Kỳ lạ chuyện Nhĩ châm chữa bệnh trên đôi vành tai
GiadinhNet - Nhiều trường hợp đau dạ dày, viêm dây thần kinh số 5, đau thần kinh tọa, viêm khớp vai... đã được các thầy thuốc dùng cách chữa bệnh kỳ lạ gọi là Nhĩ châm.
Những ca Nhĩ châm tiêu biểu
Nhĩ châm (châm cứu trên loa tai) là một phương pháp của châm cứu cổ truyền đã được nhiều nước như Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Ai Cập, Ý, Bồ Ðào Nha, Nga và cả Việt Nam nghiên cứu áp dụng vào chẩn đoán, điều trị, dự phòng và đã có nhiều ca Nhĩ châm được ghi chép trong y văn:

Ảnh minh họa.
Thầy thuốc Ưu tú - Đại tá, BS Quách Tuấn Vinh (Giám đốc Trung tâm Cấy chỉ Phục hồi chức năng Minh Quang 12B Lý Nam Đế, Hà Nội) nhớ lại: Năm 1990, một chuyên gia đi làm ở nước ngoài về có triệu chứng bị đau dạ dày, đã dùng các thuốc chữa đau dạ dày như Cimetidin... nhưng không khỏi. Vào viện bệnh nhân được nhĩ chẩn, bác sĩ thấy vùng gan và vùng dạ dày đều có phản ứng, nhưng vùng gan có phản ứng mạnh hơn. Bệnh nhân được khuyên nên đi khám về gan, nhưng đã không tin bị mắc bệnh gan.
Vài ngày sau bệnh đau dạ dày không thuyên giảm, ông phải vào Bệnh viện Việt - Xô khám và điều trị. Siêu âm chẩn đoán đã cho thấy hình ảnh khối u trong gan. Khi mổ, giáo sư giải phẫu cho biết dạ dày bị dính vào bề mặt khối u ở gan - cũng chính là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày kéo dài.
Trong y văn đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân thủng dạ dày, được Nhĩ châm đã cho kết quả giảm đau rõ rệt.
Các thầy thuốc Việt Nam đã áp dụng Nhĩ châm để chữa viêm quanh khớp vai, tác dụng giảm đau rất rõ ràng. Sau liệu trình châm cứu, mỏ gai xương trên phim X-quang của bệnh nhân cũng biến mất.
Một người bệnh đau thần kinh tọa, chỉ bằng một mũi châm vào huyệt Tọa cốt ở vành tai, cảm giác nóng ấm đã truyền lan đến thắt lưng và chân đau của bệnh nhân. Và chỉ với một lần châm ấy, người bệnh có cảm giác thật sự dễ chịu, mọi đau đớn dường như tan biến.
Một bệnh nhân khác đã được bệnh viện chẩn đoán là viêm dây thần kinh số V, thầy thuốc châm cứu đã sử dụng biện pháp điều trị châm thần môn, giao cảm - là hai huyệt có tác dụng chống viêm giảm đau mạnh. Chỉ sau một thời gian điều trị, căn bệnh đã thuyên giảm rõ rệt.
Qua các trường hợp trên, cho thấy Nhĩ chẩn (chẩn đoán trên vành tai) có thể giúp định hướng chẩn đoán một số trường hợp khó. Trên thực tế, các nhà khoa học một số nước đã khẳng định vai trò của Nhĩ chẩn. Y văn của Nga cũng ghi nhận việc chẩn đoán sớm bệnh nhân mắc bệnh xơ gan dựa vào chẩn đoán trên loa tai.
Các thầy thuốc có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để chẩn đoán huyệt (dò huyệt) trên loa tai. Các huyệt là những điểm dẫn điện tốt, và thông qua sự thay đổi điện trở ở huyệt - máy chẩn đoán huyệt đã ra đời. Ở nước ta cũng đã chế tạo một số máy có chức năng chẩn đoán huyệt như máy Therapul 2.
Nếu không có máy dò huyệt, có thể sử dụng ngay một đầu ống thuốc tiêm để tìm huyệt - phương pháp rất đơn giản, dựa trên cơ sở khi ấn ép vào đúng huyệt thường gây cho bệnh nhân cảm giác đau, căng tức khác thường...
Lịch sử chữa bệnh bằng Nhĩ châm hiệu quả
Theo y học cổ truyền phương Ðông, cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ, và đôi vành tai là một tiểu vũ trụ. Có thể ví như một mô hình âm dương đang ngày đêm xoay vần, chuyển dịch ngay trong cái vũ trụ thu nhỏ là chính con người - cùng tồn tại, xoay vần, cùng biến hóa với con người theo tự nhiên và năm tháng.
Các y gia trước cho rằng, những bộ phận của tai đều có liên quan đến các tạng phủ. Năm 1956, Pon Nogier, một châm cứu gia người Pháp đã phát hiện sự liên quan giữa vành tai với một số căn bệnh – ông đưa ra một sơ đồ nói lên mối liên quan mật thiết giữa các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể với vành tai.

Ảnh minh họa.
Năm 1956, Pon Nogier đã đưa ra 26 huyệt. Năm 1975, ông đã phát hiện tới 78 huyệt. Cho thấy các cơ quan trong cơ thể đều có những vùng tương ứng trên vành tai. Và trên cơ sở sơ đồ các vùng cơ thể có thể chẩn đoán được bệnh - còn gọi là Nhĩ chẩn. Ví như, Thận - đứng đầu ngũ tạng trong cơ thể, có chức năng khai khiếu ra tai. Sách Kinh khu mạch đồ cho rằng “Thận khí thông ra tai”. Thận hư sẽ gây ảnh hưởng đến thính lực, làm cho tai ù, tai điếc...
Có thể nói, những nghiên cứu của Pon Nogier như một phát kiến mới, độc lập với những hiểu biết về Nhĩ châm của y học dân gian Trung Quốc.
Ngày nay, trong thời đại khoa học kỹ thuật tiên tiến, nghiên cứu và phát triển nhĩ châm vẫn là một vấn đề đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có nhiều biện pháp tác động lên loa tai để chữa bệnh như xoa xát vành tai, châm cứu, đốt bấc, thủy châm, chiếu tia laser, đặt viên từ, dán cao thuốc... Trong từng trường hợp cụ thể, thầy thuốc sẽ áp dụng những phương pháp nhất định để đạt mục đích.
Lưu ý là trong các bệnh ngoại khoa, chỉ nên áp dụng châm cứu khi chẩn đoán đã rõ ràng. Ngoài ra trong dân gian còn lưu truyền cách chích lể huyệt nhĩ tiêm ở đỉnh vành tai để chữa bệnh chắp lẹo cũng là một kinh nghiệm hay, tuy nhiên bệnh nhân cần được chỉ định hoặc thăm khám bác sỹ trước khi áp dụng.
- Nhĩ châm trong sách Nội kinh – cuốn sách y kinh điển có từ trước công nguyên - các bậc tiền nhân đã quan niệm rằng: “Thập nhị kinh mạch vu nhĩ chi tụ hội”, ý nói 12 kinh mạch chính trong cơ thể con người đều tụ hội ở đôi tai.
- Sách Linh khu và khí tạng phủ bệnh hình có ghi: “12 kinh mạch, 365 lạc, huyết khí của chúng ta đều đi lên mặt và đến các khiếu, các liệt khí của chúng đều đi đến tai...”. Các kinh dương đều có liên quan đến tai, các kinh âm thì thông qua những kinh biệt hợp lại ở kinh dương và cũng tương ứng với các bộ phận của tai.
- Sách Tố vấn mục thích luận có ghi lại: “Thiếu âm, thái âm ở tay, chân và 5 lạc dương minh đều gặp nhau ở tai trong”. Trong hệ thống y học cổ truyền phương Ðông, có tới 9 huyệt như thính cung, thính hội, nhĩ môn, nhĩ tiêm... của các kinh mạch tập trung quanh tai.
- Lịch sử ghi nhận, những năm 430 TCN, Hipocrates - ông tổ của nghề y - trong cuốn “Bàn về sinh sản” cũng đã nói đến kinh nghiệm của người Ai Cập châm loa tai ở phụ nữ để giảm hoạt lực của tinh trùng.
- Biển Thước, Tần Việt Nhân (407-310 TCN) là các danh y Trung Hoa đã châm loa tai để cấp cứu đột tử.
- Cuốn “Những thành tựu về y học kỳ lạ của Valsalva” có đề cập đến phương pháp đốt loa tai để điều trị chứng đau thần kinh tọa.
- Ở Việt Nam, nhân dân các vùng thiểu số cũng thường áp dụng một số biện pháp tác động trên loa tai để chữa sốt cao, viêm họng...
Hà Dương

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 33 phút trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 1 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 3 giờ trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 16 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.