Kịch bản nào cho Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020?
GiadinhNet - Trong thời gian tạm nghỉ học kéo dài vì dịch, học sinh khối 12 trên phạm vi cả nước đang tiếp tục duy trì học tập, ôn luyện trực tuyến và trên truyền hình. Tuy nhiên, kịch bản nào cho kỳ thi THPT Quốc gia 2020 là điều mà đông đảo thí sinh mong muốn Bộ GD&ĐT sớm công bố.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 được diễn ra như thế nào, đến nay vẫn còn là “ẩn số”. Ảnh minh họa: Q.Anh
Các kịch bản cho kỳ thi THPT Quốc gia
Hiện tại, học sinh THPT trên phạm vi cả nước đang tiếp tục được nghỉ học để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Đối với học sinh lớp 12, ngoài việc duy trì nề nếp học tập bằng cách học online, học qua truyền hình để học kiến thức mới, vừa tự ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Đến nay, dù Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 với nhiều thông tin quan trọng. Đề thi tham khảo được đánh giá là tương đối dễ, thí sinh nắm chắc kiến thức là có thể đạt được điểm 7.
Trước diễn biến phức tạp của dịch, Bộ GD&ĐT tiếp tục điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 (lần 2) như sau: Kết thúc năm học trước 15/7/2020; Thi THPT Quốc gia năm 2020 từ ngày 08 đến ngày 11/8/2020. Theo đó, thời gian kỳ thi diễn ra chỉ còn chưa đầy 4 tháng điều này khiến nhiều phụ huynh, thí sinh sốt ruột bởi chưa biết sẽ phải ôn tập ra sao. Bởi chưa biết bao giờ sẽ trở lại học, nếu đi học muộn đồng nghĩa với việc thời gian ôn thi ngắn.
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố các mốc thời gian năm học, thi, nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đã có đề xuất tới Bộ GD&ĐT xem xét rút gọn môn thi. Thậm chí, nếu nghỉ học tiếp tục kéo dài có thể giao các địa phương tự xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cho biết, đang xây dựng các phương án của kỳ thi THPT Quốc gia 2020, nội dung ra sao Bộ sẽ thông báo khi đã "chốt" kịch bản phương án. Trong khi Bộ GD&ĐT chưa chốt phương án thì nhiều thông tin được bàn luận đưa với 2 kịch bản: Một là, vẫn tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia như lịch dự kiến. Hai là, không tổ chức kỳ thi, thay vào đó là tiến hành xét tốt nghiệp THPT nếu tình hình học sinh tiếp tục nghỉ dịch kéo dài.
Chỉ xét tốt nghiệp, có dễ thực hiện?
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) phương án theo lịch đã công bố của Bộ GD&ĐT chỉ phù hợp khi học sinh đi học trở lại đúng như dự kiến. Nếu trường hợp dịch bệnh phức tạp, kéo dài thêm nữa, học sinh nghỉ học… thì cần có nhiều kịch bản để ở mức nào sẽ áp dụng theo mức đó. Thậm chí, nếu trong trường hợp xấu nhất đó là học sinh nghỉ dài hơn, lại phải xét đến phương án trả thi xét tốt nghiệp THPT về cho các trường. Nhưng với điều kiện Bộ GD&ĐT làm công tác ra đề thi, kiểm soát chất lượng xét tốt nghiệp. Đối với cơ sở đại học, hiện nay các trường đã tự chủ và có cách tuyển sinh riêng, vì vậy chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nghiệp THPT, công bằng là được.
Còn với ý kiến của GS.TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam: "Trên thực tế, học sinh đã học là phải thi để xét tốt nghiệp, kết quả này dùng để đánh giá chất lượng học sinh, cũng như là cơ sở để các trường chuyên nghiệp có thể dùng để tuyển sinh "đầu vào". Việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT hiện nay đã giao cho các địa phương, tuy nhiên để hạn chế tiêu cực, Bộ cần tăng cường khâu kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, giao xét tốt nghiệp cho các địa phương cũng cần có quy trình giám sát chặt chẽ, để không xảy ra chuyện "nới tay", vì thành tích mà cho điểm không đúng thực chất".
Trên thực tế, đề xuất chỉ xét tuyển tốt nghiệp THPT là hoàn toàn có cơ sở, bởi ngoài yếu tố kiểm soát đảm bảo tính công bằng, công tác tuyển chọn vào các trường trung cấp, cao đẳng và đại học hiện nay cũng đã giao các trường được tự chủ tuyển sinh. Để không giảm lệ thuộc vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, nhiều trường đại học cũng đã tăng chỉ tiêu cho tuyển thẳng, xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ), thậm chí tổ chức thi đánh giá năng lực, phỏng vấn, kiểm tra riêng… để tuyển chọn thí sinh phù hợp với nhu cầu đào tạo.
Theo Bộ GD&ĐT, nội dung đề thi tham khảo Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 mà Bộ công bố đã tập trung vào nội dung đã được tinh giản, trên cơ sở không làm khó, không gây sốc đối với học sinh, giáo viên trên cả nước. Các nhà trường, giáo viên và học sinh bám sát cấu trúc, nội dung đề thi tham khảo để có kế hoạch học tập, ôn tập hiệu quả.
Quang Anh

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 46 phút trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 1 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI
Pháp luật - 7 giờ trướcThí sinh N.V.K lén mang điện thoại vào phòng thi rồi chụp ảnh một phần đề môn Toán và đăng tải lên ứng dụng StudyX để giải, K còn chụp ảnh, đăng tải đề Hoá, Lý.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?