Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không được nâng ngực ở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ

Thứ tư, 16:40 23/10/2013 | Sống khỏe

Nếu đi phẫu thuật thẩm mỹ, người dân cần đến các bệnh viện để được tư vấn và thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn tính mạng.

Không được nâng ngực ở phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ 1
Ảnh minh họa
.
Nạn nhân vụ việc “thẩm mỹ viện làm chết người rồi phi tang xác” đã thực hiện kỹ thuật “nâng ngực bằng mỡ tự thân” ở thẩm mỹ viện không hề được Sở Y tế cấp phép, cho phép thực hiện các kỹ thuật làm đẹp gây chảy máu.
 
Tuy nhiên, kể cả có giấy phép phẫu thuật thì nâng ngực bằng mỡ tự thân cũng ngoài phạm vi cho phép của các cơ sở thẩm mỹ.

Ông Nguyễn Việt Cường – Chánh Thanh Tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo thông tư 41/2011 của Bộ Y tế về Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, điều 25 quy định về phạm vi hoạt động chuyên môn thì phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ chỉ được phép: “Tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ; Tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai”. Tuyệt đối “không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú, núm vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể”.

Như vậy, thẩm mỹ viện Cát Tường không chỉ thực hiện phẫu thuật không có giấy phép mà còn thực hiện kỹ thuật ngoài phạm vi cho phép.

Một bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ (giấu tên) đã cho biết, nâng ngực bằng mỡ tự thân là kỹ thuật “nhân đôi rủi ro tai biến”. Kỹ thuật này đòi hỏi phải gây mê toàn thân nên dễ xảy ra các trường hợp sốc phản vệ, buộc phải thực hiện tại bệnh viện. Ngoài ra, kỹ thuật hút mỡ, bơm mỡ cũng có khả năng gây chảy máu ở các vùng hút, bơm mỡ.

Nếu kim tiêm chạm vào các động mạch có thể gây vỡ động mạch, chảy máu ồ ạt. Lúc đó, máu, máu đông và các mô mỡ lại có thể bị chảy ngược vào động mạch, gây tắc động mạch phổi, động mạch não. Bệnh nhân có thể bị sốc, liệt và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Do đó, nếu đi phẫu thuật thẩm mỹ, người dân cần đến các bệnh viện để được tư vấn và thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn tính mạng.
 
Theo Dân Việt
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Sống khỏe - 3 phút trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 18 phút trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 15 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 16 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top