Không bảo hiểm y tế, mắc bệnh cả nhà lao đao (1): Khoẻ không lo, bệnh vô mới... khốn
GiadinhNet - Bỏ điều trị, xin về, thậm chí trốn viện khi thấy chi phí điều trị quá cao do người bệnh không có BHYT - hiện tượng này đang xảy ra tại không ít bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương. Khi được hỏi sao không mua BHYT, hầu hết những bệnh nhân này đều trả lời, khi trẻ khỏe, họ chủ quan, không nghĩ sẽ bị bệnh nặng như vậy(?!).
"Không nghĩ lại đổ bệnh bất ngờ"
Ngày 15/4, anh Phùng Văn Thành (32 tuổi, ở Thanh Thủy, Phú Thọ) đột ngột thấy đau đầu, buồn nôn, nôn, kèm sốt 39oC. Anh được đưa vào Bệnh viện tỉnh Phú Thọ, sau đó chuyển thẳng lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán viêm màng não mủ, phải thở máy qua nội khí quản, đặt sonde dạ dày, sonde tiểu... cùng rất nhiều xét nghiệm hàng ngày khác. Đáng chú ý, anh Thành không có thẻ BHYT, đồng nghĩa với việc anh phải chịu 100% chi phí điều trị.
Chị Phan Thị Lệ (vợ anh Thành) cho biết, ngay khi mới nhập viện, gia đình đã đóng ngay 10 triệu đồng cho bệnh viện gọi là tiền đặt cọc. Từ đó đến nay, mới 6 ngày, nhưng gia đình đã tiếp tục phải đóng thêm 10 triệu đồng. Anh Thành là thợ xây, thu nhập bấp bênh, còn vợ là công nhân may, tổng thu nhập một tháng của gia đình rất ít ỏi. “Gia đình đã phải vay mượn khắp nơi rồi, các con cũng gửi ông bà ở quê nhờ nuôi. Tôi còn không dám thuê nhà trọ ở ngoài để tiện chăm chồng, chỉ vật vờ loanh quanh đây thôi. Giờ không biết nếu điều trị dài ngày thì lấy tiền ở đâu?”, chị Lệ than thở.
Chia sẻ với chúng tôi lý do không mua thẻ BHYT, trong khi giá trị của thẻ một năm chỉ hơn nửa triệu đồng, chị Lệ cho biết: “Gia đình quá chủ quan, chồng tôi còn trẻ thế, lại khỏe mạnh, ai nghĩ bệnh đột ngột”.
BS Đinh Thị Thu Hương - người điều trị chính của bệnh nhân Thành cho biết, giá dịch vụ giường điều trị với bệnh nhân phải thở máy là 360.000 đồng. Nếu không thở máy là 150.000 đồng/ngày, bao gồm: Giường nằm, công chăm sóc và điều trị, điện nước, điều hòa, vệ sinh, an ninh, phòng chống nhiễm khuẩn, hao mòn máy móc đi kèm tại buồng bệnh. Chi phí tổng cộng một ngày (bao gồm cả tiền giường, các chi phí khác…) lên tới hơn 4 triệu đồng. Bình thường, một bệnh nhân viêm màng não mủ sẽ phải điều trị từ 2 - 3 tuần, theo đó, chi phí điều trị lên tới hơn 100 triệu đồng. Nếu có thẻ BHYT, bệnh nhân Thành sẽ chỉ phải đồng chi trả khoảng 20%, tức là khoảng 800.000 đồng/ngày, thay vì 4 triệu đồng/ngày như hiện nay.
Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) hiện điều trị khoảng 27-29 bệnh nhân. Số bệnh nhân không có thẻ BHYT chiếm khoảng 10%, hầu hết là lao động tự do. Theo BS Nguyễn Trung Cấp - Phụ trách Khoa Cấp cứu, rất nhiều bệnh nhân vì không có thẻ BHYT, nhưng do chi phí điều trị quá lớn (có những ca phải lọc máu, một ngày phải nộp thêm hơn 20 triệu đồng, bệnh nhân điều trị trao đổi oxy ngoài màng cơ thể ECMO 150 triệu đồng/ca…) đã phải xin về. Hầu hết những người không có thẻ BHYT, khi vào viện nộp viện phí cao, mới chép miệng: "Biết thế thì mua bảo hiểm từ lâu…"
GS.TS Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Tại Khoa, thường có hàng chục bệnh nhân “thập tử nhất sinh”, chi phí điều trị trung bình lên đến 20 - 50 triệu đồng/người.
“Khoa còn khoảng 25% số bệnh nhân không có BHYT, họ là người ở ranh giới giữa nghèo và cận nghèo. Nếu không có thẻ BHYT, gia đình không có tiền tích lũy, chỉ cần một người ốm nặng, có những trường hợp phải bán cả nhà mà không đủ chi phí điều trị”, GS.TS Nguyễn Gia Bình nói.
Đơn cử, tại Khoa Hồi sức tích cực từng điều trị cho một trường hợp rất khó khăn nhưng không có BHYT. Đó là một thai phụ mắc cúm A/H1N1 vì bệnh trọng nên đã qua đời. Các bác sĩ đã kịp mổ lấy thai để cứu sống em bé nhưng với số tiền nợ cũ cộng với việc điều trị cho con hiện tại, người cha thực sự chưa biết phải xoay xở ra sao. Đến nay, gia đình đang nợ bệnh viện tới 300 triệu đồng.
Một bệnh nhân khác cũng không có BHYT, mỗi một ngày phải chi trả 30 triệu đồng để có thể duy trì sự sống bằng phương pháp tim phổi nhân tạo và lọc máu. Gia đình đã có ý xin về vì không thể lo nổi kinh phí. Tuy nhiên, các bác sĩ đã không đồng ý vì bệnh nhân có thể được chữa khỏi. Theo các chuyên gia, với bệnh lý này, nếu có BHYT thì mỗi ngày, bệnh nhân chỉ phải chi trả khoảng 2,4 triệu đồng thay vì 30 triệu đồng. Hiện chi phí cho bệnh nhân này đã là gần 200 triệu đồng.
Cứu mình và cứu người
Từ năm 2015 đến nay, tại Bệnh viện Bạch Mai có khoảng gần 40 người bệnh không có thẻ BHYT phải nằm viện điều trị dài ngày với kinh phí khá cao, có ca lên tới 700 triệu đồng.
Theo BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), có không ít ca nhập viện với tình trạng bệnh nặng vì ngộ độc, cấp cứu hồi sức, phải lọc máu liên tục với chi phí lên tới 20-50 triệu đồng/ngày. Nhưng ngặt nỗi, nhiều ca bệnh lại không có BHYT hỗ trợ chi trả. Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện lại phải vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ.
Điển hình như trường hợp cả gia đình ở Chi Lăng (Lạng Sơn) bị ngộ độc nấm. Đến nay, sau gần một tháng điều trị ngộ độc nấm tại Trung tâm Chống độc, hai vợ chồng ông bà H.T.C và C.V.M vừa ra viện. Tổng chi phí điều trị của hai người gần 400 triệu đồng nhưng cả hai ông bà đều không có BHYT. Bệnh viện phải kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng. Con gái hai bệnh nhân này bày tỏ, giá như gia đình chị tham gia BHYT thì đâu đến nỗi. “Giờ tôi mới thấy sự cần thiết của BHYT”, con gái bệnh nhân nói.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Chống độc đã phải xin miễn, giảm viện phí cho 4 trường hợp và chi phí cho mỗi trường hợp trung bình là 100 triệu đồng. Thậm chí nhiều bệnh nhân vì không có BHYT, bán cả nhà đi để trả tiền viện phí, sau khi được bệnh viện kêu gọi hỗ trợ từ thiện, mới có tiền chuộc lại căn nhà.
Tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), BS Nguyễn Trung Cấp đã không ít lần tự đi vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ, trả viện phí cho các bệnh nhân nghèo, nặng, không có BHYT. “Cách đây không lâu, một sản phụ sau sinh bị viêm gan, nhà quá nghèo không thể có tiền điều trị (hơn 80 triệu đồng) đã phải xin về. Khoa đã vận động để trả số tiền này”, BS Nguyễn Trung Cấp cho biết.
GS.TS Nguyễn Gia Bình cho rằng, về nguyên tắc khi bệnh nhân còn cơ hội điều trị thì bệnh viện phải điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều lúc bệnh viện cũng như các tổ chức xã hội cũng không thể hỗ trợ được hết các trường hợp, vì vậy BHYT rất cần thiết.
Đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, trong số gần 20 triệu người dân chưa có thẻ BHYT, ngoài trên 1 triệu người cận nghèo thì một tỉ lệ đáng kể là những nông dân, ngư dân, những người làm muối có thu nhập trung bình và cả người buôn bán nhỏ, người làm ăn kinh doanh ngoài.
Theo quy định hiện hành thì ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 30% mệnh giá thẻ BHYT cho những người là nông dân, diêm dân, ngư dân có thu nhập trung bình, nhưng chỉ mới có rất ít người trong số này nhận được hỗ trợ và tham gia bảo hiểm. Vấn đề là phải có danh sách ai là nông dân, diêm dân, ngư dân có thu nhập mức trung bình để hỗ trợ 30% nhưng hiện nhiều địa phương lại chưa có danh sách này.
Gia tăng người dân tham gia BHYT hộ gia đình
Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến cuối tháng 5/2015, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình đã tăng 227.000 thẻ, tương đương 3%. Như vậy, có thể nói việc quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình là đúng hướng và quy định này của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung đã từng bước được người dân đồng thuận và ủng hộ. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian đầu, việc triển khai BHYT hộ gia đình vẫn gặp không ít khó khăn, đó là do thông tin đến với người dân chưa được đầy đủ, một số địa phương lúng túng trong triển khai quy định mới nên việc tham gia BHYT tự nguyện phức tạp, nhiều thủ tục hơn vì phải chứng minh sự tham gia BHYT của các thành viên trong gia đình.
Quỳnh An
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 19 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 3 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.