Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiên Giang: Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề dân số

Thứ năm, 15:59 25/01/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW/của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, trong Chương trình Hành động số 34-CTr/TU, Tỉnh ủy Kiên Giang đã đề ra mục tiêu tổng quát trong thực hiện công tác dân số trong thời gian tới là: Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội.


Tuyên truyền về SKSS và KHHGĐ cho chị em phụ nữ vùng sâu huyện Kiên Lương trong chiến dịch.  Ảnh: T.Nghĩa

Tuyên truyền về SKSS và KHHGĐ cho chị em phụ nữ vùng sâu huyện Kiên Lương trong chiến dịch. Ảnh: T.Nghĩa

Nhiều thành tựu nhưng cũng đầy thách thức

Theo Tỉnh ủy Kiên Giang, những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh chính sách DS - KHHGĐ, công tác DS-KHHGĐ của tỉnh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách DS-KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, tỉnh Kiên Giang đạt được mức sinh thay thế vào năm 2009 và duy trì cho đến nay. Quy mô gia đình ít con ngày càng được chấp nhận rộng rãi, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 2,39 con năm 2005, giảm xuống còn 2,05 con năm 2015. Tỷ suất sinh và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm (tỷ suất sinh và tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2005 là 18,2‰ và 1,38%; đến năm 2016 giảm xuống còn 14,03‰ và 0,89%). Chất lượng dân số được cải thiện nhiều mặt, thu nhập bình quân đầu người và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng; tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em và tử vong trẻ sơ sinh ngày càng giảm

Tuy nhiên, Tỉnh ủy cho rằng, công tác DS-KHHGĐ Kiên Giang còn một số hạn chế: Mức sinh giữa các huyện, thị, thành phố trong tỉnh còn chênh lệch đáng kể; việc quản lý lựa chọn giới tính thai nhi còn nhiều bất cập, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, từ 95 bé trai/100 bé gái năm 2005 tăng lên 110 bé trai/100 bé gái năm 2016. Chất lượng dân số chưa được chú trọng; tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em có giảm, nhưng chậm (năm 2016, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn 21,5%)… Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn hạn chế; chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên và khám sức khỏe tiền hôn nhân chưa thật sự được quan tâm đúng mức; tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên ngày càng nhiều. Một bộ phận nhân dân đời sống còn gặp nhiều khó khăn do đông con.

Các nội dung về dân số trong hoạch định phát triển kinh tế-xã hội chưa được chú trọng. Công tác truyền thông, giáo dục về dân số trong một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao, truyền thông đại chúng chưa nhiều, nội dung truyền thông, tư vấn cung cấp các dịch vụ chậm đổi mới. Kiến thức và kỹ năng sống của vị thành viên và thanh niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế. Một số cơ chế, chính sách về dân số chưa ngang tầm. Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số không ổn định, chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm dân số kế hoạch hóa gia đình còn thấp. Nguồn lực đầu tư cho DS-KHHGĐ còn nhiều hạn chế, chưa tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Phấn đấu bằng chỉ số HDI bình quân cả nước

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW/của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Tỉnh ủy Kiên Giang đã đề ra mục tiêu tổng quát trong thực hiện công tác dân số trong thời gian tới. Theo đó, mục tiêu là duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh theo cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.

Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số khoảng 1.960.020 người. Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn, biên giới, hải đảo với thành thị; 100% huyện đạt mức sinh thay thế; 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn.

Tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%; tỷ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 40%. Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn đạt 90%; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

Tuổi thọ bình quân đạt 75,5 tuổi, trong đó thời gian sống khoẻ mạnh đạt tối thiểu 68 năm; phấn đấu 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khoẻ, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở y tế chăm sóc tập trung. Chiều cao 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. Chỉ số Phát triển con người (HDI) phấn đấu bằng chỉ số HDI bình quân cả nước. Tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 35%. Bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất của Tổng cục DS-KHHGĐ.

Để khắc phục những hạn chế và đạt mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy Kiên Giang đề ra nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số; cụ thể hóa, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số; Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số; Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số; Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số. Thực hiện đầy đủ chính sách đãi ngộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dân số ở khu phố, ấp; tổ chức giao thêm nhiệm vụ dân số cho nhân viên y tế khu phố, ấp thực hiện.

K.Thư – M.Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Danh y 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ độc đáo

Danh y 103 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ độc đáo

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Bác sĩ Trần Tiểu Ninh, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) viết về người thầy với bí quyết sống thọ đáng để học hỏi.

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi

Thói quen ăn uống ngẫu hứng của cụ bà 106 tuổi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Vẫn đủ sức khỏe để đi máy bay tới thăm con gái, cụ Cretora có những bí quyết riêng để sống khỏe bao gồm thói quen ăn uống mọi thứ mình thích.

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng

5 bước đơn giản tại nhà giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Vấn đề phổ biến nhất đối với vô sinh ở nam giới là số lượng tinh trùng thấp hoặc tinh trùng không hoạt động theo cách bình thường. Tham khảo cách đơn giản thực hiện tại nhà cải thiện sức khỏe tinh trùng.

Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Lâm Đồng đẩy mạnh hoạt động sàng lọc dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ý nghĩa của sàng lọc nhằm giúp đỡ các cặp vợ chồng sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh có đủ khả năng phát triển tốt cả về thể chất lẫn tâm thần. Tránh gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội vì phải nuôi những đứa trẻ bị bệnh tật, dị tật bẩm sinh mà y học hiện nay không thể chữa trị được.

Phân biệt 4 loại rối loạn chức năng tình dục thông thường

Phân biệt 4 loại rối loạn chức năng tình dục thông thường

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rối loạn chức năng tình dục là thuật ngữ bao gồm những vấn đề ảnh hưởng đến bất kỳ giai đoạn nào của phản ứng tình dục, ngăn cản một hoặc cả hai người đạt được sự thỏa mãn tình dục.

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân xuất hiện các nốt bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân cho biết bản có nhân quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Top