Kinh nghiệm học tiếng Anh từ con số 0 của thực tập sinh đầu tiên ở NASA
Từ một nam sinh “mở trang web của trường ra mà không hiểu gì” tới thực tập sinh đầu tiên của Việt Nam ở NASA – Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ, Trương Ngọc đã trải qua những giai đoạn thực sự khó khăn khi vật lộn với môn tiếng Anh.

Bước vào năm thứ 4 ngành Vũ trụ và Hàng không, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) cũng là lúc Trương Ngọc nhận được suất thực tập 3 tháng tại trụ sở của NASA ở Sillicon Valley, Mỹ.
Hiện tại, Ngọc đang sống giữa đất Mỹ và hằng ngày làm việc cùng các nhà khoa học nước ngoài bằng tiếng Anh, nhưng ít ai biết cách đây 4 năm – khi còn học phổ thông, tiếng Anh của em rất tệ - như lời Ngọc thú nhận.
ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (hay còn gọi là ĐH Việt Pháp) có quy trình tuyển sinh hoàn toàn khác với các trường công lập ở Việt Nam. Để dự tuyển vào trường Ngọc phải viết bài luận và phỏng vấn bằng tiếng Anh. “Tiếng Anh của em tệ đến mức mở web của trường ra em không hiểu gì. Khi phỏng vấn, các thầy nói em nghe cũng chẳng hiểu gì. Cuộc phỏng vấn đó đúng là một thảm họa. Lúc đầu em dùng đủ mọi ngôn ngữ cơ thể, sau đó may mắn có một cô phiên dịch giúp”.
Ngọc kể lại, hôm đó đúng là một ngày may mắn với em. Khi em mô tả lại thí nghiệm đo gia tốc trọng lực của Trái Đất, em lấy bút dạ vẽ lên bảng, nhưng thực ra các thầy cũng chẳng hiểu gì.
“Cô phiên dịch nói, thực ra buổi hôm đó các thầy chẳng hiểu gì đâu. Nhưng có một “key answer” là: thầy hiệu trưởng hỏi em “thế tóm lại kết quả có ra 9,8 không?”. 9,8 là giá trị tiêu chuẩn mà các nhà khoa học đo được. Tất nhiên sinh viên đồ đạc dởm, đo thế nào được 9,8. Em trả lời “không, em chỉ đo được 8 phẩy mấy thôi”, thầy nói “ok, you pass”. Thực ra thầy chỉ muốn kiểm tra xem mình có làm thí nghiệm thật không”.
Ngọc chia sẻ, khi em quyết định học “science” cũng là lúc em nghĩ mình cần phải học tiếng Anh. Động lực của em xuất phát từ khoa học. Tài liệu tiếng Việt cũng rất nhiều và tốt nhưng không thỏa mãn hết đam mê, câu hỏi của chàng trai yêu Vật lý và Vũ trụ.
“Nếu bây giờ mình có thể tự đọc được tiếng Anh nghĩa là mình có thể khám phá được một thế giới khác, không phải phụ thuộc vào ai dịch. Đó là động lực đầu tiên. Động lực thứ 2 là em nghĩ những người làm khoa học phải trao đổi với nhau rất nhiều. Mình muốn làm nhà khoa học thì mình phải có khả năng trao đổi”.

Quá trình học tiếng Anh của Ngọc cũng đòi hỏi nhiều sự kiên trì. “Ban đầu em mua một cuốn luyện nghe. Em nghe không hiểu gì, sau đó em vừa nghe vừa nhìn phần “transcript”, nghe đi nghe lại, rồi đọc theo. Dần dần mình bớt nhìn đi. Quan trọng không chỉ là mình nghe được, mà mình học được cách sử dụng từ trong ngữ cảnh. Em nghe hết level này đến level khác. Nghe hết “advanced” rồi nghe đến IELTS”.
Mỗi ngày em dành khoảng 3 tiếng cho tiếng Anh, chia nhỏ ra nhiều lần, làm nó trở thành một thói quen hằng ngày giống như tập thể dục. Em cảm thấy rất sung sướng khi tự đọc được tài liệu, tự hiểu được những gì họ nói. Ngọc cho rằng, đôi khi mình phải thích và có động lực thì việc học tập sẽ hiệu quả hơn, giống như em lấy mục tiêu làm khoa học để buộc mình phải học tiếng Anh.
Ngọc cho biết, em chủ yếu tự học và có tham gia 2 khóa IELTS. Việc học ở trường hoàn toàn bằng tiếng Anh với những giảng viên người nước ngoài cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp em làm quen và dần thích nghi với môi trường nghe nói tiếng Anh.
“Bây giờ việc học tập và nghiên cứu của em dùng tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt. Ở trường, chương trình học của bọn em bằng tiếng Anh, thầy giảng tiếng Anh, tài liệu tiếng Anh. Bây giờ em sử dụng tiếng Anh thoải mái trong các hội nghị lớn mà không bị choáng ngợp. Mục tiêu của em là nói được tiếng Anh như người bản ngữ.”
Ngọc nói, “bây giờ mình còn trẻ, mình phải tận dụng thời gian”, đặc biệt là trước những cơ hội học tập rất rộng mở như hiện nay. “Em thấy các em cấp 3 vẫn hay kêu không biết học gì, hay ở Việt Nam thiếu tài liệu. Ngược lại, tài liệu học tập trên Internet bây giờ rất nhiều. Bạn có thể học từ các giáo sư nước ngoài, các khóa học online của các trường hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford…”
Được biết, cơ hội trở thành thực tập sinh ở NASA của Ngọc cũng là nhờ khả năng tự tìm kiếm cơ hội, học hỏi và kết nối của em với một giáo sư của NASA khi ông sang Việt Nam tham dự chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” của GS. Trần Thanh Vân vào tháng 7 năm ngoái. Chính vị giáo sư này là người đã nhận em sang phòng thí nghiệm của ông để nghiên cứu về vấn đề mà cả hai cùng quan tâm. Ông cũng là người kêu gọi ngân sách cũng như bỏ tiền túi để chi trả cho 3 tháng thực tập tại NASA của Ngọc.
Theo Vietnamnet

Lời kể của bé trai 10 tuổi may mắn được cứu sống trong vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Bé trai Hoàng Nhật M (SN 2015, trú tại phường Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, khi tàu bị lật, cháu may mắn vào được vào một khoang có không khí, cháu cố gắng giữ bình tĩnh và chờ lực lượng cứu hộ đến ứng cứu.

Vụ lật tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long: Danh sách du khách có mặt khi tàu gặp nạn, đa số đều ở Hà Nội
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Trong số 48 du khách có mặt trên tàu du lịch gặp nạn ở vịnh Hạ Long có 21 trẻ em, còn lại đều là những du khách lớn tuổi và đa số có hộ khẩu ở Hà Nội.

Vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long: Đã tìm thấy 28 thi thể nạn nhân trong đó có nhiều trẻ em
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Tính đến 21 giờ ngày 19/7, lực lượng chức năng đã tìm thấy 38 người gồm hành khách và thuyền viên trong vụ đắm tàu du lịch. Trong đó, 10 người còn sống và 28 người tử vong.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ lật tàu tại Quảng Ninh
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu khẩn trương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ lật tàu tại Quảng Ninh. Thủ tướng gửi lời thăm hỏi ân cần, chu đáo tới người bị nạn và chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình các nạn nhân tử vong.

Khoảnh khắc tàu chở khách lật úp trên vịnh Hạ Long khiến hàng chục người thương vong
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Thời điểm xảy ra tai nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long, trên tàu chở 51 người gồm 3 thủy thủ và 48 hành khách. Đến thời điểm 20 giờ ngày 19/7, đã có ít nhất 5 nạn nhân tử vong, hàng chục người vẫn đang mất tích.

Cận cảnh cứu hộ tàu ở vịnh Hạ Long bị lật khiến ít nhất 3 người tử vong, 39 người mất tích
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến ít nhất 3 người tử vong, 39 người mất tích. Lực lượng chức năng huy động các phương tiện hoạt động gần khu vực trên hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn.

Phú Thọ: Bắt hai thanh, thiếu niên mua bán trái phép ma tuý, một người chưa đủ tuổi
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Công an phường Thanh Miếu, tỉnh Phú Thọ vừa bắt quả tang hai thanh, thiếu niên có hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, trong đó một nam sinh chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Mưa dông lớn bất ngờ quật đổ nhiều cây xanh, xe máy trên đường phố Hà Nội
Thời sự - 8 giờ trướcKhoảng 16h ngày 19/7/2025, mưa dông kèm gió lớn giật mạnh bất ngờ quật đổ nhiều cây và xe máy trên các tuyến phố Hà Nội.

Dông lốc quật chìm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long
Thời sự - 8 giờ trướcLực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang triển khai cứu nạn một tàu du lịch bị lật chìm trên vịnh Hạ Long do ảnh hưởng bởi cơn dông xảy ra chiều 19/7.

Tin bão mới nhất: Điểm danh những tỉnh thành có mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Theo chuyên gia khí tượng, từ khoảng sáng 22/7, bão số 3 Wipha có khả năng ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta gây gió mạnh cho khu vực ven biển. Đặc biệt là một đợt mưa rất lớn ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Từ ngày 15/8, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có sự thay đổi?
Đời sốngGĐXH - Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là các bước mà người tham gia BHYT phải thực hiện khi đến cơ sở khám chữa bệnh để được hưởng chế độ theo quy định. Từ ngày 15/8 tới, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có sự thay đổi?