Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khoảng 3 triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này ở phổi, có 6 dấu hiệu nhận biết khi bệnh mới khởi phát, đáng tiếc nhiều người lại hay bỏ qua

Thứ năm, 10:02 23/12/2021 | Bệnh thường gặp

Đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các rối loạn liên quan.

Khoảng 3 triệu người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này ở phổi, có 6 dấu hiệu nhận biết khi bệnh mới khởi phát, đáng tiếc nhiều người lại hay bỏ qua - Ảnh 1.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh hô hấp thường gặp, đặc trưng bởi các triệu chứng ở đường hô hấp như kho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức… Bệnh thường do tiếp xúc với môi trường không khí độc hại như khói thuốc lá, thuốc lào, bụi và hóa chất nghề nghiệp, ô nhiễm trong nhà và môi trường (khói than, bụi, hóa chất, chất thải xe cơ giới, vi khuẩn, nấm mốc…), chế độ ăn uống chưa hợp lý, thiếu các vitamin A, D, E…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Số ca mắc trên thế giới được ước tính khoảng 385 triệu năm 2010, với tỷ lệ mắc là 11,7% và khoảng 3 triệu ca tử vong hàng năm.  Ở Việt Nam, năm 2009 tỷ lệ mắc ở người > 40 tuổi là 4,2%. 

Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới. Đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các rối loạn liên quan.

 - Ảnh 2.

Tổn thương phổi ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể dự phòng và điều trị được, việc điều trị càng đạt hiệu quả cao nếu bệnh được phát hiện sớm. 

6 biểu hiện sau đây chính là cảnh báo có thể bạn đang mắc bệnh hoặc bệnh đang tiến triển nặng hơn đối với những người đã được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước đó.

1. Khó thở

Nếu bạn cảm thấy bị khó thở khi làm những công việc bình thường như: leo cầu thang hay khi đi lại và cảm thấy khó khăn để hít thở sâu, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được xét nghiệm chức năng phổi nhằm chẩn đoán và điều trị sớm. Khi bệnh đã nặng, khó thở sẽ xuất hiện ngay cả khi làm vệ sinh cá nhân, dễ có biến chứng lên hệ thống tim mạch và thậm chí gây tử vong.

 - Ảnh 3.

2. Ho

Ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, mặc dù không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ho trong COPD thường ho dai dẳng hoặc ho hàng ngày kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp. Ho khan hoặc ho có đờm, thường khạc đờm về buổi sáng. Ho có đờm mủ là một trong các dấu hiệu nặng hơn của bệnh.

 - Ảnh 4.

Ho dai dẳng thường xuất hiện vài năm trước khi mắc COPD

3. Đau đầu buổi sáng

Do không thở đủ sâu vào ban đêm, lượng khí CO2 tích tụ lại khiến mạch mãu não giãn ra dẫn đến nhức đầu âm ỉ vào buổi sáng sau khi thức dậy. Nếu dấu hiệu này thường xuyên xuất hiện, bạn chớ chủ quan bỏ qua mà hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

 - Ảnh 5.

Đừng chủ quan với triệu chứng thường xuyên đau đầu mỗi buổi sáng sau khi thức dậy

4. Sưng mắt cá chân

Khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh tiến triển sẽ đi kèm với suy tim bởi hệ thống tuần hoàn không nhận đủ oxy cần thiết. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng, dẫn tới sưng bàn chân và mắt cá chân.

Chân của người bị bệnh có thể bị phù thũng giống như ngồi nhiều trên máy bay hay chân của phụ nữ mang thai.

5. Khó ngủ hoặc hay buồn ngủ

Bạn phải chồng nhiều gối để đặt ngực và đầu lên cho dễ thở hơn trong lúc ngủ; bạn cảm thấy không khỏe hoặc thậm chí chóng mặt sau mỗi giấc ngủ.

Do khi nằm trên một mặt phẳng, phổi sẽ phải làm việc khó khăn hơn nên nhiều người bị BPTNMT khó có thể ngủ sâu, họ phải kê cao gối để cảm thấy dễ chịu để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng thường mắc chứng ngưng thở khi ngủ và trào ngược dạ dày thực quản.

6. Xanh tím môi và móng tay

Trong một thời gian nhất định, do phổi hoạt động kém đi làm cho máu không lưu thông đủ oxy đi khắp cơ thể dẫn đến móng tay và đôi môi có thể chuyển sang xanh tím.

Máu giàu oxy có màu đỏ tươi, trong khi máu ít oxy chuyển sang sẫm hoặc xanh. Máu chuyển sang màu tím khi nồng độ oxy trong máu giảm dưới 90%.

 - Ảnh 6.

Đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra sức khỏe khi móng tay bị xanh tím


Lưu ý: Không phải tất cả những dấu hiệu trên đây đều khẳng định rằng bạn đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây chỉ là những dấu hiệu thường gặp nhất, điều quan trọng là chúng ta cần phải biết lắng nghe cơ thể mình và đừng chủ quan bỏ qua những triệu chứng bất thường thường xuyên xuất hiện.

Đặc biệt, nếu bạn thuộc nhóm các đối tượng có nguy cơ cao sau đây và gặp phải 1 trong các dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm tra chức năng phổi, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn gây biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí là tử vong.

Các đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

- Là nam giới tuổi trên 40;

- Những người hút thuốc lá, thuốc lào;

- Những người tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi nghề nghiệp;

- Người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khói bếp than;

- Người bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 15 phút trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Top