Kodokushi - Những cái chết trong cô quạnh: Mặt trái ngày một đáng sợ ở Nhật Bản, càng hiện đại thì càng nghiêm trọng
Ước tính mỗi năm, Nhật Bản có khoảng 30.000 người tử vong mà không ai biết.
Ngôn ngữ Nhật Bản gọi những người này là kodokushi hoặc koritsushi, dokkyoshi, 3 từ đồng nghĩa có nghĩa "chết một mình".
Sống cô độc, chết cô quạnh
Từ thập niên 1970, Nhật Bản đã xuất hiện khái niệm kodokushi. Nó chỉ những người tử vong ngay tại nơi cư trú mà phải mất một thời gian dài, có khi lên đến trên nửa năm, mới được phát hiện.

Chết một mình là thực tế hàng ngày ở Nhật Bản (Ảnh minh họa)
Văn hóa Nhật Bản coi trọng sự riêng tư và đề cao lối sống độc lập đến mức cực đoan. Họ xem chuyện 1 người, đặc biệt là trong độ tuổi trưởng thành, ở một mình và phải tự lo liệu mọi thứ cho bản thân là chuyện đương nhiên. Ý thức tự lập của người Nhật nặng đến mức tự chịu. Dù gặp khó khăn hay đau ốm, họ nhẫn nhịn và vượt qua một mình.
Kể từ khi được định nghĩa, kodokushi liên tục tăng. Năm 1997, Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, chịu thiệt hại nặng nề. Hàng loạt công nhân viên mất việc, không còn thu nhập, sợ liên lụy và phụ thuộc vào thân nhân nên âm thầm bỏ nhà ra đi. Nhật Bản gọi họ là jouhatsu (người bốc hơi) và những người này góp phần đẩy kodokushi leo thang chóng mặt. Vào năm 2009, ước tính Nhật Bản có đến 32.000 người chết một mình.

Mỗi năm, Nhật Bản có khoảng 30.000 trường hợp chết một mình
Ngày nay, kodokushi là hiện tượng quá quen thuộc ở Nhật Bản. Ước tính trung bình, nơi đây có tới 30.000 trường hợp/năm. Hầu hết kodokushi là người sống một mình, ít tiếp xúc xã hội và liên lạc với thân nhân. Sau khi họ tử vong, phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng mới có người phát hiện.
Thờ ơ và kỳ thị
Mặc dù được đề cập từ những năm 1970, kodokushi không mấy được xã hội và chính phủ Nhật Bản quan tâm. Phải đến năm 2000, truyền thông quốc gia mới đưa tin trường hợp kodokushi nghiêm trọng nhất. Đó là một nam lão niên tuổi 69, qua đời tại nhà thuê từ 3 năm trước.

Phần lớn kodokushi là nam giới ngoài 50 tuổi, sống một mình
Trong suốt 3 năm này, tiền thuê nhà và điện nước được khấu trừ tự động thông qua tài khoản ngân hàng của người đã mất. Chỉ khi tài khoản hết tiền, người ta mới đến nhà giục và phát hiện thi thể còn lại khung xương.
Theo báo cáo năm 2006, kodokushi chiếm khoảng 4,5% tổng tử vong. Nhiều trường hợp là nam giới, tuổi từ 50 trở lên và là "người bốc hơi".
Xã hội Nhật Bản lên án "người bốc hơi", xem họ như những kẻ yếu đuối, vô trách nhiệm, trốn chạy thực tại. Họ kỳ thị kodokushi, chê trách luôn thân nhân của kodokushi, vì đã mặc những người này sống cô độc rồi chết một mình.

Xã hội Nhật Bản ít thương cảm đối với kodokushi
Ngoài người bốc hơi, kodokushi còn nhiều cá nhân khác trong xã hội. Họ bao gồm từ người già sống neo đơn đến người trẻ sống độc thân. Masaki Ichinose, người đứng đầu Viện nghiên cứu Sự sống và Cái chết (Institute of Death and Life Studies) cho rằng, sự gia tăng của kodokushi là hệ quả của lối sống đương đại quá lạnh nhạt. Người Nhật ngày càng thờ ơ với người bên cạnh, xem sống chết của người khác không phải chuyện của mình.
Nỗ lực thay đổi
Người Nhật luôn cho rằng, họ không đời nào lại là kodokushi. Năm 2015, Kojima Miyu, nhân viên công ty dọn dẹp nhà người chết một mình - To Do Company, nhận trọng trách "nâng cao nhận thức về kodokushi". Cô cho biết, khi nghe nói tới vấn đề này, đa phần người Nhật không buồn chú ý. Ngay cả những người làm trong ngành dịch vụ tang lễ cũng cho rằng, nó không thể nào trở thành hiện tượng tại Nhật Bản.

Kojima Miyu, nhân viên công ty dọn dẹp nhà người chết một mình To Do Company
"Bất chấp truyền hình, báo chí… ngày càng đề cập nhiều đến kodokushi, công chúng chưa thừa nhận đây là một vấn đề nghiêm trọng" - Miyu chia sẻ. Phải đến năm 2019, mọi người mới bớt định kiến và thẳng thắn nhìn nhận hiện thực đau lòng này.
"Khi đến nhà người chết một mình, tôi và các đồng nghiệp bắt tay vào làm sạch căn phòng" - Miyu kể. "Công việc của chúng tôi là thu thập toàn bộ đồ đạc của người quá cố, loại bỏ rác và bất kỳ vật liệu sinh học nào, lau dọn vết bẩn và khử mùi".
Hai năm gần đây, dưới tác động của Covid-19, công việc dọn dẹp nhà người chết một mình đòi hỏi nhiều công đoạn hơn.

Nhân viên các công ty dọn dẹp nhà người chết một mình vất vả hơn trong đại dịch
Sau nhiều năm làm việc, Miyu nhận ra kodokushi có thể là bất kỳ ai chứ không giới hạn ở người cô độc. Cô kiến nghị nên thay đổi từ kodokushi vốn nhấn mạnh sự cô đơn (kodoku - đơn độc), sang thành jitakushi (chết tại nhà).
Ngoài ra, Miyu còn tự tay làm một số mô hình không gian kodokushi thu nhỏ. Cô muốn thông qua chúng, phổ biến với mọi người về thực trạng và nguy cơ chết một mình.
"Tôi chưa từng làm mô hình thu nhỏ trước đây" - Miyu cho biết. Cô mày mò học từ trực tuyến, thử nghiệm và thất bại khá nhiều lần cho đến khi tạo ra được tác phẩm ưng ý.

Một mô hình không gian kodokushi thu nhỏ của Kojima Miyu
Mỗi mô hình của Miyu mang một câu chuyện. Ví dụ Kodokushi, Tuổi 50 - 60 (Kodokushi, Age 50 - 60) chứa thông điệp, nhiều người đã chết một mình trong độ tuổi không ai ngờ này. Kodokushi Sốc nhiệt (Caused by Heat Shock) thì phản ánh thực tế, nhiều người mất mạng ngay trong nhà chỉ vì tính chủ quan giữa mùa đông.
Tham khảo Nippon

Cửu Long Thành Trại “hồi sinh” giữa lòng Hồng Kông
Tiêu điểm - 5 giờ trướcTừng được xem là một trong những khu dân cư đông đúc và hỗn loạn nhất thế giới, Cửu Long Thành Trại từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa – lịch sử đặc biệt của Hồng Kông.

Trung Quốc siết chặt quản lý bán hàng livestream: Người bán phải được đánh giá trình độ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcThị trường livestream không còn “dễ ăn” như trước.

CEO tỷ đô nói gì sau màn ngoại tình với giám đốc nhân sự được công khai trước toàn thế giới?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - CEO Andy Byron của công ty công nghệ Astronomer bị hàng nghìn người chứng kiến cảnh ôm ấp giám đốc nhân sự Kristin Cabot khi xem concert của Coldplay, dù đã có gia đình riêng.

Cả trung tâm thương mại cháy dữ dội ở Iraq, thương vong nghiêm trọng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcMột đám cháy không rõ nguyên nhân đã bùng phát tại trung tâm thương mại Hyper Mall ở TP al-Kut của Iraq và nhanh chóng nhấn chìm cả tòa nhà.

Sự thật kinh hoàng về những livestream mukbang bạn hay xem
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNgười livestream ăn uống vô độ trước người xem của mình để bán hàng.

Bắc Cực hóa Nam Cực, một loài người thông minh biến mất?
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNam Cực ngày nay từng nằm gần cực Bắc từ của Trái Đất thay vì cực Nam. Sự thay đổi vào 41.000 năm trước có thể đã khiến một loài người diệt vong.

Tịch thu hơn 363 tỷ đồng tiền mặt nằm vương vãi trên gác xép nhà bà cụ nghèo 60 tuổi
Tiêu điểm - 3 ngày trướcKhám xét căn nhà cấp 4 xập xệ của một bà lão nhặt ve chai, cảnh sát Trung Quốc bất ngờ phát hiện nhiều bao tải tiền mặt đủ loại ngoại tệ giấu trên gác xép.

Máy bay nổ tung, 379 người cứ thế... bước ra và sống sót: Phép màu 90 giây đã xảy ra như thế nào?
Tiêu điểm - 5 ngày trước2 máy bay đã đâm nhau trên đường băng và cháy rụi nhưng 379 người gồm hành khách lẫn phi hành đoàn đã thoát chết.

Người đàn ông bị kết tội giả làm tiếp viên hàng không để được bay miễn phí suốt 6 năm
Tiêu điểm - 6 ngày trướcMột người đàn ông Mỹ 35 tuổi đã bị kết tội mạo danh tiếp viên hàng không ít nhất 120 lần để không phải trả tiền vé máy bay.

Gia thế nữ sinh Đại học Thanh Hoa bị bố cấm livestream trên mạng vì quá xinh đẹp
Tiêu điểm - 1 tuần trướcGĐXH - Hóa ra nữ sinh họ Trương, từng gây chú ý khi đỗ Đại học Thanh Hoa với điểm số cao, bị bố cấm phát sóng trực tiếp vì 'quá xinh' đã nổi tiếng từ 3 năm trước.

Phát hiện cấu trúc lạ đang di chuyển sâu 2.700 km dưới lòng đất
Tiêu điểmCác nhà khoa học từ ETH Zurich đã làm sáng tỏ một trong những bí ẩn địa chất lớn nhất của Trái Đất.