Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
GĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.
Theo chia sẻ của ThS.BS Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm IVF Tâm Anh TP.HCM: "Chị Tr. (42 tuổi) là trường hợp có số lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm thất bại 'kỷ lục' nhất được tiếp nhận và điều trị tại IVF Tâm Anh. Chiến lược gom trứng tích lũy nhiều chu kỳ và sự hỗ trợ của công nghệ, kỹ thuật hiện đại, người bệnh đậu thai ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên tại trung tâm".
Vợ chồng chị Tr. kết hôn năm 2010. Sau hai năm không có thai, họ được chẩn đoán vô sinh không rõ nguyên nhân, quyết định điều trị IVF. Chu kỳ điều trị đầu tiên, chị được kích thích buồng trứng, thu được 10 noãn (trứng), thụ tinh ống nghiệm tạo được 6 phôi ngày 3, chuyển phôi 3 lần, mỗi lần hai phôi nhưng không đậu thai. Chu kỳ IVF thứ hai, vợ chồng chị cũng có được 4 phôi, chuyển phôi hai lần đều không có beta.
Từ năm 2015 đến 2020, chị Tr. điều trị tại 3 bệnh viện khác tại TP.HCM, được kích thích buồng trứng thêm 6 chu kỳ, chuyển phôi thêm 9 lần vẫn thất bại không rõ nguyên nhân.
Họ tạm hoãn hành trình điều trị trong hai năm ảnh hưởng của dịch Covid-19. Năm 2023, khi đến một bệnh viện hiếm muộn khác tại TP.HCM thì dự trữ buồng trứng của chị T.à gần như cạn kiệt. Để có con, họ chấp nhận xin trứng của người cháu họ để thụ tinh ống nghiệm, có được 4 phôi nhưng chuyển phôi 4 lần vẫn không đậu thai.
Gần như tất cả các bệnh viện, phòng khám hiếm muộn lớn nhỏ tại khu vực phía Nam vợ chồng chị Tr. đều tìm đến điều trị, nhưng chuyển phôi 18 lần vẫn thất bại, chị Tr. "không hiểu vì sao hành trình 'tìm con' của mình lại gian nan đến thế". Tháng 4/2024, vợ chồng chị tìm đến IVFTA TP.HCM với niềm mong mỏi có con để ẵm bồng, dù là xin trứng.

Theo bác sĩ Như, chuyển phôi thất bại không có nghĩa là mọi chuyện đã chấm hết và người bệnh không thể có con. Bác sĩ sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố: Bệnh sử, số lượng phôi, chất lượng phôi, đặc điểm của chu kỳ chuẩn bị niêm mạc trước đó… để lựa chọn kỹ thuật phù hợp, tối đa hóa tỷ lệ thành công cho mỗi lần chuyển phôi.
Bác sĩ Như cho biết chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị Tr. thấp, chỉ còn 0,83 ng/mL, siêu âm đếm số lượng nang noãn đầu chu kỳ kinh nguyệt chỉ ghi nhận mỗi bên buồng trứng có vài nang nhỏ.
"Còn noãn là còn hy vọng có con của chính mình", bác sĩ Như trấn an và nâng đỡ tinh thần cho chị Tr. Vợ chồng chị tin tưởng vào bác sĩ, quyết định kiên trì để có con bằng trứng tự thân.
Bác sĩ Như nhấn mạnh và cho biết chiến lược gom noãn tích lũy nhiều chu kỳ giúp người bệnh thu được tối đa số noãn còn lại. Thụ tinh và nuôi cấy trong môi trường labo ISO5 siêu sạch "như tử cung người mẹ" giúp tạo được nhiều phôi chất lượng tốt, tăng tỷ lệ thành công. "Tối ưu phác đồ ở từng giai đoạn là cách duy nhất giúp bệnh nhân có con", bác sĩ Như khẳng định.
Chị Tr. được kích thích buồng trứng phác đồ nhẹ để gom noãn. Bác sĩ Giang Huỳnh Như chọc hút được tối đa số noãn trưởng thành ở từng chu kỳ: 2 noãn ở chu kỳ đầu tiên, 6 noãn ở chu kỳ thứ hai, và 7 noãn tươi ở chu kỳ thứ 3. Noãn sau khi thụ tinh và nuôi cấy phôi trong hệ thống tủ nuôi cấy trang bị camera quan sát liên tục tích hợp trí tuệ nhân tạo AI, thu về 4 phôi ngày 5 và hai phôi ngày 6. Tất cả số phôi đều đạt độ lý tưởng về số lượng và chất lượng.
Có phôi tốt nghĩa là đã thành công một nửa, nửa còn lại phụ thuộc vào nội mạc tử cung. Hai vòi trứng chị Tr. ứ dịch nặng và viêm nội mạc tử cung, chất dịch rỉ xuống phần tử cung, gây độc cho phôi thai, ngăn cản phôi bám dính và làm tổ. Đây có thể là nguyên nhân gây ra thất bại chuyển phôi nhiều lần trước đó, cần điều trị dứt điểm để tăng tỷ lệ đậu thai.
Chị Tr. được phẫu thuật nội soi cắt hai vòi trứng, điều trị viêm nội mạc tử cung bằng thuốc, sau đó chuẩn bị niêm mạc tử cung đủ điều kiện. Cuối tháng 6, chị Tr. được chuyển một phôi tốt vào lòng tử cung, đây là lần chuyển phôi đầu tiên tại IVF Tâm Anh TP.HCM, cũng là lần chuyển phôi thứ 19 trong hành trình điều trị khắp các bệnh viện của chị. Chị đậu thai.
"Lần đầu tiên nghe tiếng tim thai đập rộn ràng, vợ chồng tôi không dám tin vào tai mình vì quá kỳ diệu", chị Tr. nhớ lại. Tháng 1/2025, chị Tr. sinh ở tuần thai 34, bé trai chào đời khỏe mạnh với cân nặng gần 2,2kg. Vợ chồng hạnh phúc, mãn nguyện vì có con sau 15 năm chờ đợi.
Bác sĩ Như cho biết trước đó các bác sĩ nơi đây cũng thường xuyên tiếp nhận và điều trị thành công cho những trường hợp vợ chồng lớn tuổi, thất bại chuyển phôi nhiều lần, tỷ lệ khoảng 65%. Đặc điểm chung của những trường hợp này là bệnh lý phức tạp, suy giảm dự trữ buồng trứng, tâm lý lo lắng, chán nản. Để tăng tỷ lệ thành công, người bệnh cần được thăm khám toàn diện và kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân.

Bé 10 tháng tuổi bất ngờ phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 3 ngày trướcGĐXH - Trẻ vô tình phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh khi đi khám với lý do chậm tăng cân, kém ăn, thở khó...

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ
Mẹ và bé - 1 tuần trướcBệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không khó điều trị, chỉ cần điều trị đúng, sớm kết hợp với chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, tiêu chảy dễ chuyển biến xấu, gây biến chứng nặng.

Thai phụ 40 tuổi bất ngờ phát hiện u nang buồng trứng xoắn từ dấu hiệu đáng sợ này trong lúc mang thai
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Đang mang thai lần 3 được hơn 20 tuần, thai phụ bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, đau hố chậu phải, có phản ứng thành bụng... do bị u nang buồng trứng xoắn.

Hút dịch màng phổi thai nhi từ trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều này
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Thai phụ có tiền sử đa u xơ tử cung đến bệnh viện khám, siêu âm được phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng phổi hai bên số lượng nhiều.

Bé 8 tuổi nhập viện gấp sau khi ăn kẹo chocolate dạng bơm tiêm
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Bé trai 8 tuổi ngậm hút kẹo chocolate thì bị sặc đầu ống bơm tiêm vào miệng. Rất may bé được đưa đến BV Nhi Đồng 1 soi gắp dị vật kịp thời.

Hai mẹ con ở Hà Nội nguy kịch chỉ một giờ sau bữa cơm trưa có tôm, cua
Mẹ và bé - 1 tháng trướcSau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ, chị N., 20 tuổi, đang mang thai 31 tuần, xuất hiện mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, được người nhà đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch.

Bé 3 tuổi bất ngờ nguy kịch vì bị hoại tử ruột, xoắn ruột từ dấu hiệu đau bụng, nôn ói
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị xoắn ruột, bé K có biểu hiện buồn nôn và bắt đầu nôn ói kèm theo đau bụng.

Bé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca mổ đẻ đón bé trai nặng 3.600g cất tiếng khóc chào đời từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Sau khi uống khoảng 150ml sữa bò, bé bị phản vệ nhẹ và được cấp cứu tại một bệnh viện. Gia đình ngưng sữa bò, cho bé thử sữa dê. Tuy nhiên, sau 2 tiếng bé nổi phát ban đỏ toàn thân, sưng phù, thở mệt, tức ngực, chảy nước mũi…

Bé 11 tháng tuổi bỏng nặng do kéo đổ nồi chè đang nấu
Mẹ và bé - 2 tháng trướcGĐXH - Do bất cẩn của người lớn, bé 11 tháng tuổi kéo đổ nồi chè đang nấu bằng nồi cơm điện gây bỏng mặt, cổ, ngực, bụng, chân, tay....

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
Mẹ và béGĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.