Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khó thở: Dấu hiệu chung của nhiều loại ung thư

Thứ bảy, 09:34 28/11/2020 | Sống khỏe

Những người bị ung thư giai đoạn cuối thường phải trải qua cảm giác nghẹt thở, tức ngực do khối u chèn ép phổi, chặn đường thở.

Nếu từng bị hụt hơi, bạn sẽ biết cảm giác thiếu không khí đáng sợ như thế nào. Khó thở là tác dụng phụ của nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú, phổi và ung thư từ các cơ quan khác di căn đến phổi.

Khó thở có thể xảy ra dần dần hoặc đột ngột, khác nhau về mức độ và tần suất của các đợt. Đối với một số người, khó thở xuất hiện khi gắng sức, chẳng hạn như tập thể dục, đi bộ lên cầu thang, làm việc nhà.

Khó thở: Dấu hiệu chung của nhiều loại ung thư - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây ra chứng khó thở

Những người bị ung thư có thể khó thở vì nhiều lý do. Ví dụ, một khối u chặn đường thở, đè lên phổi hoặc gây viêm đường dẫn khí. Các phương pháp điều trị ung thư, đặc biệt là đối với phổi, cũng có khả năng làm tổn thương bộ phận này hoặc gây ra các phản ứng phụ dẫn đến khó thở.

Việc chữa chứng khó thở và triệu chứng kèm theo rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân nền. Điều trị có thể bằng thuốc chống viêm và steroid, thuốc thúc đẩy sản xuất hồng cầu, điều trị lo lắng.

- Nếu bạn bị tắc nghẽn đường thở, bác sĩ cố gắng thu nhỏ khối u bằng hóa trị, xạ trị, dùng stent để giữ cho đường thở được mở.

- Nếu bạn bị tràn dịch màng phổi, bác sĩ nội soi lồng ngực để rút chất lỏng ra khỏi phổi.

- Nếu thiếu máu gây khó thở, bạn có thể được truyền hồng cầu.

- Nếu mức oxy trong máu thấp, bạn có thể nhận được oxy bổ sung.

Điều trị khó thở cũng bao gồm các kỹ thuật và thay đổi lối sống để giúp giảm các triệu chứng. Ví dụ, bác sĩ áp dụng vật lý trị liệu để tăng cường các cơ yếu, tăng dung tích phổi và giúp bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Khó thở có nguy cơ gây rắc rối về thể chất và tinh thần, đặc biệt khi bạn đang chữa ung thư. Cảm xúc lo lắng xuất hiện khi có chẩn đoán ung thư góp phần gây khó thở. Cảm giác khó thở cũng có thể khiến bạn lo lắng, có thể dẫn đến khó thở thêm.

Khó thở không chỉ gây khó chịu mà còn cản trở các hoạt động thường ngày của bạn, khiến bạn mất ăn mất ngủ. Điều quan trọng là phải tìm cách quản lý chứng khó thở để cải thiện nhịp thở và chất lượng cuộc sống.

Khó thở: Dấu hiệu chung của nhiều loại ung thư - Ảnh 2.

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm khó thở. Ảnh: Cnet

Mẹo giảm khó thở

- Sử dụng kỹ thuật thở có kiểm soát: Hít thở chậm, đều bằng cách hít vào sâu bằng mũi đếm 2 và thở ra đếm 4. Khi thở ra, hãy khép môi lại như thể bạn đang từ từ thổi tắt một ngọn nến.

- Điều chỉnh hoạt động của bạn: Lập kế hoạch hàng ngày để sử dụng năng lượng vào các hoạt động quan trọng nhất trước tiên và hạn chế các việc không cần thiết. Nếu bạn bị hụt hơi, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. Tránh lên xuống cầu thang nhiều lần, nên nghỉ ngơi giữa và trong các hoạt động.

- Cố gắng thư giãn: Khi bạn cảm thấy khó thở, điều quan trọng là phải bình tĩnh vì lo lắng có thể làm cho vấn đề hô hấp trở nên tồi tệ hơn. Bác có thể thư giãn, thiền định hoặc massage.

- Hít thở không khí trong lành, mát mẻ: Thông gió tốt với độ ẩm thấp giúp giảm bớt một số triệu chứng khó thở. Hạ nhiệt độ trong phòng, mở cửa sổ và loại bỏ khói và lông thú cưng. Tránh phòng đông người, nhiệt độ ấm áp và mùi khó chịu.

- Vận động nhẹ: Mặc dù bạn không muốn tập thể dục, nhưng việc duy trì hoạt động thể chất có thể hữu ích nếu bác sĩ cho phép. Hãy thử các bài tập nhẹ nhàng, kéo giãn nhẹ.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn uống cân bằng cung cấp năng lượng mà cơ thể bạn cần để chữa bệnh và hoạt động. Hãy thử ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày, thay vì 3 bữa chính. Tránh thức ăn khó nhai. Uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước. Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng giúp lập kế hoạch ăn uống.

- Theo dõi các triệu chứng của bạn: Đối với một số người, khó thở có thể đoán trước được. Ví dụ, bạn cảm thấy khó thở khi leo cầu thang hoặc hoạt động thể chất. Nếu bạn nhận thấy tình trạng lặp lại, hãy tránh hoặc hạn chế những hoạt động đó. Cố gắng đề phòng những tình huống khiến bạn căng thẳng hoặc lo lắng để có thể học cách thư giãn trước khi bị hụt hơi.

- Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Thông báo cho bác sĩ các vấn đề về hô hấp đang ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giúp giảm khó thở.

Theo VietNamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 10 phút trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Sống khỏe - 16 phút trước

Thời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 13 giờ trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Sống khỏe - 16 giờ trước

Gai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Sống khỏe - 17 giờ trước

Cho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Đau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.

Top