Không dám lấy vợ vì “súng” không giống ai
GiadinhNet - Các chuyên gia nam học chia sẻ: Khá nhiều thanh niên khi thấy “cậu nhỏ” của mình “hổng giống ai” nhưng vì mắc cỡ nên cứ để vậy cho đến lúc cưới vợ. Khi “xung trận” không được mới tìm đến bệnh viện cầu cứu: “Bác sỹ ơi, cứu em với!”. Có những người còn không đủ can đảm lấy vợ vì mặc cảm!

Nỗi khổ vì đi tè không…ướt đất!
Hồi đầu năm 2015, chàng thanh niên T.T.V, ngụ tại TP HCM lên xe hoa cùng cô dâu xinh đẹp đến nhiều người phải ghen tỵ. Mọi người đều chúc phúc cho đôi tân lang - tân nương xứng đôi vừa lứa này.
Vậy mà chỉ hai tháng sau, đôi vợ chồng trẻ đã gặp trục trặc mà lý do khó bày tỏ cùng ai. Cuối cùng, T.T.V lấy hết dũng khí tìm đến chuyên gia “súng” Mai Bá Tiến Dũng- Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân để tìm phương án “vớt vát cuộc đời”. Trải lòng với bác sỹ, chú rể trẻ rầu rĩ cho biết, suốt hai tháng qua vợ chồng anh không “mần được tý ti nào”. “Mới đầu em cũng xung trận bình thường nhưng “thằng nhỏ” khi 12 giờ cứ cong và nghiêng hẳn sang một bên nên vợ em đau đớn chịu không nổi. Sau lần đó, vì sợ cảm giác đau nên cô ấy nhất quyết không chịu cho em gần gũi nữa. Em khổ quá”, T.T.V tâm sự. Bác sỹ Tiến Dũng cho biết: Thực ra chàng trai mới cưới vợ này bị bệnh lý cong “súng”- loại bệnh phổ biến ở nam giới. Sau đợt phẫu thuật để “vuốt súng cho thẳng”, chàng trai này đã “làm ăn ngọt ngào”, vợ chồng vui đến mức mua cả sâm tới cảm ơn bác sỹ.
Theo bác sỹ Tiến Dũng: “Súng” cong thường do bẩm sinh. Nhưng những ai bị gãy “súng” mà không điều trị kịp thời thì cũng bị di chứng cong “nòng”. “Những bất thường về bào chắn thể hang ở bên phải hoặc trái sẽ khiến “cậu nhỏ” bị cong khi ở tình trạng 12 giờ. Người mắc bệnh này sẽ khiến đối tác đau đớn khi quan hệ tình dục, còn bản thân thì mất hẳn tự tin lúc xung trận. Để xử lý, chỉ có phương pháp phẫu thuật nhưng tương đối phức tạp vì vị trí của “súng” có khá nhiều mạch máu và dây thần kinh đan xen chằng chịt”, bác sỹ Tiến Dũng giải thích thêm.
Tháng 4 vừa qua, các chuyên gia Khoa Nam học đã phải xử lý cho một trường hợp cong “súng” khá đặc biệt đến từ Cà Mau. “Khổ chủ” là ông N.V. K (53 tuổi) đã làm bố của hai đứa con. Vị trung niên này tìm đến chuyên gia Tiến Dũng không phải vì chuyện “xung trận” bất thành mà nghiêm trọng hơn là vì chuyện đi…tè. Với người có “súng” bình thường, tè là “chuyện chỉ có sướng chứ không khổ”, nhưng với ông K thì hoàn toàn ngược lại. Sống tới từng tuổi ấy mà mỗi khi tè, ông lại bị “sản phẩm” của mình bắn ướt cả mặt. Lý do của sự việc cười bể bụng này là “súng” của ông K bị cong đến 90 độ và luôn chĩa lên trên mỗi khi chủ nhân cao hứng. Sau khi được phẫu thuật nắn “súng”, ông K vui mừng khôn xiết vì thấy “thằng nhóc” đã thẳng băng đến không ngờ, khi ông tè chỉ toàn… ướt đất. “Thế tại sao ông ấy có thể làm bố với khẩu súng kỳ lạ vậy?”. Nghe hỏi, bác sỹ Tiến Dũng cười ngất: “Cong “súng” là bệnh lý phát triển theo thời gian. Có lẽ hồi còn trẻ, “súng” của ông K chỉ hơi cong, nhưng vì ông không phát hiện và điều trị sớm nên đến thời điểm này bệnh trở nặng mất rồi”.
Ca phẫu thuật “lịch sử”
Trong bộ phận sinh dục của nam giới, bìu thường được dân gian gọi vui là “bao đạn”. Bác sỹ Tiến Dũng cho hay: Xử trí bệnh lý về “súng” tương đối nhẹ nhàng nhưng nếu “dây” vào “bao đạn” thì rất nhiều phiền hà kéo theo.
Cuối tháng 4/2015, Khoa Nam học vừa tiến hành phẫu thuật xử lý một trường hợp “bìu chẻ đôi” khá hy hữu và khó khăn. Hiện bệnh nhân 22 tuổi đến từ phố núi Buôn Mê Thuột đang được điều trị tích cực và có dấu hiệu hồi phục tốt. Bình thường “súng” nằm trên, còn “bao đạn” nằm dưới. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của chàng trai này thì ngược lại: “Bao đạn” nằm trên đè bẹp “súng” đến độ “súng” không thể nhúc nhích được vì dính sát vào da. Chàng trai này cũng không có ống tiểu mà chỉ có một lỗ tiểu nằm sát cạnh hậu môn. Không biết vì lý do gì mà “khổ chủ” chịu đựng tình trạng này suốt 22 năm qua. Chỉ đến khi cưới vợ, buộc phải dùng đến “súng” thì có lẽ khổ chủ mới dám tìm đến chuyên gia “súng ống”. Hiện “súng” và “bao đạn” của chàng trai phố núi đã được các chuyên gia phẫu thuật trả về đúng vị trí, đồng thời các chuyên gia đã tạo một ống tiểu cho bệnh nhân. Theo bác sỹ Tiến Dũng, để đánh giá mức độ hồi phục và xem xét khả năng “xung trận” của bệnh nhân này còn phải chờ thêm thời gian.
Cũng liên quan đến chuyện phiền hà từ “bao đạn”, hồi năm 2012, bác sỹ Tiến Dũng được tận mắt chứng kiến và tận tay xử lý ca bệnh “bìu voi”- tức “bao đạn khủng”. Thanh niên M.H - khổ chủ của “bao đạn” kích cỡ ngoại hạng này sinh năm 1987, trú tại quận 9, TP HCM. M.H cưới vợ vào năm 2010 nhưng cũng lâm cảnh “làm ăn khó khăn” vì chiếc bìu chứa hai tinh hoàn, chỉ cách đầu gối…10cm.
“Ca mổ kéo dài đến 120 phút. Chúng tôi phải bóc hết mô, lột sạch “súng” và “đạn”, cắt hết bìu, sau đó tái tạo lại bìu mới và bọc lại da cho “khẩu súng” như cũ. Tuy nhiên, bệnh nhân này cần đến tái khám đều đặn trong vòng 3 năm sau cuộc phẫu thuật lịch sử…”, bác sỹ Tiến Dũng kể.
Theo bác sỹ Mai Bá Tiến Dũng, tỷ lệ xử lý thành công bệnh lý cong “súng” hiện nay tại Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân là 85%.
Bác sỹ Tiến Dũng cũng đưa ra lời khuyến cáo đến tất cả các bậc mày râu: Không nên âm thầm chịu đựng mọi sự bất thường liên quan đến bộ phận sinh dục, bởi càng để lâu thì tình trạng bất thường càng tệ hơn và vấn đề xử lý cũng phức tạp hơn. Mặc dù “súng ống” là chuyện khó nói, nhưng giữa khó nói và khó chịu cho cơ thể, cho cuộc sống thì chọn việc nói cùng chuyên gia là rất nên làm.
T.Minh- T.Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 16 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 2 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 2 ngày trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh
Y tếGĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.