Không được phép để một liều vaccine nào phải huỷ vì không tổ chức tiêm
GiadinhNet - Nếu địa phương nào không tổ chức tiêm thì sẽ thu hồi vaccine, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định sáng 16/4.
Sáng 16/4, tại cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch COVID-19, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, thời gian qua Bộ Y tế đã nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận và đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine phòng COVID-19 trên thế giới để sớm nhập khẩu vaccine về sử dụng trong nước.
Ngoài hơn 117.000 liều vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca về Việt Nam vào cuối tháng 2 (do VNVC mua), ngày 1/4, 811.200 liều vaccine AstraZeneca do COVAX Facility tài trợ đã về tới Việt Nam. Bộ Y tế đã phân bổ số vaccine này về các địa phương theo đúng tinh thần Nghị quyết 21.
PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - cho hay, đến nay đã có 49/63 tỉnh/thành phố tiếp nhận vaccine đợt 2, 14 tỉnh sẽ tiếp tục được cấp trong thời gian tới. Trong đó, 28 tỉnh thuộc khu vực phía Bắc đã tiếp nhận; tại miền Trung có 9 tỉnh (còn 2 tỉnh chưa nhận là Bình Thuận và Ninh Thuận); khu vực Tây Nguyên có 4 tỉnh đã nhận; riêng với khu vực miền Nam đã có 8 tỉnh, còn 12 tỉnh sẽ được cấp thời gian tới.

Cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 kết nối tới hàng trăm điểm cầu trên cả nước. Ảnh: Trần Minh
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương khẩn trương lập kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo đúng đối tượng đã nêu rõ trong Nghị quyết 21; hoàn thành trước ngày 5/5 với hệ thống tiêm chủng mở rộng. Tiến độ này được đẩy sớm hơn so với kế hoạch trước đó (hoàn thành trước 15/5).
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết trong cuộc họp Chính phủ ngày 15/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu không được phép để một liều vaccine nào phải huỷ vì không tổ chức tiêm. Bộ Y tế sẽ thu hồi vaccine nếu địa phương không tổ chức tiêm.
Trước những thông tin về an toàn tiêm chủng, phản ứng sau tiêm, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết cơ quan này và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã thông tin chi tiết tới báo chí.

Đến nay, sau hơn 1 tháng tổ chức, Việt Nam đã tiêm cho 75.000 người.
Đến nay, sau hơn 1 tháng tổ chức, Việt Nam đã tiêm cho 75.000 người. Trong số này, 33% có phản ứng thông thường sau tiêm, hầu hết đều là phản ứng tại chỗ như đau, ngứa, nóng đỏ, sốt nhẹ… chỉ sau 1-2 ngày là hết.
Phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn các nước khác, thậm chí thấp hơn các phản ứng sau tiêm ở một số loại vaccine đã tiêm từ nhiều năm nay tại Việt Nam như vaccine 5 trong 1. Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca.
Tỷ lệ phản ứng nặng/quá mẫn nặng sau tiêm vaccine COVID-19 của Việt Nam là 1%o với 5 trường hợp. Qua đánh giá, các trường hợp này chỉ phải theo dõi nhưng vẫn xếp vào phản ứng nặng sau tiêm, đều bình phục sau 1-2 ngày khi xử lý theo quy trình, quy định.

Ảnh: Trần Minh
"Không có bất cứ trường hợp nào bị huyết khối sau tiêm tại Việt Nam" – lãnh đạo ngành Y tế khẳng định.
Thông tin tại cuộc họp một lần nữa khẳng định quy trình tiêm vaccine COVID-19 của Việt Nam khác với các nước, làm rất chặt chẽ, thận trọng với tinh thần "Tiêm đến đâu an toàn đến đó", đặc biệt, diện trì hoãn tiêm và chống chỉ định tiêm của Việt Nam rộng hơn các nước.
Được biết, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 1888/QĐ-BYT về việc thành lập Ban chỉ đạo an toàn tiêm chủng. Ban chỉ đạo này bao gồm các giáo sư, chuyên gia đầu ngành trên cả nước trong tất cả lĩnh vực (đặc biệt về điều trị) thường trực hỗ trợ các địa phương xử lý các trường hợp quá mẫn nặng sau tiêm, kể cả trường hợp huyết khối có thể xảy ra.
Tiêu chí an toàn tiêm chủng được đặt lên rất cao, với cách làm chặt chẽ, bài bản này, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định Việt Nam có thể xử lý tốt các trường hợp phản ứng sau tiêm.

Đại diện các tổ chức quốc tế phát biểu tại cuộc họp trực tuyến. Ảnh: Trần Minh
Tại cuộc họp, đại diện WHO đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam và khẳng định vaccine là một trong những biện pháp phòng chống COVID- 19. Những lợi ích mà vaccine mang lại vượt trội hơn so với nguy cơ có thể xảy ra.
Tuy nhiên, vị đại diện cũng cho rằng, vaccine không phải là biện pháp duy nhất phòng, chống dịch. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch như đã thực hiện hơn 1 năm nay.
Võ Thu

Người phụ nữ 56 tuổi bị tăm tre dài 3cm đâm thủng ruột
Y tế - 22 phút trướcGĐXH - Kíp bác sĩ Khoa Thăm dò chức năng tiến hành nội soi kiểm tra và phát hiện dị vật là tăm tre nhọn, một đầu cắm xuyên niêm mạc ruột, một đầu tự do, xung quanh có dịch mủ chảy...

Đi chơi Tết cùng bố mẹ, bé 3 tuổi tử vong sau khi ngã vào bể cá Koi ở quán cà phê
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Không thấy con đâu, cha mẹ chạy đi tìm kiếm thì tá hỏa phát hiện người dân đã vớt bé từ hồ cá Koi ở quán cà phê lên, trong tình trạng nguy kịch.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ gây đột tử ở người khỏe mạnh
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Lóc động mạch chủ cấp tính thường có các biểu hiện như: Cơn đau đột ngột vùng ngực hoặc bụng phía sau cột sống thắt lưng, cơn đau đột ngột dữ dội có thể lan từ bụng lên ngực hoặc từ ngực xuống bụng gây choáng ngất vã mồ hôi lạnh...

Đau bụng dữ dội, em bé 3 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh lý vô cùng hiếm gặp, đe dọa tính mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng quấy khóc, đau bụng nhiều vùng thượng vị, nôn khan, nôn dịch không có dịch mật và chướng bụng tăng dần.

Vừa ăn lòng lợn vừa nói chuyện, người đàn ông suýt mất mạng
Y tế - 1 ngày trướcNgười đàn ông tại Quảng Nam suýt mất mạng vì lòng lợn.

Xác định nguyên nhân khiến cả nhà phải nhập viện đêm 29 Tết sau khi ăn lá cây
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, cơ quan này đã xác định được nguyên nhân một gia đình sống trên địa bàn ăn lá cây lạ phải nhập viện cấp cứu trong đêm 29 Tết.

Hai mẹ con sản phụ nguy kịch vì chồng mê tín, cố chọn ngày đẻ vào đầu năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Khi vợ được đẩy thẳng vào phòng mổ cấp cứu và được nghe lời phân tích của nhân viên y tế về tình hình nguy kịch của vợ và nguy cơ của em bé, người chồng mới thấy ân hận.

Người phụ nữ đứt rời cổ tử cung sau vụ tai nạn giao thông
Y tế - 4 ngày trướcVụ tai nạn giao thông khiến người phụ nữ 35 tuổi bị sốc đa chấn thương rất phức tạp, vỡ xương chậu, đứt rời bàng quang niệu đạo và cổ tử cung.

Trẻ sốc phản vệ nguy kịch sau vài phút uống nước ngọt có ga
Y tế - 4 ngày trướcSau khi uống nước ngọt có ga, bệnh nhi xuất hiện tình trạng nuốt nghẹn, đỏ và phù mặt, khó thở.

Người lớn lơ là, nhiều trẻ bị tai nạn, ngộ độc trong dịp Tết nguyên đán
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi TƯ, trong dịp Tết nguyên đán mỗi ngày tiếp nhận 4-5 ca bị ngộ độc, tai nạn thương tích... trong đó có những trường hợp nguy kịch đến tính mạng.

Người lớn lơ là, nhiều trẻ bị tai nạn, ngộ độc trong dịp Tết nguyên đán
Y tếGĐXH – Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi TƯ, trong dịp Tết nguyên đán mỗi ngày tiếp nhận 4-5 ca bị ngộ độc, tai nạn thương tích... trong đó có những trường hợp nguy kịch đến tính mạng.