Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không khí Hà Nội hôm nay: Chỉ số ô nhiễm không khí cao, ảnh hưởng sức khỏe cho nhiều nhóm đối tượng

Thứ ba, 13:28 21/02/2023 | Đời sống

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức xấu. Ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe. Một số nhóm đối tượng cần cẩn trọng ra ngoài khi ô nhiễm môi trường không khí.

Thời tiết Hà Nội hôm nay

Theo dự báo thời tiết hôm nay, thời tiết Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi. Trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 17-19 độ. Nhiệt độ cao nhất từ: 22-24 độ.

Theo trang https://www.accuweather.com, chất lượng không khí Hà Nội hôm nay ở mức 152 US AQI. Chất gây ô nhiễm chính P.M2.5, rất có hại cho sức khỏe.

Còn theo IQ Air.com, nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 14 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.

Theo đó, khi ô nhiễm không khí, các nhóm đối tượng nhạy cảm sẽ cảm nhận được tác động đến sức khỏe ngay lập tức và nên tránh hoạt động ngoài trời.

Đối với nhiều người khỏe mạnh nhiều khả năng sẽ gặp tình trạng khó thở và ngứa cổ. Thêm vào đó, cần cân nhắc việc ở trong nhà và dời lịch cho các hoạt động ngoài trời.

Theo ghi nhận, chất ô nhiễm không khí hiện tại:

Không khí Hà Nội hôm nay: Chỉ số ô nhiễm không khí cao, ảnh hưởng sức khỏe cho nhiều nhóm đối tượng - Ảnh 1.

Nguồn: accuweather.com

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Ô nhiễm môi trường không khí hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.

Không khí cần thiết cho sự sống của con người cũng như các sinh vật trên thế giới. Nó bao quanh cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chính vì vậy, ô nhiễm không khí sẽ làm tác động tới mọi hoạt động trong đời sống xã hội.

Nguyên nhân ô nhiễm không khí

Theo ghi nhận, thực trạng ô nhiễm không khí là vấn đề diễn ra ở trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, theo một báo cáo thường niên về chỉ số môi trường do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam bị đánh giá là một trong 10 nước có tình trạng ô nhiễm không khí hàng đầu tại Châu Á. Tiêu biểu là mức ô nhiễm môi trường không khí với các hạt bụi mịn ở mức PM 10 và PM 2.5.

Hà Nội và TPHCM là hai thành phố bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước. Tại nhiều thời điểm bụi mịn có thể đạt ở mức PM 2.5. Chúng bao phủ cả một bầu trời khiến cho tầm nhìn của người đi đường bị hạn chế cũng như sức khỏe của con người bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Tiêu biểu như là do hoạt động sản xuất của con người, phương tiện giao thông, hoạt động thu gom xử lý rác thải... Mặt khác, ô nhiễm môi trường không khí cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân đến từ tự nhiên như: cháy rừng, núi lửa phun trào và lốc xoáy.

10 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp gây ô nhiễm không khí

Các nhà máy và các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều là một trong những lý do khiến cho khói, bụi và khí thải độc hại như CO, CO2, SO2... Khi đó, quá trình sản xuất gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trên diện rộng. Bên cạnh đó, trong nông nghiệp việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và các hoạt động đốt rơm, rạ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề.

Phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí

Lượng phương tiện giao thông di chuyển dày đặc nên lượng khí thải như CO, NO2, SO2, VOC… từ ô tô, xe máy xả thải ra ngoài môi trường khá cao. Nhất là đối với những phương tiện cũ thì lượng khí thải xả ra càng lớn.

Theo một báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), các phương tiện giao thông chiếm đến 23,34% lượng carbon mỗi năm.

Không khí Hà Nội hôm nay: Chỉ số ô nhiễm không khí cao, ảnh hưởng sức khỏe cho nhiều nhóm đối tượng - Ảnh 2.

Lượng phương tiện giao thông di chuyển dày đặc là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Ảnh minh họa: TL

Thu gom, xử lý rác thải gây ô nhiễm không khí

Việc xả rác bừa bãi, thiếu ý thức ra ngoài môi trường, điều này đã làm cho rác thải không được tập kết và xử lý đúng như quy định, khiến cho mùi hôi thối phát tán ra bên ngoài. Thêm vào đó, các phương pháp xử lý rác thải thủ công cũng là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí trầm trọng.

Các hoạt động sinh hoạt gây ô nhiễm không khí

Hiện nay, vẫn còn nhiều gia đình có thói quen đun nấu bằng bếp than, bếp củi đặc biệt là vùng nông thôn. Đây là nguyên nhân sinh ra các lượng khí độc như CO, CO2, NOx, SOx... làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống cũng như chất lượng không khí hàng ngày.

Xây dựng các cơ sở hạ tầng gây ô nhiễm không khí

Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM, việc xây dựng nhà ở, dự án trung tâm thương mại, chung cư là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nặng nề. Các vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình thi công nếu không được che chắn cẩn thận thì các bụi bẩn sẽ vương vãi ra bên ngoài môi trường và là một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí.

Gió bụi gây ô nhiễm không khí

Lượng khí thải khi chưa được thông qua xử lý, khi gặp phải các cơn gió nó sẽ đưa các hạt bụi bẩn này đi xa hàng trăm kilomet. Từ đây, sự ô nhiễm cũng sẽ được lan ra một diện rộng hơn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và con người.

Lốc xoáy, bão gây ô nhiễm không khí

Sau mỗi trận bão lớn, lượng khí thải NOx đều sản sinh ra rất lớn và khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 và PM 10 tăng cao.

Núi lửa phun trào gây ô nhiễm không khí

Hiện tượng núi lửa phun trào sẽ làm cho các khí lưu huỳnh, clo, metan... ở sâu bên trong lớp dung nham bị đẩy ra ngoài. Từ đó, việc này cũng chính là tác nhân khiến cho không khí ngày một ô nhiễm nặng nề.

Cháy rừng gây ô nhiễm không khí

Cháy rừng là một trong những nguyên nhân làm cho lượng Nitơ Oxit ở trong không khí tăng lên một cách đột ngột và đáng kể. Những đám cháy rừng có quy mô lớn, thời gian dập tắt thường lâu hơn. Vì thế, lượng Nitơ Oxit cũng hòa vào không khí nhiều hơn.

Thời điểm giao mùa gây ô nhiễm không khí

Thời điểm giao mùa là giai đoạn bầu trời xuất hiện nhiều lớp sương mù dày đặc khiến cho lớp bụi mịn không thể nào thoát ra được. Khi đó, tình trạng này gây nên ô nhiễm không khí ở nhiều khu vực.

Không khí Hà Nội hôm nay: Chỉ số ô nhiễm không khí cao, ảnh hưởng sức khỏe cho nhiều nhóm đối tượng - Ảnh 3.

Ô nhiễm không khí gây ra nhiều bệnh lý nhiều người mắc phải.

Hậu quả của ô nhiễm không khí

Đầu tiên, theo WHO, ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Từ đó, các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch. Tiếp theo là gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Với các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than cùng việc sử dụng nhiên liệu rắn là các nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí. Cùng đó, ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động và ảnh hưởng tới các nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người. 

Hơn nữa, tác hại của ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới. Theo ước tính năm 2018 cho thấy, 9/10 người dân phải hít thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao. 

Kết quả là ô nhiễm không khí cả ở bên ngoài và trong nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu. Chỉ tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người tử vong mỗi năm. Trong khi đó, ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí

Để khắc phục ô nhiễm môi trường không khí cần:

Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.

Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.

Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các bụi mịn PM 2.5.

Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.

Không vứt rác bừa bãi.

Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt và chăn nuôi.

Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.

Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.

Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí.

Xử lý rác thải đúng cách.

Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường

Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện và không thải độc ra môi trường.

Ngoài ra, Mỗi người cần trang bị những kiến thức để có thể bảo vệ sức khỏe gia đình và người thân khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cận cảnh khu tập thể gần 60 năm tuổi mới được Hà Nội lập quy hoạch cải tạo xây dựng

Cận cảnh khu tập thể gần 60 năm tuổi mới được Hà Nội lập quy hoạch cải tạo xây dựng

Đời sống - 4 phút trước

GĐXH - Trước tình trạng xuống cấp, mất an toàn, khu tập thể Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) mới đây đã được UBND TP Hà Nội lập quy hoạch chi tiết nhằm cải tạo, xây dựng lại sau gần 60 năm đưa vào sử dụng.

Chuyện hy hữu: Cô dâu, chú rể ở Hà Tĩnh bị tạt chất bẩn khi nắm tay nhau đến gần rạp cưới

Chuyện hy hữu: Cô dâu, chú rể ở Hà Tĩnh bị tạt chất bẩn khi nắm tay nhau đến gần rạp cưới

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Trong khi đang di chuyển đến gần rạp cưới, cô dâu, chú rể ở Hà Tĩnh bất ngờ bị tạt chất bẩn vào người.

Mỗi tháng, lương của lao động được trích để đóng những khoản nào? Bao nhiêu tiền?

Mỗi tháng, lương của lao động được trích để đóng những khoản nào? Bao nhiêu tiền?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khi tham gia quan hệ lao động ngoài việc hưởng lương người lao động có nghĩa vụ trích các khoản theo lương đóng góp vào các quỹ xã hội. Vậy các khoản trích theo lương đó là gì?

Thông tin ai cũng muốn biết về kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024 sắp tới

Thông tin ai cũng muốn biết về kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024 sắp tới

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo quy định của Bộ luật Lao động, Tết Dương lịch người lao động được nghỉ một ngày. Do ngày 1/1/2024 là thứ Hai, cộng với hai ngày cuối tuần nên người lao động được nghỉ ba ngày liên tiếp.

Hà Nội: Hàng loạt ô tô ngang nhiên dừng đỗ giữa ngã tư đường như không hề có luật

Hà Nội: Hàng loạt ô tô ngang nhiên dừng đỗ giữa ngã tư đường như không hề có luật

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Tại nút giao cắt phố Mạc Thái Tổ và phố Nguyễn Xuân Nham, hàng loạt ô tô dừng đỗ ngay giữa ngã tư vào giờ tan tầm khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm.

Người không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng

Người không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng

Đời sống - 13 giờ trước

Thay vì 80 tuổi như hiện nay, dự thảo Luật BHXH đề xuất công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Liên thông dữ liệu bảo hiểm xã hội

Liên thông dữ liệu bảo hiểm xã hội

Đời sống - 13 giờ trước

Theo đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu và sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip, ứng dụng định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy để khám chữa bệnh BHYT được triển khai hơn 98% cơ sở khám chữa bệnh.

Người dân phấn khởi khi hồ Xã Đàn 'khoác áo mới' khang trang, hiện đại

Người dân phấn khởi khi hồ Xã Đàn 'khoác áo mới' khang trang, hiện đại

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Với mục tiêu đồng bộ hạ tầng giao thông, thoát nước trong khu vực, hồ Xã Đàn thuộc phường Nam Đồng (quận Đống Đa, TP Hà Nội) những ngày gần đây đang được gấp rút thi công, "khoác áo mới" tạo cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại và nhận được sự ủng hộ của người dân.

Vận động viên giành Huy chương vàng ASIAD châu Á được TP. Hải Phòng thưởng bao nhiêu tiền?

Vận động viên giành Huy chương vàng ASIAD châu Á được TP. Hải Phòng thưởng bao nhiêu tiền?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Ngoài Bằng khen của Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, vận động viên Phạm Quang Huy và huấn luyện viên Phạm Cao Sơn được thành phố thưởng 167,5 triệu đồng/người.

Các khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội người lao động nên lưu tâm

Các khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội người lao động nên lưu tâm

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích một phần tiền lương để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên có những khoản thu nhập người lao động sẽ không tính đóng BHXH. Vậy đó là những khoản nào?

Top