Kỳ lạ bài thuốc trị đau răng với giá 0 đồng
GiadinhNet - Rất nhiều người bị đau răng và các bệnh về răng miệng, nhưng chỉ với những vị thảo dược dân dã này mà khỏi bệnh, không tốn kém.
Hàm răng khỏe mạnh là răng đủ hàm, không viêm không đau, không sâu răng, không lung lay, không cao cáu răng, không hôi miệng... nhưng bây giờ hiếm người có hàm răng khỏe như vậy.
Bà nội tôi cho tới khi mất răng vẫn đủ hàm dù 100 tuổi, cũng không bao giờ bị các vấn đề về răng lợi như sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi... có thể do hay dùng bài thuốc gia truyền để bảo vệ hàm răng mỗi ngày. Bà nội tôi hay để chai rượu thuốc đó ở đầu giường, sáng tối đều ngậm một ngụm súc miệng rồi nhổ đi. Mỗi khi có người bị bệnh răng miệng - đặc biệt là sâu răng - bà lại đưa cho họ một chai như vậy về dùng.

Hàm răng khỏe mạnh là răng đủ hàm, không viêm không đau... Ảnh minh họa.
Có nhiều loại rượu thuốc trị răng miệng, nhiều loại bán đầy trên mạng, nhưng loãng, hoặc không đúng chất lượng nên người dùng không thấy tác dụng, gây mất lòng tin về rượu thuốc. Thực tế có một số bài thuốc gia truyền là rất hay rất hiệu quả, trong đó có bài thuốc gia truyền mà tôi sắp chia sẻ đến các bạn.
Nói là bài thuốc 0 đồng, vì nhà thầy lang nào có bài thuốc gia truyền nào thì sẽ phải có cây đó trồng trong vườn nhà, để dễ thu hái và sử dụng. Nhà tôi cũng vậy, hầu như các cây thuốc được sử dụng trong các bài thuốc gia truyền đều được trồng ngay tại vườn nhà. Còn nếu không có mà phải đi mua thì những nguyên liệu làm rượu thuốc cũng rất rẻ.
Bài thuốc trị sâu răng, đau răng, viêm lợi, các vấn đề về răng... gồm các loại cây duối, cây lá lốt, cây cau.
Cây duối nhà tôi không biết trồng từ khi nào, nhưng thân nó to bằng 2 lần cột nhà, mỗi lần làm thuốc bà nội lại lấy dao ra đẽo lấy vỏ cây rồi thái nhỏ phơi khô.
Cây lá lốt thì chỉ dùng phần rễ.
Cây cau thì dùng hạt cau chứ không dùng cả quả.

Hạt cau khô. Ảnh minh họa.
Thành phần và liều lượng dùng
- 200g hạt cau tươi hoặc khô,
- 200g vỏ cây duối khô,
- 200g rễ cây lá lốt khô,
- 3 lít rượu cao độ.

Rễ cây lá lốt. Ảnh minh họa.
Cách làm
Cả 3 nguyên liệu trên cho vào hũ thủy tinh (hoặc hũ sành, hũ sứ), đổ vào chừng 2-3 lít rượu cao độ. Xong xuôi thì niêm phong kín, ngâm ít nhất 1 tháng mới dùng được.
Cách dùng
- Nếu dùng để phòng bệnh, hay chăm sóc vệ sinh răng miệng thì ngày 2 lần sáng và tối ngậm 1 ngụm rượu thuốc trong vòng 1-2 phút rồi súc miệng nhổ đi.
- Nếu duy trì thói quen này hàng ngày để phòng ngừa sâu răng, đau răng, viêm lợi... mỗi ngày ngậm 4-5 lần.

Lấy vỏ cây duối thái nhỏ, phơi khô. Ảnh minh họa.
Lưu ý:
- Chỉ được ăn uống sau khi ngậm rượu thuốc 40-60 phút.
- Trẻ em lớn tuổi mới cho dùng.
- Quá trình dùng lỡ trót nuốt phải cũng không sao. Nhưng lưu ý là chỉ nên ngậm rồi nhổ đi, không nên uống.
- Nếu vỏ duối khó kiếm thì dùng hạt cau và rễ cây lá lốt cũng được. Nhưng có đủ 3 vị là tốt nhất.

Bình rượu hạt cau. Ảnh minh họa.
Phân tích
Trong bài thuốc gia truyền có 3 vị thuốc, nhưng đều là những thứ rất quan trọng:
- Hạt cau chính là chủ dược. Theo y học cổ truyền hạt cau có vị chát, tính ôn có tác dụng diệt trùng, trừ giun sán, tiêu ích, hành thủy, cố sáp.
- Rễ cây lá lốt có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống.
- Vỏ cây duối có tác dụng sát trùng, thông huyết, thanh nhiệt, sát khuẩn, cầm máu và giải độc.
3 vị kết hợp lại giúp tiêu diệt vi khuẩn vi trùng, tiêu viêm, tiêu sưng, giảm đau, giúp răng chắc khỏe. Vì vậy những người bị sâu răng, viêm lợi, răng lung lay, hôi miệng dùng rất hiệu quả.
Trước kia y học chưa phát triển, bệnh răng miệng người dân không biết chữa trị ở đâu nên các thầy lang mới tìm những bài thuốc chữa cho dân, và khỏi bệnh thì người nọ truyền người kia mà một số bài thuốc mới lưu truyền tới bây giờ.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Kỳ
(Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội)

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 2 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 18 giờ trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 20 giờ trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Những loại thực phẩm cần tránh xa tủ lạnh
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Thực phẩm được lưu giữ trong tủ lạnh, tủ đông có thể kéo dài thời gian bảo quản. Nhưng có nhiều loại thực phẩm phải tránh xa tủ lạnh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay điều thú vị này.

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.