Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ 2: Vì sao nhiều nhà báo “dừng chân”?

Thứ sáu, 17:21 14/06/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Với vai trò, sứ mệnh của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong thời gian qua, nhiều nhà báo đã không quản ngại khó khăn, vất vả, thậm chí nguy hiểm rình rập, dấn thân vào các vụ việc "nóng" điều tra, phanh phui những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, trong "hành trình đầy gian nan" đó, một số nhà báo đã và đang gặp phải những "rào cản" khiến họ phải "dừng chân".

Kỳ 2: Vì sao nhiều nhà báo “dừng chân”?

Hiểm nguy rình rập

Nói đến trở ngại của người làm báo nói chung, người làm báo điều tra nói riêng, chúng ta thường nghĩ đến hai từ "nguy hiểm". Sự nguy hiểm được nhắc đến ở đây là hiện tượng nhà báo bị tấn công, cản trở trong quá trình tác nghiệp mà hoạt động tác nghiệp đó có ảnh hưởng đến quyền lợi của nhóm lợi ích hoặc các tổ chức, cá nhân có sai phạm. Có những trường hợp, sự đe dọa không chỉ đến với người làm báo, mà còn đe dọa đến cả người thân của họ. Chính những nguy hiểm rình rập này, không ít người làm báo đã phải bỏ cuộc với những đề tài điều tra còn dang dở.

Hàng loạt các vụ việc đe dọa và cản trở nhà báo tác nghiệp trong thời gian vừa qua đã phần nào minh chứng cho những hiểm nguy mà các nhà báo phải đối mặt khi tác nghiệp. Như vụ việc "bảo kê chợ Long Biên" do báo chí phanh phui gây rúng động dư luận nhưng không lâu sau đó, phóng viên thực hiện loạt bài của Đài Truyền hình Việt Nam và Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được một số tin nhắn đe dọa "giết cả nhà" nếu tiếp tục quay phim và điều tra từ một số điện thoại lạ.

Trước sự việc này, Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã có công văn đề nghị Lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Công an Hà Nội chỉ đạo điều tra xử lý hành vi đe dọa giết người của đối tượng nhắn tin và có kế hoạch đảm bảo an toàn cho nhóm phóng viên.

Chia sẻ với chúng tôi, nhà báo Liên Liên (Đài Truyền hình Việt Nam) cho biết: "Cảm thấy rất bất an, hoang mang bởi những đối tượng đe dọa có thể là những đối tượng phức tạp có thể gây nguy hiểm đến tôi và gia đình. Tôi rất mong các lực lượng chức năng nhanh chóng vào cuộc xử lý đối tượng nhắn tin đe dọa".

Kỳ 2: Vì sao nhiều nhà báo “dừng chân”? - Ảnh 1.

Nội dung nhóm tác giả loạt phóng sự điều tra "bảo kê" chợ Long Biên nhận được tin nhắn đe dọa giết cả nhà từ số máy lạ. Ảnh: NVCC.

Tính mạng người làm báo thường xuyên bị đe dọa là vậy, pháp luật cũng có những chế tài xử lý những kẻ hành hung hay đe dọa phóng viên, nhà báo. Tuy nhiên, những chế tài xử phạt hiện nay cũng chỉ áp dụng chung chung như xử lý những hành vi tương tự của các đối tượng với những người không phải là nhà báo tác nghiệp.

Hiện chưa có một quy định nào được áp dụng để xử lý các đối tượng hành hung nhà báo, phóng viên tác nghiệp như một lĩnh vực đặc thù (ví dụ, có thể coi hoạt động tác nghiệp của nhà báo là thi hành công vụ). Do đó, có những hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp, hành hung nhà báo, phóng viên, áp dụng hình thức xử lý khi chưa đến mức khởi tố hình sự sẽ không có tính răn đe và chưa thực sự làm cho nhà báo được yên tâm hoạt động nghề nghiệp khi gặp những tình huống nguy hiểm.

Vướng vào… lợi ích

Sứ mệnh cũng như đạo đức người làm báo là đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp và tiến bộ. Sự đấu tranh đó được hiểu là đấu tranh mang tính xây dựng, mang tinh thần nhân đạo và nhân văn sâu sắc chứ không phải đấu tranh để phủ định sạch trơn.

Do đó, cũng cần nhận thức một cách nhân văn đó là, nếu những hành vi tiêu cực của cá nhân, tổ chức chưa thực sự gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và họ có tinh thần cầu thị sửa chữa thì người làm báo cần có thái độ tạo điều kiện cho họ có cơ hội sửa sai, khắc phục hậu quả.

Ngược lại, khi điều tra những hành vi của họ nếu không được chấm dứt kịp thời có thể nguy hại cho xã hội, thậm chí gây hậu quả không thể khắc phục… thì trách nhiệm của người cầm bút là phải cảnh báo về nguy cơ gây hại từ những sai phạm đó. Cuối cùng phải có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để xử lý triệt để…

Kỳ 2: Vì sao nhiều nhà báo “dừng chân”? - Ảnh 2.

Đã có không ít vụ việc nhà báo đi điều tra chống tham nhũng lại… tham nhũng. Ảnh minh họa của họa sỹ Thanh Tuấn

Như đã nêu ở kỳ trước, có không ít người làm báo đã lợi dụng quyền tác nghiệp của phóng viên, nhà báo để đi nhũng nhiễu tổ chức, vụ lợi cá nhân. Đó là trường hợp những phóng viên, nhà báo đã hình thành sẵn ý nghĩ trong đầu việc họ sẽ lợi dụng những sai phạm của các nhân, tổ chức để "làm tiền". Ngoài ra, có nhiều trường hợp khi phóng viên, nhà báo đi điều tra, xác minh thông tin về những sai phạm được phản ánh. Nhưng trong quá trình tác nghiệp, họ bị mua chuộc và chấp nhận đánh đổi sự im lặng lấy lợi ích cá nhân.

Chưa kể, trong quá trình tác nghiệp điều tra, không ít phóng viên, nhà báo đã và đang gặp phải "rào cản" này đó có thể là sự "can thiệp" không mong muốn từ những mối quan hệ xã hội của các phóng viên, nhà báo, khiến họ phải băn khoăn, do dự là "dừng chân" hay "bước tiếp" để theo đuổi đến cùng sự việc.

Chính vì những vướng mắc trong quá trình điều tra và phản ánh tiêu cực đã khiến cho một bộ phận nhà báo "mất lửa". Việc này cũng dẫn đến một thực trạng đáng buồn là không ít phóng viên đến các cơ quan, đơn vị để xác minh thông tin không nhằm mục đích xây dựng, mà ngay từ phút đầu tiên tiếp cận nguồn tin, trong họ đã hình thành suy nghĩ phải làm sao được cơ quan, đơn vị biếu phong bì, hoặc ký một hợp đồng truyền thông.

Và như vậy, chính những chiếc phong bì, hay bản hợp đồng truyền thông đã trở thành vật cản trở hành trình tác nghiệp, điều tra, đấu tranh chống tham nhũng của người làm báo.

Để cổ vũ, tạo niềm tin cho đội ngũ báo chí trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, theo nhà báo Phùng Sưởng, Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong, thì cần tổ chức tổng kết, nghiên cứu các vụ việc hành hung, trù dập nhà báo. Từ đó, bổ sung các quy định bảo vệ tác nghiệp, bảo vệ nhà báo khi đi làm nhiệm vụ cho phù hợp.

Hơn nữa, cần bổ sung chế tài xử lý hành vi không trả lời báo chí theo luật định. Cần có cơ chế quy định rõ ràng chế độ thông tin "Mật" để báo chí có cơ hội nắm bắt thông tin và thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội.

Nhiều nhà báo khác cho rằng, để xử lý các hành vi vi phạm hoạt động tác nghiệp của nhà báo, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan pháp luật khi nhận đơn khiếu nại, yêu cầu của nhà báo hoặc văn bản kiến nghị của Hội Nhà báo, phải nhanh chóng điều tra, xác minh, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác định sự thật khách quan, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Có như vậy mới có tác dụng răn đe, giáo dục ý thức tôn trọng Hiến pháp và pháp luật đối với cơ quan báo chí và nhà báo.

Cao Tuân – Nguyễn Khuê

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 2 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 3 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 3 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 3 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện sự việc tàu đánh bắt thủy sản gặp nạn trên biển, anh Quý đã dũng cảm dùng phương tiện của mình tiếp cận hiện trường và cứu sống được 4 ngư dân.

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Top