Khốn khó những mảnh đời mất đất giữa thủ đô
GiadinhNet - Đều là những hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp tới 100% (theo Nghị định 84 thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp thì được tái định cư) nhưng lại tồn tại hai chính sách đền bù hoàn toàn khác biệt. Đây là bức xúc của người dân kéo dài nhiều năm nay tại khu dân cư có dự án khu đô thị Tây Nam Kim Giang 1 (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) đẩy không ít người vào cảnh phải làm đủ nghề để sống, thậm chí là nhặc rác để mưu sinh.
Mất đất, đi nhặt rác mưu sinh
Đã nhiều năm nay, kể từ ngày mảnh đất nông nghiệp duy nhất ở khu Trầm Dừa (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) bị thu hồi, bà Cao Thị Thỏa (SN 1963, trú tại xóm Lẻ, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều) chẳng biết mưu sinh bằng nghề gì. Cuộc đời thiếu thốn vì không chồng con, bà Thỏa phải sống nhờ vào sự tình thương, đùm bọc của anh em trong nhà.
“Trước đây tôi sống nhờ vào 340m2 đất nông nghiệp ở đấy mà mẹ tôi trước khi mất đã cho để trồng rau, nuôi con gà, con lợn. Cuộc sống tuy không giàu sang nhưng cơ bản cũng đủ ăn, đủ mặc.
Tuy nhiên, khi bị thu hồi để nhường cho dự án Khu đô thị Tây Nam Kim Giang 1, tôi bị mất tất cả. Bây giờ, để không bị chết đói, tôi phải đi bộ khắp nơi để nhặc túi ni lon, chai nhựa về bán lấy tiền mua gạo. Khổ cực đủ đường nhưng chẳng biết kêu ai”, bà Thỏa chia sẻ.

Chỉ tay vào đống bao ni-lon vừa nhặt được trong mấy ngày mưa gió, bà Thỏa cho biết, mỗi ngày đi khắp ngõ ngách, nhiều thì được vài chục nghìn đồng, còn lại thì ngày năm đến mươi nghìn. “Biết là cùng cực thì mới mưu sinh bằng nghề nhặt rác, nhưng không làm nghề này thì tôi không biết lấy gì mà sống” - bà Thỏa chia sẻ.
Theo trình bày của bà Thỏa, gia đình bà có mảnh đất nông nghiệp 340m2 tại khu Trầm Dừa mang tên mẹ bà là Hoàng Thị Túi (nhưng trong GCNQSDĐ lại mang tên là Đặng Thị Túi).
Ngày 10/5/2000, bà Túi được ông Nguyễn Văn Huy, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng 340m2 đất tại tờ bản đồ 08, số thửa 60, mục đích sử dụng là sản xuất nông nghiệp, thời gian sử dụng 20 năm kể từ ngày 1/4/1999 là đất được giao theo Nghị định 64-CP.
Ngày 5/3/2003, bà Hoàng Thị Túi, ông Vũ Minh Thắng, Nguyễn Huy Sâm, Nguyễn Huy Thọ gửi đơn lên UBND xã Tân Triều, HTX Triều Khúc xin chuyển đổi số ruộng thuộc khu Trầm Dừa từ đất trồng lúa sang đào ao, thả cá, trồng cây ăn quả (mô hình VAC).
Trong đó, diện tích đất xin chuyển đổi của bà Túi là 340m2, ông Thắng 776m2, ông Sâm 850m2, ông Thọ 341m2. Đơn xin chuyển đổi này đã được UBND xã Tân Triều xác nhận và đề nghị không trồng cây lâu năm.
Ngày 12/11/2013, UBND huyện Thanh Trì ra Quyết định số 7641/QĐ-UBND về việc thu hồi 340m2 đất tại xã Tân Triều của bà Túi để đầu tư xây dựng công trình GPMB và san nền sơ bộ Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I theo địa giới hành chính huyện Thanh Trì.
Từ đó đến nay, mảnh đất nông nghiệp cuối cùng của bà Thỏa bị thu hồi và cũng là từng đó ngày bà Thỏa phải mưu sinh bằng nghề nhặt rác.

Cùng hoàn cảnh với bà Cao Thị Thỏa, là gia đình vợ chồng ông Triệu Khắc Thiện, bà Nguyễn Thị Bình.
Theo trình bày của ông Thiện, ngày 10/5/2000, ông được UBND huyện Thanh Trì cấp giấy chứng nhận Quyền sử đụng đất 850m2, thửa 65, bản đồ 08 để sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp. Thời gian là 20 năm, kể từ ngày 1/4/1999.
Sau khi bị thu hồi đất để thực hiện dự án khu đô thị Tây Nam Kim Giang I, gia đình bà Bình, ông Triệu phải ra đầu ngõ dựng quán để bán cháo, kiếm tiền mưu sinh. Cuộc sống đã khó khăn, chật vật, nay ông Thiện lại bị tai biến không làm được gì, phải ở nhà và thường xuyên vào viện để điều trị bệnh.
Nhà có 5 khẩu, sau khi bị thu hồi đất, gia đình đã nhiều lần gửi đơn lên UBND huyện, xã đề nghị được hỗ trợ bồi thường và tái định cư nhưng đến nay mọi thứ đều rơi vào im lặng.
Cùng bị thu hồi đất, vì sao chính sách đền bù khác nhau?
Theo những tài liệu và hồ sơ mà chúng tôi thu thập được, cả bà Cao Thị Thỏa (đất của bà Hoàng Thị Túi) và gia đình ông Triệu Khắc Thiện khi bị thu hồi đất đều không được tái định cư. Trong khi chính sách của TP Hà Nội, nếu đất nông nghiệp bị thu hồi 30% trở lên đã được xem xét tái định cư.
Chính vì chính sách GPMB không đồng bộ, không thống nhất nên khiến cho nhiều hộ dân ở đây rất bức xúc và phải khiếu kiện để đòi quyền lợi.
Đơn cử theo Quyết định số 8044/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND huyện Thanh Trì (về việc phê duyệt phương án bồi thường thu hồi đất) thì một số hộ dân được bồi thường hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm bằng đất ở (60m2). Trong khi đó, các hộ dân khác cùng một nguồn gốc đất như nhau thì lại được nhận khoản hỗ trợ này bằng tiền, không có hỗ trợ tái định cư.

Việc chênh lệch quyền lợi này khiến các hộ dân đặt câu hỏi, liệu có sự khuất tất ở đây hay không? Các gia đình như bà Thỏa, hay ông Triệu đều bức xúc cho rằng, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của họ bị thu hồi 100%. Trong khi họ làm ăn và sinh nhai bằng chính diện tích đất đó mà không hỗ trợ tái định cư, chỉ hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng tiền thì họ biết làm gì và ở đâu?
Được biết, để thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I trên địa bàn UBND xã Tân Triều, UBND TP Hà Nội đã thu hồi hơn 30ha, đa số người dân ở xóm Lẻ có đất nông nghiệp ở đây đêu bị thu hồi 100%.
Theo ông Như Đức Tâm, cán bộ địa chính xã Tân Triều thì Dự án Tây Nam Kim Giang 1 được thực hiện từ rất lâu, từ năm 2007 – 2008. Lúc này, thực hiện Nghị định 84, nếu thu hồi diện tích đất nông nghiệp trên 30% thì được tái định cư.
Trước thắc mắc của người dân là chính sách đền bù, tái định cư khác nhau, ông Đặng Ngọc Quyền, Phó chủ tịch UBND xã Tân Triều cũng cho biết, việc cùng một thửa đất, cùng hoàn cảnh sử dụng đất giống nhau nhưng chính sách tái định cư khác nhau là hoàn toàn đúng.
Ông Quyền cho biết, do chính sách thay đổi nên những ai nhận đền bù trước thì sẽ có đất tái định cư, nếu ai không nhận đền bù thì đến nay không có đất tái định cư.
“Đến nay, UBND huyện Thanh Trì đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội xin ý kiến về việc tái định cư cho một số hộ dân nhưng UBND TP Hà Nội không đồng ý. Sau đó, UBND huyện tiếp tục có văn bản đến UBND TP Hà Nội nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản trả lời”, ông Quyền nói thêm.

Theo ông Tâm, để thực hiện Dự án khu đô thị Tây Nam Kim Giang, có 400 trường hợp bị thu hồi đất, nhưng chính sách đền bù không giống nhau.
“Chúng tôi là những người thừa kế công việc của khoá trước nên anh em “đã rồi” nên không thể nắm cụ thể được. Để cho rõ nhất thì anh em báo chí cần làm việc với TT Phát triển quỹ đất của UBND huyện. Đối với chúng tôi, trong quá trình GPMB, chúng tôi chỉ phối hợp với TT Phát triển quỹ đất”, ông Tâm cho biết.
“Đối với trường hợp bà Cao Thị Thoả và ông Triệu Khắc Thiện đã được UBND xã mời lên rất nhiều lần để nhận tiền đền bù nhưng không nhận nên chúng tôi đã gửi vào kho bạc.
Sau khi nhận được đơn của các hộ dân, UBND huyện cũng đã xin UBND TP xin cơ chế đặc thù nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được. Về phía UBND huyện cũng đã xin một khu đất ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai để tái định cư cho những hộ bị thu hồi đất nhưng đến nay cũng chưa được”, ông Tâm thông tin thêm.
Nhóm PV

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 2 giờ trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 2 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 4 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 5 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 5 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 5 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sốngGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.