Kiên Giang: Cả một chi cục ngành Dân số chỉ còn... 4 người
GiadinhNet – Với bộ máy nhân sự như hiện nay, ngành Dân số Kiên Giang rất khó có thể thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra”, ông Nguyễn Văn Tĩnh, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh.
Một cơ quan chỉ có 1 lãnh đạo, 3 chuyên viên
Ngày 13/7, đoàn công tác của Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) do Tổng cục trưởng Nguyễn Doãn Tú làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang về một số vấn đề trọng tâm trong công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.

Đoàn công tác của Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) làm việc với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang. Ảnh: N.Mai
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Tĩnh, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang cho biết, hiện tại, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nổi cộm nhất là về vấn đề tổ chức bộ máy khi cả Chi cục DS-KHHGĐ hiện chỉ còn… 4 nhân sự (1 Chi cục trưởng và 3 chuyên viên). Do đó, hầu hết các chỉ tiêu chuyên môn giao, ngành Dân số tỉnh đều không đạt kế hoạch.
Theo Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang, Chi cục được kiện toàn lại kể từ ngày 1/6/2019, không có phòng chuyên môn, không có tài khoản, có con dấu. Trung tâm Tư vấn, Dịch vụ DS-KHHGĐ được giải thể kể từ ngày 1/1/2019; Trung tâm DS-KHHGĐ huyện được sáp nhập vào Trung tâm Y tế huyện kể từ ngày 1/11/2018 thành Phòng Dân số - Truyền thông giáo dục sức khỏe thuộc Trung tâm Y tế huyện, được Sở Y tế giao 3 vị trí việc làm; viên chức dân số xã được sáp nhập vào Trạm Y tế xã, được Trạm Y tế giao thêm một số nhiệm vụ của trạm.
Tại Chi cục DS-KHHGĐ, bộ phận nhân sự thực hiện tham mưu về tổ chức, hành chính, kế hoạch, tài vụ, kinh phí… đều được chuyển giao về Sở Y tế quản lý.
Không những thế, hệ thống kho dữ liệu điện tử chuyên ngành dân số là bộ phận quan trọng của ngành DS-KHHGĐ. Tuy nhiên, hiện kho dữ liệu điện tử và con người thuộc Sở Y tế quản lý nhưng ký báo xuất kho là Chi cục DS-KHHGĐ dẫn đến nhiều bất hợp lý, gây khó trong việc quản lý kho.

"Mô hình Chi cục DS-KHHGĐ của tỉnh đang "không đúng theo quy định nào"", ông Nguyễn Văn Tĩnh, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang trăn trở về thực trạng bộ máy tổ chức của ngành Dân số trên địa bàn tỉnh. Ảnh: N.Mai
Cùng với đó, các vấn đề từ lập dự toán, lập kế hoạch kinh phí, giải ngân, hợp đồng trách nhiệm với các ngành … đều không thể đáp ứng kịp thời.
"Tất cả các hoạt động đều bị lúng túng, thiếu chủ động, các hoạt động hầu như không tổ chức kịp thời. Do vậy, Chi cục DS-KHHGĐ không thể nắm bắt được cơ sở", Chi cục trưởng Nguyễn Văn Tĩnh nói.
Tại buổi làm việc, người đứng đầu ngành Dân số tỉnh Kiên Giang vô cùng trăn trở khi hiện tại, mô hình Chi cục DS-KHHGĐ của tỉnh đang "không đúng theo quy định nào", dẫn đến tâm lý hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ.
Nhân sự thiếu hụt, xao nhãng trong công việc
Ngoài những khó khăn, vướng mắc ở tuyến tỉnh, ông Nguyễn Văn Tĩnh cho biết, tại tuyến huyện, sau khi sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ vào Trung tâm Y tế huyện, lực lượng làm công tác dân số mỏng dần. Tuyến huyện là Phòng Dân số và truyền thông giáo dục sức khỏe được Sở Y tế giao 3 vị trí việc làm, không thể đáp ứng được các hoạt động theo nhu cầu công tác Dân số và Phát triển.

Nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy làm công tác dân số tại Kiên Giang được đưa ra bàn luận tại buổi làm việc. Ảnh: N.Mai
Mặt khác, Trung tâm Y tế huyện là đơn vị sự nghiệp có thu, hầu như lãnh đạo quan tâm việc trước mắt là cấp cứu, tinh thần thái độ phục vụ, đấu thầu mua thuốc, dịch bệnh… nên công tác dân số dễ bị "bỏ quên" và ít được quan tâm chỉ đạo.
Tương tự, tại tuyến xã, viên chức dân số xã trực thuộc Trạm Y tế nên phải thực hiện thêm nhiều nhiệm vụ của Trạm Y tế theo sự phân công của Trưởng trạm. Do vậy, không hoàn thành các nhiệm vụ về công tác Dân số và Phát triển.
Hơn nữa, đội ngũ này cũng xao nhãng, thiếu quan tâm và kiểm tra giám sát lực lượng cộng tác viên, không thẩm định phiếu thu tin biến động, không phản hồi, không hướng dẫn cộng tác viên, thậm chí không tổ chức giao ban với cộng tác viên hàng tháng hoặc có cũng không sâu, không thực hiện hết đầu công việc của công tác dân số.
"Với bộ máy nhân sự như hiện nay, ngành Dân số Kiên Giang rất khó có thể thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra", ông Nguyễn Văn Tĩnh nhấn mạnh.
Cần giữ Chi cục và tăng cường biên chế để đảm bảo hoạt động

Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Nguyễn Doãn Tú nhấn mạnh: Chưa có tỉnh nào, Chi cục DS-KHHGĐ chỉ có 4 người như ở Kiên Giang. Do vậy, cần khẩn trương tìm cách tháo gỡ, ổn định bộ máy tổ chức để đảm bảo cho công tác dân số trong thời gian tới. Ảnh: N.Mai
Tại buổi làm việc, đại diện các thành viên Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Kiên Giang đã có những chia sẻ về tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ của tỉnh. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề về tổ chức bộ máy làm công tác dân số còn nhiều bất cập, bất hợp lý như hiện tại, địa phương này vẫn chưa đưa ra được giải pháp kịp thời.
Kết luận tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Nguyễn Doãn Tú nhấn mạnh: Chưa có tỉnh nào, Chi cục DS-KHHGĐ chỉ có 4 người như ở Kiên Giang. Do vậy, cần khẩn trương tìm cách tháo gỡ, ổn định bộ máy tổ chức để đảm bảo cho công tác dân số trong tình hình mới.
Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Doãn Tú, Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới đã nhấn mạnh, chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số.
Chính vì vậy, người đứng đầu ngành Dân số trên cả nước lo ngại, với khối lượng công việc nhiều nhưng đội ngũ nhân lực thực hiện lại không có, thiếu hụt ở tuyến dưới như ở Kiên Giang hiện tại thì không cách nào có thể thực hiện được các nhiệm vụ được giao.
"Chúng tôi không thể tưởng tượng được, với 4 người như vậy, vật lộn với rất nhiều nội dung của công tác dân số thì xoay sở như thế nào để hoàn thành được nhiệm vụ, chưa nói đến chất lượng công việc triển khai", Tổng cục trưởng Nguyễn Doãn Tú nói.
Do đó, Tổng cục trưởng Nguyễn Doãn Tú đề nghị, trước mắt, các các sở, ban ngành, thành viên trong Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh phải cùng nhau họp, bàn bạc để đưa ra phương án làm sao để thực hiện được Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới.
Riêng về bộ máy tổ chức, Tổng cục trưởng đề nghị cần giữ mô hình như hiện tại và tăng cường biên chế nhân sự của Chi cục DS-KHHGĐ để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Mai Thùy

Tiểu đường thai kỳ tác động đến thai nhi và những điều mẹ bầu cần biết
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcMắc tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai nhi nếu không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, với tầm soát sớm và điều chỉnh hợp lý, mẹ bầu vẫn có thể sinh con khỏe mạnh, an toàn.

7 yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư vú
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcUng thư vú là một bệnh lý phức tạp do nhiều yếu tố gây ra. Từ những hiểu biết về nguy cơ ung thư vú, người ta có thể đề ra những chiến lược phòng bệnh để loại bỏ, hạn chế các yếu tố nguy cơ.

Người phụ nữ 30 tuổi nguy kịch khi tự làm điều đau lòng này lúc mang thai
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi uống thuốc, sản phụ xuất hiện đau bụng dữ dội, co cứng tử cung kéo dài, có dấu hiệu dọa vỡ tử cung nên được đưa đi cấp cứu.

Những lý do chính gây vô sinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcVô sinh có thể là một thách thức lớn đối với nhiều cặp vợ chồng, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Hiểu rõ các yếu tố tiềm ẩn góp phần gây vô sinh là điều cốt yếu để tìm kiếm sự can thiệp và hỗ trợ y tế phù hợp.

Phụ nữ mang thai cần làm gì để phòng ngừa tiền sản giật
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Tiền sản giật có nhiều biến chứng đối với cả mẹ và thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, tử vong chu sinh trên toàn thế giới.

Sản phụ 22 tuổi ở Hà Nội bàng hoàng khi biết tin bị dị tật thai vô sọ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chỉ nghĩ đơn thuần là một buổi đi siêu âm khám thai bình thường, nhưng sản phụ không ngờ phải đối mặt với căn bệnh hiếm gặp đó là dị tật thai vô sọ.

Dấu hiệu nguy hiểm ở mắt cần được khám sớm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ khuyến cáo, người dân khi gặp các triệu chứng như đau nhức mắt, đỏ mắt, cộm xốn, chảy nước mắt nhiều hoặc hạn chế vận động mắt, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.

Người phụ nữ 48 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung nặng hơn 1,5kg từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Trước khi phát hiện khối u xơ tử cung khủng, người phụ nữ này thường xuyên bị đau tức vùng hạ vị, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt...

8 nguyên nhân phổ biến gây đau vú ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcĐau ngực (đau vú) là một vấn đề khó chịu của khá nhiều phụ nữ. Mặc dù hiếm khi là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn nhưng chị em vẫn nên biết những nguyên nhân chính của tình trạng này.

Cảnh báo tai nạn mùa hè của trẻ từ chính ngôi nhà và thói quen thường nhật
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCác bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh liên tục tiếp nhận ca trẻ gặp tai nạn nghiêm trọng trong những ngày đầu hè. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ không chỉ từ ao hồ hay pháo tự chế mà còn xuất phát từ thói quen sinh hoạt, môi trường ngay trong nhà.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.