Không thể chủ quan với sốt xuất huyết
GiadinhNet - Hơn 3 tháng, cả nước có khoảng 14.100 ca mắc sốt xuất huyết, 3 ca tử vong ở Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau. Vùng dịch hiện đang tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam. Các chuyên gia nhận định, dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống.

Cán bộ y tế dự phòng Hà Nội phun thuốc diệt muỗi tại nhà dân. Ảnh: TL
Nữ sinh 15 tuổi tử vong vì sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong tuần vừa qua, cả nước ghi nhận 759 trường hợp mắc sốt xuất huyết, nâng số ca mắc của cả nước từ đầu năm đến nay lên tới gần 14.100 ca. Trường hợp tử vong mới nhất là bệnh nhân Trần Thị Huỳnh Như, 15 tuổi (khóm 9, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).
Trước đó, khoảng 15h 10 phút ngày 29/3, bệnh nhân Như nhập viện cấp cứu ở Bệnh viện huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) và được chẩn đoán nhiễm siêu vi chưa rõ nguyên nhân. 2 ngày sau, bệnh nhân chuyển nặng, chẩn đoán bị sốc do sốt xuất huyết. Bệnh nhân tử vong vào chiều 31/3 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau với chẩn đoán: Sốc nhiễm trùng, theo dõi nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu, theo dõi xuất huyết não giảm tiểu cầu, suy hô hấp, chưa loại trừ nguyên nhân sốt xuất huyết biến chứng…
Tại Hà Nội, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong tuần ghi nhận 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Lũy tích năm 2018, Thủ đô có 71 trường hợp mắc, giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (456 trường hợp) và không có tử vong. Tại các bệnh viện chuyên về truyền nhiễm như BVĐK Đống Đa, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận lác đác một vài trường hợp đến khám vì những triệu chứng sốt xuất huyết, chưa ghi nhận trường hợp nặng.
Các chuyên gia nhận định, các khu vực mắc sốt xuất huyết hiện đang tập trung ở khu vực phía Nam. Trong tuần qua, duy nhất tỉnh Bình Dương ghi nhận số mắc tăng so với tuần trước (tăng 6 trường hợp mắc). Tại TP HCM, báo cáo mới nhất ngày 11/4 của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho thấy, trong tuần, có 97 ca mắc sốt xuất huyết phải nhập viện, nâng số ca nhập viện vì bệnh này từ đầu năm 2018 đến nay lên 3.119 ca. 4 tuần trước, trung bình mỗi tuần thành phố đông dân nhất cả nước này tiếp nhận tới gần 200 ca nhập viện vì sốt xuất huyết. Năm 2018, TP HCM đã ghi nhận 1 ca mắc virus Zika.
Ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sốt xuất huyết liên tục gia tăng về phạm vi và số lượng người mắc bệnh qua từng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất và là vấn đề y tế công cộng nan giải trên toàn cầu. Hiện bệnh lưu hành tại 128 quốc gia, hơn 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ bị mắc bệnh, hàng năm có khoảng 390 triệu người nhiễm bệnh. Năm 2017, số mắc/100.000 dân tại nhiều nước khu vực châu Mỹ và Đông Nam Á ở mức rất cao như: Peru (195), Nicaragua (199), Argentina (121), Brazil (171), Ecuador (49), Malaysia (141), Philippines (33), Lào (30), Singapore (20). Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết đã giảm trong những năm gần đây, có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong thấp nhất so với các quốc gia trong khu vực. Tuy vậy, hàng năm ghi nhận trung bình 50.000 - 100.000 trường hợp mắc, 50 -100 trường hợp tử vong.
Dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp
Phát biểu tại một hội nghị về phòng chống dịch bệnh mùa hè cách đây không lâu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, việc huy động cộng đồng và sự vào cuộc của chính quyền các cấp đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống dịch. Mặc dù từ đầu năm đến nay chưa xảy ra dịch bệnh nguy hiểm bùng phát, nhưng vẫn lo ngại nhất là dịch bệnh sốt xuất huyết mà vụ dịch năm ngoái xảy ra tại Hà Nội là một bài học. Do đó, đối với một số dịch bệnh như sốt xuất huyết, dịch bệnh mùa hè, cần đánh giá tình hình, đưa ra dự báo chính xác nhất.
Cục Y tế dự phòng dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống do: Tình hình sốt xuất huyết tại nhiều nước trong khu vực vẫn duy trì ở mức cao. Di biến động dân cư, giao lưu đi lại giữa các vùng miền làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh. Đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, công ty, nhà máy, nhà trọ, lán trại và khu tập thể cũ không được quan tâm xử lý,... tạo nhiều ổ nước đọng sau mưa, phát sinh các ổ bọ gậy khó xử lý.
Ông Tấn phân tích thêm, thời gian tới, với khí hậu mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền phát triển mạnh. Trong khi đó, tập quán tích trữ nước của người dân chưa thay đổi đáng kể so với trước đây. Điều kiện vệ sinh, môi trường phức tạp bất lợi, tăng số lượng và chủng loại các dụng cụ chứa nước là nơi sinh sản muỗi truyền bệnh. Sự phối hợp của người dân với cán bộ y tế chưa cao trong công tác loại bỏ các ổ loăng quăng/bọ gậy, phun diệt muỗi xử lý ổ dịch. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine dự phòng chưa được sử dụng nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Khuyến cáo của Bộ Y tế
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3 .Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.
5. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
6. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
7. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.
8. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
9. Khi có dấu hiệu bất thường nghi nhiễm bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Quỳnh An

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 19 giờ trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 1 ngày trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tếGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.