Koala có thể giúp con người chống lại căn bệnh tình dục phổ biến nhất
Những con gấu túi (koala) thoạt nhìn có vẻ đáng yêu nhưng chúng lại ẩn chứa một bí mật đáng sợ: bệnh chlamydia - bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên người.
Dấu hiệu đầu tiên là mùi - mùi này giống như mùi của một đám cháy pha với nước tiểu. Dấu hiệu thứ 2 là phần sau của con gấu túi - nó bị viêm và ẩm ướt, với những vệt màu màu nâu. Đó là khi bạn biết con gấu túi đang có vấn đề.
Jo - con vật đang nằm cuộn tròn trên bàn mổ - có cả 2 triệu chứng này.

Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm vaccine phòng chlamydia trên koala để phục vụ việc sản xuất vaccine dành cho người. Ảnh: New York Times.
Chìa khoá để phát triển vaccine cho con người
Jo là một con koala hoang dã đang được kiểm tra sức khoẻ tại trung tâm thú y sinh học Endeavour, một đơn vị chuyên điều trị những con koala mắc bệnh ở Australia . Các bác sĩ phát hiện rằng trong 2 lần gần nhất nhìn thấy nó trong rừng, Jo có dấu hiệu mắc bệnh.
Vì vậy họ đưa nó và đứa con 1 tuổi của nó đến phòng khám chính của cơ sở - nằm ở một cánh rừng hẻo lánh tại Toorbul, phía bắc thành phố Brisbane - để kiểm tra sức khoẻ toàn diện.
Bằng mắt thường, chuyên gia thú ý Pip McKay đã nhận ra ngay vấn đề của Jo là gì.
"Nhìn vào nó, có lẽ là nó bị chlamydia", cô nói.
Con người không phải là loại động vật duy nhất mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hàu có thể bị herpes, thỏ có thể mắc giang mai, cá heo bị mụn sinh dục và chlamydia - loài vi khuẩn đơn bào, hoạt động như virus - đã thành công trong việc lây nhiễm cho mọi loài động vật từ ếch, cá đến vẹt đuôi dài, con người và cả koala.
Tính phổ biến này của bệnh chlamydia đã khiến một số nhà khoa học cho rằng việc nghiên cứu và bảo tồn gấu túi có thể là chìa khoá để phát triển một phương pháp chữa trị lâu dài cho căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở con người.
"Chúng (gấu túi) ở ngoài đó, chúng mắc chlamydia và nếu chúng ta có thể cho chúng một loại vaccine chúng ta có thể quan sát hiệu quả thực tế của loại vaccine này", ông Peter Timms, nhà vi sinh học tại Đại hoc Sunshine Coast ở bang Queensland, nhận định.
Ông Timms đã dành cả thập kỷ qua để phát triển vaccine trị bệnh chlamydia trên gấu túi, và đang tiến hành thử nghiệm trên gấu túi hoang dã, hy vọng rằng công thức của ông sẽ sớm được sử dụng rộng rãi hơn.
"Bạn có thể thử nghiệm trên những con koala những điều mà bạn không thể làm trên người", ông Timms giải thích.
Khác với trên con người, bệnh chlamydia gây tổn thương cực kỳ nghiêm trọng với koala, chúng có thể bị mù, vô sinh và chết sau khi nhiễm bệnh. Loại vi khuẩn gây bệnh trên koala vẫn khá tương đồng với loại gây bệnh trên người, vì trên thực tế vi khuẩn chlamydia chỉ có 900 gen hoạt động, ít hơn nhiều so với các vi khuẩn truyền nhiễm khác.
![]() Bên cạnh cháy rừng và mất sinh cảnh, bệnh chlamydia là mối đe doạ lớn nhất đối với sự tồn vong của loài gấu túi Australia. Ảnh: New York Times. |
Do những điểm tương đồng này, các thử nghiệm vaccine trị chlamydia trên koala mà tiến sĩ Timms và trung tâm Endeavour đang thử nghiệm có thể cung cấp manh mối quý giá cho các nhà nghiên cứu toàn cầu đang phát triển vaccine cho người.
Căn bệnh phổ biến ở cả người và gấu túi
Với 131 triệu ca nhiễm mới được phát hiện mỗi năm, chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới. Một trong 10 thiếu niên ở Mỹ nhiễm bệnh này, theo tiến sĩ Toni Darville, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm trẻ em tại Đại học North Carolina.
Thuốc kháng sinh có thể chống lại bệnh, nhưng như thế là không đủ vì theo tiến sĩ Darville, chlamydia là "sinh vật tàng hình", ít gây triệu chứng và thường không bị phát hiện trong nhiều năm.
"Chúng ta có thể phát hiện người nhiễm và điều trị họ, nhưng nếu bạn không điều trị cho các bạn tình của họ, bạn chỉ cần một mùa nghỉ xuân là mọi người lại nhiễm bệnh trở lại. Họ có thể bị nhiễm trùng âm ỉ lâu dài mà không hề biết về điều đó. Đến khi 28 tuổi và sẵn sàng có con, thì họ phát hiện ra mọi thứ là một mớ hỗn độn", tiến sĩ Darville nhận định.
Vào năm 2019, tiến sĩ Darville và các đồng nghiệp của bà đã nhận được khoản tài trợ trị giá 10,7 triệu USD từ Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia nhằm phát triển một loại vaccine. Lý tưởng nhất là kết hợp một vaccine cho bệnh chlamydia và lậu với loại vaccine đang được sử dụng để phòng chống nhiễm virus HPV, vốn đang được tiêm chủng cho trẻ em và thiếu niên.
"Nếu chúng ta kết hợp được cả 3, về cơ bản chúng ta sẽ có một loại vaccine phòng chống các bệnh ung thư cơ quan sinh sản", bà Darville nói.
Chlamydia là một vi khuẩn lén lút, và nó được chia thành 2 giai đoạn khi đi vào cơ thể con người. Ban đầu nó là một cấu trúc cơ bản, lẻn vào tế bào và ẩn náu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sau khi xâm nhập tế bào thành không, nó hình thành một lớp màng bao bọc, chiếm quyền điều khiển tế bào chủ và bắt đầu tung ra những bản sao của chính nó. Những bản sao này hoặc thoát ra khỏi tế bào hoặc được giải phóng vào máu để tiếp tục hành trình đi tới các nơi khác trong cơ thể.
"Chlamydia khá độc đáo. Nó đã tiến hoá để tồn tại cực kỳ tốt trong một môi trường ngách cụ thể, không giết chết vật chủ và chỉ gây ra tác động thật sự sau một thời gian dài", ông Ken Beagley, giáo sư về miễn dịch học tại Đại học Công nghệ Queensland, giải thích.
Vi khuẩn có thể tồn tại trong đường sinh dục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, phá huỷ hệ sinh sản. Sẹo và tình trạng viêm mạn tính có thể dẫn đến vô sinh, mang thai ngoài tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu. Bằng chứng cho thấy vi khuẩn chlamydia cũng gây hại cho khả năng sinh sản của nam giới.
![]() Hình ảnh 3D của vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây bệnh chlamydia ở người. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất thế giới. Ảnh: Shutterstock. |
Các nhà nghiên cứu nhận ra có sự tương đồng lớn giữa vi khuẩn chlamydia ở người và ở gấu túi. Sự khác biệt duy nhất là mức độ nghiêm trọng, ở gấu túi, vi khuẩn nhanh chóng đi lên đường niệu đạo và có thể nhảy từ cơ quan sinh sản tới bàng quang.
Những điểm tương đồng này đã khiến sĩ Timms cho rằng gấu túi có thể đóng vai trò như "liên kết bị thiếu" trong công cuộc tìm kiếm một loại vaccine phòng chlamydia hoạt động trên người.
"Gấu túi không chỉ là một động vật lạ mắt. Chúng thật sự rất hữu ích trong việc nghiên cứu về con người", ông Timms nhận định.
Theo Sơn Trần
Zing/New York Times

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 18 giờ trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 20 giờ trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 23 giờ trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.