Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ký ức khó quên những ngày “lăn lộn” cùng COVID-19

Thứ hai, 11:00 15/02/2021 | Y tế

GiadinhNet - Mỗi khi việc điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tạm lắng, bác sĩ Đợi lại rút điện thoại ra để... “canh” vợ sinh con. Xác định không thể đồng hành cùng vợ trong khoảnh khắc con chào đời, bác sĩ Đợi nở nụ cười hiền hậu, tếu táo: “Không gặp được con lúc này thì gặp tròn tháng, hoặc cũng có thể là lúc con chập chững biết đi. Vì tôi tên Đợi mà...”.

Ký ức khó quên những ngày “lăn lộn” cùng COVID-19 - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng vẫy chào vợ sau hàng rào ba-rie. Ảnh: Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh

"Canh" vợ lâm bồn từ vùng dịch

Một chiều cuối năm 2020, khi những cơn gió mang theo hơi lạnh len lỏi đến từng ngõ ngách vùng đất mỏ, thì một người đàn ông đang chắt chiu từng phút, từng giây ngoài giờ làm việc của mình chăm sóc con gái bé nhỏ của mình. Người đàn ông ấy là bác sĩ Nguyễn Đức Đợi, công tác tại Bệnh viện Lao - Phổi Quảng Ninh.

Ngắm nhìn cô con gái nhỏ 7 tháng tuổi đang o e bắt chuyện trên giường, bác sĩ Đợi chẳng thể quên được khoảng thời gian anh vừa điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, vừa đón con chào đời qua… màn hình điện thoại.

Bác sĩ Đợi nhớ lại, đó là vào những ngày đầu tháng 3/2020, khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì anh được điều động từ Bệnh viện Lao - Phổi Quảng Ninh sang Bệnh viện dã chiến số 2 (TP Hạ Long) để chăm sóc, điều trị cho những người cách ly, bệnh nhân COVID-19. Khi số lượng bệnh nhân buộc phải điều trị tăng lên từng ngày thì thời gian vợ anh chuẩn bị sinh con cũng đang rút ngắn.

"Tôi không về hôm nay thì ngày mai, hoặc ngày kia. Không được gặp con ngày tròn tháng thì có thể lúc con chập chững biết đi. Tôi sẽ đợi vì tôi tên là… Đợi mà".

Bác sĩ Nguyễn Đức Đợi

Anh tâm sự: "Khi nhận lệnh phải trực chiến tại Bệnh viện dã chiến số 2 thì tôi biết, ngày về của mình đã không được định sẵn. Ngày 8/3, Bệnh viện dã chiến số 2 tiếp nhận 4 du khách quốc tế nhiễm SARS-CoV-2, rồi kế đến là bệnh nhân COVID-19 thứ 52 (ngày 13/3), 6 ngày sau (ngày 19/3), vợ tôi lâm bồn. Cho dù không tiếp nhận thêm bệnh nhân thì tôi cũng không thể trở về nhà ngay được bởi 4 ca bệnh là du khách quốc tế dù được chuyển về Hà Nội điều trị thì tôi vẫn phải cách ly 14 ngày".

Bác sĩ Đợi kể, được dự báo vợ khó sinh nên những ngày chuẩn bị lâm bồn, tâm trạng của một người bác sĩ chuẩn bị một lần nữa lên chức bố khiến anh không thể không bồn chồn, lo lắng. "Vì sinh mổ phải nằm điều trị nên 2 ngày sau khi sinh, tôi mới liên lạc được với vợ. Cảm xúc lần đầu lên chức bố, lồng ngực cứ quặn thắt lại…", anh bồi hồi nhớ lại.

Mặc dù đã chuẩn bị tư tưởng coi bệnh viện là nhà nhưng cứ mỗi lần nhận được thông báo tiếp nhận thêm bệnh nhân COVID-19, bác sĩ Đợi coi như thời gian trở về nhà lại bắt đầu từ "vạch xuất phát". Những lúc ấy, anh thường tếu táo: "Tôi không về hôm nay thì ngày mai, hoặc ngày kia. Không được gặp con ngày tròn tháng thì có thể lúc con chập chững biết đi. Tôi sẽ đợi vì tôi tên là… Đợi mà".

Những nỗi nhớ thắt lòng

Ký ức khó quên những ngày “lăn lộn” cùng COVID-19 - Ảnh 3.

Y bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 2 Quảng Ninh gửi thông điệp đến người dân.

Là người đồng hành cùng bác sĩ Đợi trực chiến trong tâm dịch COVID-19, bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh (kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 2 Quảng Ninh thời điểm ấy) thấu hiểu bác sĩ Đợi hơn ai hết. "Cứ mỗi khi công việc tạm lắng xuống thì như một thói quen, anh Đợi lại lấy điện thoại gọi cho vợ để được gặp con. Không có mặt trong giây phút con chào đời là sự thiệt thòi đối với bất kỳ ông bố nào", bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng kể.

Thế nhưng, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khi ấy và số lượng bệnh nhân nhập viện tăng lên từng ngày thì đội ngũ nhân viên y tế ở đâu cũng vậy. Họ đều xác định khi nào bệnh nhân cuối cùng ra viện thì ít nhất 14 ngày sau mới được về nhà.

Ngay khi dịch bệnh xuất hiện, bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng đã nhận lệnh sang chỉ huy Bệnh viện dã chiến số 2. Cũng từ thời điểm ấy (đầu tháng 3/2020), anh chỉ có thể gặp những người thân trong gia đình qua khoảng cách hàng rào ba-rie trong tâm thế gấp gáp, vội vã. Và trong mỗi cuộc gặp ngắn ngủi ấy, điều mà bác sĩ Hùng luôn nhận được từ người vợ là: "Anh cứ yên tâm, ở ngoài đã có em và các con lo, anh ạ!".

Chính bởi sự đồng cảm ấy, mà mỗi khi nhìn thấy đồng nghiệp lặng người vì nỗi mong mỏi ở nhà thì bác sĩ Hùng lại thầm hy vọng ngày bác sĩ Đợi sớm được trở về để chức mừng vợ và gặp mặt con lần đầu có thể sớm nhất là vào dịp con đầy tháng.

Với bác sĩ Trần Hải Ninh - Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng vậy. Mặc dù dịch COVID-19 cơ bản được khống chế nhưng nhớ lại những ngày tháng xa gia đình, xa 2 con để thực hiện nhiệm vụ, bác sĩ Ninh lại thấy rằng, sự bù đắp của mình sau mỗi giờ làm việc là không thể đủ đầy.

Bác sĩ Ninh kể: "Mỗi lần thấy mẹ ra cửa, con tôi luôn hỏi: "Mẹ lại đi ạ? Hôm nào mẹ về với chị em con?". Những câu hỏi ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến trái tim người mẹ như tôi quặn thắt". Những chuyến "công tác" đột xuất không hẹn chính xác ngày về của bác sĩ Ninh cũng dần trở nên quen thuộc với 2 con nhỏ.

Trăn trở, nhói lòng mỗi khi nhắc đến gia đình là thế nhưng mỗi khi trút bỏ bộ đồ bảo hộ trên người sau mỗi ca làm việc để nhận thông tin các con khoe thành tích học bài, hay những sự phấn khởi, vui mừng của người bệnh mỗi khi nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2, các bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch cũng không giấu được niềm hạnh phúc.

Không chỉ bác sĩ Đợi, bác sĩ Hùng mà bác sĩ Ninh cũng cho rằng, những nỗ lực sự hy sinh của họ không đáng kể gì so với việc cả nước cùng nỗ lực chung tay đánh bại COVID 19. Bởi số lượng y bác sĩ vì việc chung mà biền biệt xa gia đình là không thể đếm xuể. Và sau những cuộc chiến ấy, họ được tôi luyện tinh thần, tôi luyện sự nhạy bén... Từ sự tôi luyện đó, họ sẽ mặc định rằng, họ "auto" là một "chiến binh" mỗi khi có điều không mong muốn xảy đến với sức khoẻ nhân dân.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top