Kinh hoàng bác sĩ nói về bệnh sùi mào gà mà nhiều trẻ em đã mắc
GiadinhNet - Nhiều trẻ em mắc sùi mào gà – căn bệnh lây truyền qua đường tình dục - khiến các bố mẹ lo lắng vì theo bác sĩ, điều trị bệnh này cho trẻ rất khó.
Trẻ em điều trị sùi mào gà rất khó
Theo PGS Lê Hữu Doanh – PGĐ BV Da liễu Trung ương (Sống khỏe), nguy hiểm là trẻ sơ sinh có thể nhận vi rút từ người mẹ trong lúc sinh nở qua đường âm đạo.
Hoặc bố mẹ bị sùi mào gà, nếu không chú ý giữ gìn thì có thể lây nhiễm bệnh sang trẻ.
Một số trẻ mới 6 tuổi đã bị sùi mào gà, nhiều trẻ bị sùi mào gà có liên quan tới cắt bao qui đầu, nong bao quy đầu… do môi trường, vệ sinh phòng khám không tốt, thiết bị nhiễm vi rút trong quá trình nong tách có thể gây xước xát niêm mạc và truyền bệnh.
Việc điều trị cho trẻ em khó hơn, và chỉ bôi thuốc nên đôi khi không có hiệu quả. Nếu phải gây tê, tiền gây mê để điều trị thì trẻ ít hợp tác.
Do đó nếu bố mẹ bị sùi mào gà, việc chăm sóc con phải hết sức chú ý. Nếu con phải nong hẹp bao quy đầu thì phải chọn các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa để khám và điều trị.
Sau khi điều trị dứt điểm sùi mào gà cho trẻ, bố mẹ cần theo dõi thường xuyên, 2- 4 tuần đưa con đi khám lại để giảm nguy cơ tái phát.
Hiện chưa có kháng sinh điều trị sùi mào gà, vắc xin phòng bệnh chỉ có giá trị với người dưới 14 tuổi và chưa có quan hệ tình dục.
Độ tuổi từ 20 - 25 mắc sùi mào gà nhiều nhất
Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi - Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ trên Sống khỏe thì sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến, gây phiền toái đến đời sống, đến tâm sinh lý, đến tình dục.
Lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là những người có độ tuổi từ 20 - 25 tuổi.
Người dễ mắc sùi mào gà là những người chung chạ bạn tình, quan hệ tình dục đồng giới, quan hệ tình dục thô bạo, vệ sinh kém, không cắt bao quy đầu khi bị chít hẹp, người suy giảm miễn dịch, nạo hút nhiều lần, đẻ nhiều lần…
Bệnh ủ lâu nên nếu vợ/chồng nhiễm sùi mào gà thì phải điều trị cả hai. Đàn ông hay bị nặng hơn vì giấu bệnh, bác sĩ phải phẫu thuật cắt bỏ các ổ sùi rồi mới tiến hành laser và chấm thuốc để tiêu sùi.
Bệnh sùi mào gà dễ tái phát, có người vài tháng tái phát, nhưng có người vài năm mới tái phát.
Ảnh minh họa.
Có 4 đường lây nhiễm sùi mào gà
BS Lê Huy Tuấn - Chuyên khoa Sản - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, chia sẻ trên Sức khỏe đời sống:
Bệnh sùi mào gà dễ lây, và có thể lây cả ở trẻ em, bố mẹ có thể lây cho con. Chủ yếu bệnh lây truyền qua 4 con đường sau:
- Qua đường tình dục: Đường lây nhiễm chủ yếu qua da, niêm mạc (cơ quan niệu - dục, hậu môn…), khi quan hệ với người mang mầm bệnh HPV, hoặc tiếp xúc dịch tiết của người mang mầm bệnh là có thể mắc. Do quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ qua đường miệng, hậu môn với người đang nhiễm vi rút sùi mào gà.
– Qua tiếp xúc: Người sức đề kháng yếu có thể lây bệnh qua tiếp xúc với các đồ dùng có chứa vi rút sùi mào gà. Bệnh còn lây nhiễm qua sờ mó, hôn, quan hệ đồng tính, dùng chung khăn tắm, quần lót, đồ dùng cá nhân… của người mang mầm bệnh HPV.
– Lây truyền từ mẹ sang con.
- Lây nhiễm qua đường máu: Truyền và sử dụng máu của người bệnh, dùng chung bơm kim tiêm. Có trường hợp lây qua bồn vệ sinh, chậu rửa.
Triệu chứng bệnh sùi mào gà
Với người lớn, sau khi quan hệ tình dục với người mang mầm bệnh HPV 2-9 tháng sẽ có biểu hiện mắc bệnh sùi mào gà:
- Vị trí phát bệnh cả nam và nữ hay gặp ở vùng da, hậu môn, ống hậu môn, trực tràng, niệu đạo, bàng quang, lỗ niệu đạo ngoài – trong, đáy chậu…
- Xu hướng quan hệ tình dục đường hậu môn và miệng gia tăng, dẫn tới sùi mào gà xuất hiện quanh miệng, môi, lưỡi, lợi, họng, hạ họng, thanh quản, mắt… Đặc biệt khi hôn người mang mầm bệnh HPV, qua niêm mạc miệng và từ đó lây nhiễm đường hô hấp trên.
Nam giới: Vị trí mào gà thường xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, vùng hãm, bao quy đầu, thân dương vật và da bìu, lỗ niệu đạo ngoài, dương vật, mu, bẹn.
Nữ giới: Nốt mụn nổi tại môi lớn, môi bé, âm vật, vùng quanh niệu đạo, đáy chậu, âm đạo và cổ tử cung, mu bẹn…
- Thời kỳ ủ bệnh 2-9 tháng sau khi nhiễm bệnh. Vi rút vào máu ủ bệnh nên không phát bệnh ngay.
Theo các chuyên gia y tế, sùi mào gà khi phát bệnh như sau:
- Lúc đầu xuất hiện những chấm nhỏ như hạt rôm, hay nụ thịt ở vành quy đầu, màu hồng, mềm mại, không đau, không ngứa, không rát (có thể tự rụng rồi mọc lại). Các nốt sẩn nhỏ, u nhú màu hồng hoặc trắng hồng, nhỏ bằng đầu đinh ghim.
- Sẩn to dần, sùi lên tạo thành đám giống hoa súp lơ, hoặc quả dâu, rồi to bằng quả táo, mềm mại, bề mặt gồ ghề. Sẩn có thể khô, hoặc trợt, tiết dịch hôi thối do cọ xát và bội nhiễm. Để lâu HPV phát triển thành chùm u nhú, trông như mào gà trống, mùi hôi khẳm, buộc phải đi khám chữa. Nếu không chữa trị, tổn thương sẽ biến chứng bội nhiễm, lở loét, chảy máu, lan rộng, phá hủy mô, làm tắc đường sinh nở, ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung ở nữ, ung thư dương vật ở nam giới.
Tỉ lệ tái phát khoảng 50%
BS Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa chia sẻ trên Sức khỏe đời sống rằng, bệnh sùi mào gà thường điều trị bằng đốt điện laser, đốt lạnh bằng Nitơ lỏng… Thời gian điều trị bệnh lâu, tỉ lệ tái phát khoảng 50% trong vòng 6 tháng sau điều trị.
Phương pháp mới nhất ở Việt Nam là “Cắt đốt điện cao tần” - dùng dòng điện cao tần để loại bỏ (đốt, cắt) những tổn thương viêm, vùng có nguy cơ cao phát triển thành ung thư mà không gây chảy máu. Kỹ thuật này an toàn, hiệu quả, không đau, không cần nằm viện, ít tái phát, sớm ổn định.
Nếu không điều trị dứt điểm, đúng y lệnh thì mỗi khi hệ miễn dịch kém, đặc biệt khi mang thai, hay đái tháo đường, hoặc mắc bệnh lý khác… là bệnh dễ tái phát.
Phòng ngừa bệnh
Sùi mào gà – tên khoa học là Human Papilloma Virus (HPV), là bệnh tình dục phổ biến, do vi-rút Papilloma - siêu vi trùng dạng AND ở người gây ra, gây hại trực tiếp cơ quan sinh dục của nam và nữ.
Khi nghi bị sùi mào gà, người dân không nên tự chẩn đoán bệnh, hay tự ý dùng thuốc, mà cần được bác sĩ chuyên môn thăm khám.
Từ lúc điều trị, tới sau khỏi cần theo dõi 3 tháng, nếu sức khỏe đã ổn định mới quan hệ và phải dùng bao cao su để đảm bảo an toàn.
Phòng ngừa bằng cách:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng.
- Không mặc chung quần, áo, đồ lót của người khác, nhất là người mắc bệnh sùi mào gà.
- Người mắc bệnh sùi mào gà cần giặt riêng quần áo, phơi thật khô nơi nhiều ánh nắng mặt trời.
Uyển Hương (tổng hợp)
Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 5 giờ trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 5 giờ trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 7 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 8 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 21 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh
Sống khỏe - 1 ngày trướcDị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...