vẫn đang được tiến hành, trong khi người dân cho rằng tiến độ xử lý quá chậm chạp. Riêng thôn 2 của xã Hồng Kỳ còn tới 126 hộ dân nằm trong bán kính 500 m, có nhiều nhà cách núi rác chỉ vài bước chân.

Vị trí khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (điểm màu đỏ). Ảnh: Google Maps.
Vị trí khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (điểm màu đỏ). Ảnh: Google Maps.

Theo Ngọc Tân

Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Thời sự - 5 giờ trước

Theo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Top