Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kiêng "chuyện ấy" sau sinh bao lâu là hợp lý?

Thứ ba, 07:28 12/09/2017 | Dân số và phát triển

Cần kiêng cữ huyện chăn gối sau khi sinh nở bao lâu luôn là câu hỏi của nhiều cặp đôi. Hãy nghe câu trả lời chính xác từ bác sĩ sản khoa.

Để giải đáp thắc mắc này một cách triệt để, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sỹ Lưu Thế Duyên, nguyên Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM.

Nên tạm dừng chuyện “yêu” khoảng 6 tuần

Theo bác sỹ Duyên, đối với các chị em có thai kỳ ổn định và sức khỏe bình thường thì sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ cũng nên tạm dừng gần gũi chồng trong thời gian 6 tuần. Khoảng thời gian này thường được gọi là thời kỳ “hậu sản”. Đây là “quãng dừng” cần thiết để các cơ quan đặc thù trong cơ thể phái nữ hồi phục hoàn toàn sau khi trải qua cuộc sinh nở đầy cam go, chẳng hạn như tử cung co lại, âm đạo cũng phục hồi trở lại dù không thể hoàn toàn giống như trước khi sinh con. Đặc biệt, sau khoảng thời gian này, phần sản dịch ùn ứ trong cơ thể người phụ nữ cũng đã được “tống” ra ngoài hết.

Chính vì vậy, việc “yêu” sau thời gian 6 tuần không chỉ mang tới cảm xúc trọn vẹn hơn cho cả hai người mà còn đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ, hạn chế được tối đa các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung... Tất nhiên, vẫn có những người quay lại với “chuyện ấy” sớm hơn mốc thời gian này do sự đòi hỏi gắt gao của người chồng và không gặp phải vấn đề gì về sức khỏe, tuy nhiên nếu như chồng bạn là người biết thấu hiểu và thông cảm với vợ, hãy đề nghị anh ấy tạm dừng gần gũi trong một tháng rưỡi.

Bác sỹ Lưu Thế Duyên, nguyên Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ.
Bác sỹ Lưu Thế Duyên, nguyên Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ.

Cần kiêng lâu hơn nếu có các vấn đề về sức khỏe

Đối với những chị em bị băng huyết khi sinh, bác sỹ Duyên lưu ý cần kiêng “chuyện ấy” lâu hơn, bởi lẽ nguyên nhân gây băng huyết là do tử cung gò kém, đây cũng là lý do khiến tử cung lâu phục hồi, co lại sau khi sinh nở. Đặc biệt, những người đang có bệnh nội khoa như tim mạch, huyết áp cao hay bị tiểu đường thai kỳ nên ngừng chuyện ấy cho đến khi đã điều trị xong, hoặc nên tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị trực tiếp về mốc thời gian và tần suất có thể thực hiện “chuyện ấy”.

Đối với những chị em có bệnh phụ khoa trong thai kỳ như viêm nhiễm, nấm ngứa… thì tốt nhất nên điều trị dứt điểm rồi mới gần gũi chồng, bởi lẽ các loại ký sinh trùng, tạp trùng, vi khuẩn… ở “vùng kín” vốn rất dễ lây nhiễm. Hơn nữa, việc quan hệ tình dục khi đang bị bệnh phụ khoa thường khiến người phụ nữ cảm thấy khó chịu, đau rát chứ rất khó cảm nhận được sự thăng hoa, thích thú. Đừng quên dùng bao cao su khi “yêu” để hạn chế lây từ vợ sang chồng trong trường hợp việc kiêng cữ là bất khả thi.

Những người bị bệnh phụ khoa cần điều trị dứt điểm hoặc phải dùng biện pháp bảo vệ phù hợp để hạn chế lây nhiễm (ảnh minh họa).
Những người bị bệnh phụ khoa cần điều trị dứt điểm hoặc phải dùng biện pháp bảo vệ phù hợp để hạn chế lây nhiễm (ảnh minh họa).

Không nên quá lạm dụng hai từ “lãnh cảm”

Nói về vấn đề chăn gối của phụ nữ sau sinh, bác sỹ Duyên cũng không quên nhắc các chị em rằng đừng quá lạm dụng hai từ “lãnh cảm”. Rất nhiều chị em chia sẻ rằng họ nghĩ mình bị “lãnh cảm” từ khi sinh con vì không hề muốn gần gũi chồng, cũng không có cảm xúc mỗi khi ân ái. Thực chất, đó chỉ là vấn đề tâm lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh, còn lãnh cảm ở dạng bệnh lý thì khá ít gặp chứ không phổ biến như mọi người vẫn tưởng.

Lãnh cảm dạng tâm lý ở chị em sau sinh khá phổ biến do các yếu tố khách quan tác động (ảnh minh họa).
"Lãnh cảm" dạng tâm lý ở chị em sau sinh khá phổ biến do các yếu tố khách quan tác động (ảnh minh họa).

Sau sinh, cơ thể còn mệt mỏi, lại phải chăm con nhỏ hay quấy khóc, thường xuyên thiếu ngủ… nên người phụ nữ dễ cảm thấy bức bối, khó chịu, thậm chí là giận dữ đối với người bạn đời của mình. Khác với nam giới, vấn đề tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu “yêu” của phái đẹp. Chính vì vậy, việc bạn cảm thấy không hứng thú gần gũi chồng sau khi sinh là điều dễ hiểu, thậm chí có những người còn không có cảm hứng “yêu” cả vài tháng liền.

Để chấm dứt tình trạng này cần nhiều yếu tố cùng tác động như sự quan tâm, đỡ đần của người chồng, sự chia sẻ cởi mở giữa hai vợ chồng cũng như các điều kiện khách quan (con cái lớn hơn, bớt quấy khóc, người vợ có thời gian chăm sóc bản thân mình hơn…). “Bệnh” chung của không ít bà vợ là mặc định rằng mình bị “lãnh cảm”, đây là điều rất không nên bởi nó sẽ khiến người chồng tự ái, khó chịu và nếu cứ mặc kệ, tình cảm giữa hai người chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Phụ Nữ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Top