Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không ăn lòng lợn khi cơ thể có dấu hiệu này dù có thích mê

Thứ ba, 16:43 27/12/2022 | Sống khỏe

GĐXH - Không thể phủ nhận rằng món ăn này rất giàu chất dinh dưỡng và mê hoặc người yêu ẩm thực, nhưng đồng thời chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Sôi bụng không nguy hiểm, nhưng thêm dấu hiệu này rất  cần được khám sớm!Sôi bụng không nguy hiểm, nhưng thêm dấu hiệu này rất cần được khám sớm!

GĐXH - Không chỉ gây ra tâm lý ngại ngùng và cảm giác khó chịu, đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Nội tạng động vật (phổ biến nhất là nội tạng lợn, lòng lợn) là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt.  Về dinh dưỡng, những phần như tim, gan, cật, lòng, thận, não… được đánh giá là rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng. 

Trong gan, thận có nhiều vitamin A, kẽm, sắt  có tác dụng bổ mắt và tốt cho tim mạch, hỗ trợ giảm các bệnh gây viêm. Óc động vật nói chung chứa axit béo omega 3 giúp bảo vệ não người và tủy sống. Tim và lưỡi thì lại có nhiều dinh dưỡng tốt cho những người hồi phục sau khi bệnh hoặc phụ nữ mang thai.

Không ăn lòng lợn khi cơ thể có dấu hiệu này dù có thích mê - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thực tế, chỉ 1 bộ phận rất nhỏ những người châu Âu vẫn ăn một số loại nội tạng động vật như gan ngỗng, dạ dày bò… và một phần ít trong số các loại nội tạng khác. Còn ở nhiều quốc gia ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, hiện nay, nội tạng động vật đa dạng không bỏ phí, phần nào cũng được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn, nhiều món được cho là đặc sản.

Theo một số nghiên cứu, nội tạng động vật ẩn chứa nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan tới tim mạch, bệnh gút, tăng mỡ máu… và một số bệnh khác. Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn lòng trong các trường hợp sau:

Người mắc bệnh gout

Lòng lợn là một trong những món ăn tối kỵ với người mắc bệnh gout bởi sẽ làm lượng acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến hình thành và tích lũy các tinh thể urat rắn sắc nhọn trong khớp ngón chân, tay, tạo ra những cơn đau dữ dội kèm theo sưng, nóng, đỏ xung quanh.

Những người mắc bệnh gout nếu để tái phát nhiều lần sẽ khiến khớpbị phá hủy. Nhiều bệnh nhân bị sỏi tiết niệu do tinh thể urat lắng đọng, gây tắc nghẽn dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, suy chức năng thận...

Người có đường tiêu hóa kém

Trong nội tạng lợn hầu hết đều chứa một lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Do vậy khi ăn phải những món ăn từ lòng lợn được chế biến không đảm bảo vệ sinh rất có thể cơ thể người phải đối mặt với những bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như tiêu chảy, tả, lị, đau bụng,...

Người sử dụng còn phải đối mặt với các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, nặng hơn có thể tử vong.

Không ăn lòng lợn khi cơ thể có dấu hiệu này dù có thích mê - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Người mỡ máu cao

Lượng cholesterol rất cao trong lòng lợn, nhất là cholesterol xấu, có thể làm chỉ số mỡ trong máu của bạn tăng vọt. Vì vậy nếu bạn là người mỡ máu cao, người mắc bệnh tim mạch hay chuyển hóa khác như xơ vữa động mạch, tiểu đường... thì không nên ăn lòng lợn, hoặc nếu ăn chỉ nên ăn với số lượng ít.

Người béo phì, thừa cân

Danh sách những người không nên ăn lòng lợn chắc chắn không thể thiếu người thừa cân béo phì, bởi lượng chất béo trong món ăn này rất lớn, đồng nghĩa với lượng calo cao. Thường xuyên ăn lòng lợn, bạn chắc chắn sẽ tăng cân vù vù.

Người đang bị cảm, cúm

Món lòng lợn dễ gây đầy bụng, khó tiêu, trong khi những người đang bị cảm cúm có thể trạng yếu, nếu ăn vào sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể khi phải xử lý chúng. Chưa kể món này cũng có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, có thể gây bệnh cho người ăn, nhất là khi sức đề kháng của họ đang suy giảm. Vì vậy nếu người không khỏe, bạn không nên ăn lòng.

Bé 3 tuổi mắc cúm B may mắn thoát 'án tử' sau 90 ngày giành giật sự sốngBé 3 tuổi mắc cúm B may mắn thoát "án tử" sau 90 ngày giành giật sự sống

GĐXH - Bác sĩ xác định bệnh nhi bị nhiễm cúm B và vi khuẩn đa kháng thuốc gây nên tình trạng nguy kịch khiến gia đình bế tắc xin về.


M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 2 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 22 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Top