Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kỳ lạ nghề lặn “nghe” cá giữa biển khơi

Chủ nhật, 16:12 30/06/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Khi thuyền vừa hạ neo, lão ngư Bảy Liễu nhảy tùm xuống biển và vểnh tai “nghe” cá…“nói chuyện”. Chỉ trong vài phút ông đã phân tích, đánh giá được đàn cá đang bơi gần đó là loài gì, số lượng bao nhiêu, đang đi theo hướng nào... Lão khẳng định thông tin từ “đôi tai thần” thu được chính xác đến 95%.

Kỳ lạ nghề lặn “nghe” cá giữa biển khơi 1

Lão ngư có đôi tai thần” Bảy Liễu.

 
Với khả năng dị thường của mình, ông Bảy Liễu trở thành hoa tiêu “đắt sô” hàng đầu ở làng cá Phước Hải.

“Đôi tai thần” làng cá

Ông Bảy Liễu (66 tuổi, TT. Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) được dân trong vùng ngưỡng mộ gọi vui là “lão ngư cao thủ có đôi tai thần”. Chuyện nghe cá nói xem chừng như viển vông nhưng thực tế đã tồn tại từ rất lâu trong truyền thống nghề đi biển ở nơi đây. Bởi thông qua những chuyến đi biển họ có thể đúc rút được kinh nghiệm đoán luồng cá. Người nghe cá “nói chuyện” ở Phước Hải không hiếm nhưng để đạt đến độ “thượng thừa” như Bảy Liễu thì chưa có một ai.

 Gia đình ông Bảy Liễu cũng giống như các gia đình khác ở xóm chài nghèo vùng Phước Hải. Họ đều đông con và cả đời chỉ biết gắn mình với biển. Năm 12 tuổi, Bảy Liễu đã làm quen với những chuyến đi biển xa nhà với cha mình. Ông nội Bảy Liễu là một cao thủ nghề cá, trước khi qua đời đã truyền lại nghề cho cha ông Liễu. Những năm theo nghề, Bảy Liễu được cha truyền thụ những tinh hoa của nghề đi biển, trong đó có khả năng “lắng nghe cá nói chuyện”. Năm 17 tuổi, ông mới chính thức trở thành một ngư dân thực thụ sống hoàn toàn dựa vào biển. Bảy Liễu bảo: “Cả nhà có mỗi tôi học thành công nghề “nghe” cá này. Các anh em khác có được cha dạy nhưng không ai theo được”.

Theo như ông Bảy Liễu giải thích, không thể xác định được ai là ông tổ của nghề “nghe cá”. Nhưng có lẽ trước đây, do đời sống khó khăn, ông cha ta đi đánh cá với công cụ thô sơ nên hiệu quả thấp. Vì vậy người ta đã nghĩ ra cách cứ ngâm mình dưới biển cho cá bâu quanh mình. Khi chúng vùn vụt bơi mình qua rồi phát ra tiếng kêu. Từ đó họ lắng nghe tiếng kêu chung cả đàn, lâu dần có thể phân biệt tiếng từng loài cá. Khi rút ra được quy luật thì dân chài vận dụng kinh nghiệm ấy vào đánh bắt, và nghề nghe cá hình thành. 

Ông Bảy Liễu cho biết, để “nghe” được cá “nói” thì không cần công cụ gì hỗ trợ. Ông chỉ cần theo tàu thuyền ra biển lúc đến ngư trường thì cởi quần áo nhảy tùm xuống nước, rồi vểnh tai nghe, bán kính nghe thấy âm thanh cá lan tỏa đến 100m. “Thực ra đây không phải là tiếng kêu do cá “nói chuyện” đâu. Bởi chúng đâu có ngôn ngữ như con người, mình ví von thế cho vui thôi. Đích thực đó là cách nghe âm gió (hướng cá bơi) mà cá phát ra khi bơi. Người được truyền thụ phân biệt tiếng cá kêu, kết hợp với kinh nghiệm đi biển lâu ngày thì phán đoán cá có ở vị trí nào mà bủa lưới thu hoạch. Ấy vậy mà chẳng bao giờ chúng tôi đoán sai cả”, nói xong ông Bảy Liễu cười khà khà.

Với kinh nghiệm “nghe” cá ngót 50 năm, ông Bảy Liễu cho hay, khi nước chảy mạnh, có tiếng vù vù thì cá khá nhiều nhưng là loài nhỏ. Còn khi xuất hiện tiếng kêu đều tăm tắp là nơi đó có cá lớn với số lượng nhiều. Tuy mỗi loài cá kêu mỗi khác nhưng không phải loài cá nào cũng kêu. Loài cá nấu (cá trích, cá thu ẩu), cá rựa không kêu vì chúng thường đi theo đàn với số lượng ít, ngư dân rất ít khi bắt được loài này với số lượng nhiều. Các loại như cá sóc nanh, cá ngao vàng, cá ngao trắng, cá sóc trắng, cá đù, cá đỏ dạ mới kêu lớn vì chúng đi theo đàn với số lượng rất nhiều. Cá sóc nanh kêu cụp cụp, cá sóc trắng kêu túc túc, cá ngao vàng thì lại tục tục, ngao trắng cũng vậy nhưng tiếng kêu đậm hơn ngao vàng. Muốn nghe và phân biệt được từng loại cá như thế thì đòi hỏi người nghe phải nhiều kinh nghiệm, đặc biệt tai thính.

Nghề “nghe” cá không nguy hiểm nhưng rất cực nhọc. Họ phải chịu nắng, mưa, lạnh trên suốt hành trình đánh bắt. Người “nghe” cá phải dậy từ 4h sáng để lặn trước, tìm vị trí, nơi này không có thì phải cho tàu ra chỗ khác  tìm tiếp. Nhiều khi không gặp may, lặn cả ngày, nhảy xuống biển tới 60, 70 lần, di chuyển hàng chục hải lí mà vẫn không thấy cá đâu. Song, khi gặp may người “nghe” chỉ cần ngụp lặn đôi ba lần là cá đã đầy khoang thuyền.

Kỳ lạ nghề lặn “nghe” cá giữa biển khơi 2

Làng chài Phước Hải. Ảnh: TG

Kiếm cả chục triệu từ nghề “chạy sô nghe cá”

Sẵn sàng truyền nghề cho bất cứ ai

“Tôi có có 7 người con. Trong số ấy hai người con trai là Bạch Hồng Hòa (42 tuổi) và Bạch Hồng Thái (34 tuổi) được tôi đã truyền nghề “nghe cá”. Hiện chúng đều là những tay lão luyện nghề cá ở làng chài Phước Hải. Có rấtnhiều người đến tìm học hỏi tôi đều bày cho họ hết. Cái quan trọng là phải có kinh nghiệm đi biển, kiên trì thì mới thành công”, lão ngư Bảy Liễu chia sẻ.

Trong cuộc trò chuyện, không ít lần ông khẳng định với chúng tôi rằng nghề này đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho chủ tàu. Nếu chủ tàu nào có người “nghe” cá “siêu đẳng” thì họ có thể kiếm cả bạc tỷ sau mỗi lần đi biển. Độ chính xác của các “đôi tai thần” định vị cá dưới biển đến 98% so với khối lượng họ dự đoán. Vì thế, người nghe cá được trả lương rất hậu hĩnh, chiếm 40% trong tổng giá trị cá mang về cho chủ tàu. Trong khi đó, người kéo lưới trên tàu chỉ được trả chưa đầy 1% suốt cuộc hành trình đánh bắt. Hơn nữa, sau khi tính toán chủ tàu còn trả thêm 2% trong tổng số lợi nhuận mà họ thu được cho người “nghe” cá giỏi để “giữ chân”.

“Khi còn hành nghề, có những tháng mùa cá tôi kiếm được trăm triệu đồng, còn bình thường vẫn được 40 - 50 triệu đồng/tháng. Cách đây vài năm, lúc theo tàu đi Hòn Phai (Cà Mau) đánh cá sóc nanh, chúng tôi trúng lớn. Hôm đó làm có mấy ngày, nhưng “nghe” cá chỗ nào trúng chỗ đó, cá vào khoang không ngớt. Lúc ấy cá sóc nanh chưa được diện vào hàng xuất khẩu nên chỉ có giá 8 ngàn đồng/kg mà tôi đã kiếm được hơn 50 triệu đồng rồi. Bây giờ loài cá này có giá khoảng 75 ngàn đồng/kg, nếu tính lại thì tôi kiếm hơn nửa tỷ vụ đó rồi”, nói xong, cao thủ Bảy Liễu chưa hết tiếc nuối.

Người theo nghề “nghe” cá thuê chỉ gặp khó khăn khi biển động. Ngư dân ở đây gọi là mùa gió chướng. Tới mùa này, cá không có, họ phải ở nhà vì tàu thuyền không thể ra khơi. Nhưng khi “sóng yên bể lặng”, họ lại theo tàu đi, ít cũng kiếm được hơn 10 triệu đồng mỗi tháng. Theo ông Bảy Liễu cho biết, trước đây, người nghe cá của làng chài thuộc thị trấn Phước Hải chỉ có chừng 10 người. Nhưng đến nay chỉ còn ông và một người khác, nhưng người này cũng không còn mặn mà vì hải sản ngày càng hiếm, ngư trường ngày càng thu hẹp. Theo nghề gần 50 năm, Bảy Liễu không kể hết là đã ra khơi bao nhiêu lần. Chỉ biết, hễ nhắc đến “Bảy Liễu nghe cá” thì ai cũng biết đến ông như một bậc thầy cừ khôi vậy.

“Bây giờ ra biển ông còn nghe được cá nữa không?” Chúng tôi hỏi. “Tuy tuổi già nhưng tai tôi vẫn còn thính lắm. “Nghe” cá “nói chuyện” ngấm vào máu gần 50 năm nay rồi, có tới chết tôi vẫn nhớ từng loài kêu thế nào, số lượng bao nhiêu”, lão ngư Bảy Liễu bảo vậy.

Công cụ hiện đại cũng phải ngả mũ “chịu thua”

Cao thủ Bảy Liễu cho biết, nếu so sánh người “nghe” cá với máy nghe cá hiện đại thì người “nghe” vẫn đạt năng xuất cao hơn nhiều. Bởi máy nghe cá chỉ phát hiện cá với khả năng định ước số lượng, đồng thời không phân biệt được cá lớn, cá bé. Lưới dùng máy nghe cá thường có mắt nhỏ từ 7,5 – 8 cm, khi rút lưới lên mới biết được độ lớn của đàn cá. Còn người “nghe” cá phân biệt dưới nước là loài cá nào, to hay bé ra sao, số lượng nhiều hay ít rất chính xác. Hơn nữa họ lại dùng lưới mắt to, bắt cá theo chủ đích nên rất có lợi trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên biển để phát triển lâu dài.

Đăng Văn

quynhupbaoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 5 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 5 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 5 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top