Kinh hãi vắt sống cả tháng trong cuống họng nam thanh niên
Một con vắt dài 3 cm, bụng căng tròn máu vừa được các bác sĩ lấy ra khỏi vùng cuống họng của một thanh niên ở Đăk Nông.
Các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, bệnh nhân 30 tuổi đến bệnh viện trong tình trạng hoang mang bởi mua thuốc uống gần 4 tuần mà tình trạng ho, khó thở và khạc ra máu tươi vẫn không giảm.
Chụp hình phổi không thấy có bất thường, nghi ngờ hóc dị vật, các bác sĩ tiến hành nội soi thanh quản và không ngoài dự đoán, một con vắt vẫn còn sống đang bám lấy vùng hạ thanh môn (cuống họng).
Cũng bằng ống nội soi, sau 15 phút thủ thuật, các bác sĩ sau đó đã gắp thành công dị vật là con vắt dài 3 cm vẫn còn sống, bụng vẫn còn no máu. Vị trí vắt bám được ghi nhận tổn thương nhẹ do vết cắn để lạ và đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân thường xuyên ho khạc ra máu tươi.
Trò chuyện với bác sĩ, bệnh nhân cho biết khoảng một tháng trước khi nhập viện anh có đi tắm suối. "Sau hôm đó tôi bắt đầu thấy trong họng khó chịu. Tôi vài lần phát hiện ở đây có vắt nhưng không nghĩ mình ho khạc ra máu là do bị vắt chui vào miệng hay mũi", bệnh nhân nói.
Bác sĩ chuyên khoa II Lê Hoàng Phong, chuyên gia xử lý dị vật thuộc Khoa Tai - Đầu - Mặt - Cổ, cho biết, đây là trường hợp đầu tiên bệnh viện tiếp nhận ca vắt chui vào cuống họng.
Cũng theo bác sĩ Phong, nếu không phát hiện kịp thời và xử lý, mỗi khi vắt hút máu no căng bụng sẽ khiến bệnh nhân nghẽn đường thở. Mặt khác, chất chống đông từ miệng vắt tiết ra khi hút máu sẽ khiến máu chảy liên tục gây nghẽn khí quản, suy hô hấp, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
Cùng họ với đỉa nhưng khác môi trường sống, nếu đỉa chuyên sống dưới nước thì vắt sống trên cạn và thường có mặt ở nơi đất ẩm thấp, đầy lá rụng như các lối dẫn vào những khu rừng. Vắt có kích thước cơ thể bé như một cây tăm và dài khoảng 3 cm, tuy nhiên khi tồn tại trong môi trường nước, cơ thể chúng teo lại. Đây cũng là nguyên nhân khiến vắt có thể chui vào mũi bệnh nhân.
Tại Việt Nam, vắt sống chủ yếu miền Trung - Tây Nguyên, Đông Nam bộ và một số vùng núi các tỉnh Trung du miền Bắc. Vắt là loài háu đói, sống chủ yếu hút máu loài khác. Mỗi lần hút máu, chúng có thể hút một lượng máu lớn gấp chục lần trọng lượng cơ thể.
Theo Thiên Chương
Ngôi sao

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 2 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.